LÊ VĂN HIẾU
Quê Nhơn Khánh, An Nhơn( Bình Định ),
hiện đang ở Lâm Đồng.
Tác phẩm thơ đã xuất bản:
-
Tự tình ( 1989 )
-
Khi mặt trời chưa mọc ( 2002 )
-
Đêm đóm đóm ( thơ thiếu nhi -2008).
Xin giới thiệu bài thơ VIẾT TRONG NHỮNG NGÀY Ế ẨM
của anh và lời bình của nhà thơ Thanh Thảo
NGÀY Ế ẨM VẪN LÀM…THƠ
(Đọc bài thơ “ Viết trong
những ngày ế ẩm” của Lê Văn Hiếu)
Thơ thường sinh ra cắc
cớ: những lúc buồn, những khi uất, và cả trong những ngày ế văn ẩm nữa:
VIẾT TRONG NHỮNG
NGÀY Ế ẨM
Và thúng mủng theo em
Tôi mộng mơ lăn lóc
Dưới quang gánh buổi
chiều
Mộng mơ tôi đã khép.
Nằm trong đôi mủng
chật
Phía con và phía tôi
Phía ế ẩm giữa đời
Phía nhà buồn ngáp
vặt.
Rồi thêm những sớm mai
Mưa giăng lầy buổi chợ
Ngồi ngó nhau rầu rầu
Tiếng chào nghe mệt
lữ.
Tôi về bán thơ tôi,
Nhằm đỡ đần chút
đỉnh,
Ai biết còn ý trời
Thơ lại càng ế ẩm.
Cứ ngỡ thời Tú Xương mới
có cảnh vợ "quanh năm buôn bán ở mom sông/nuôi đủ năm con với một chồng”, nào
hay giờ vẫn còn cảnh nhà thơ chum nhum trong “mủng chật” để “đối trọng” với “phía
con”, phía ế ẩm và phía…ngáp vặt. Nhưng đời bao giờ chả là… đời, cứ còn muôn năm
nữa những ngày ế văn ẩm này, những cắc cớ này, khi nhà thơ không thể sống bằng
thơ mình đã làm bao nghề khác, hoặc không có việc làm thì…thất nghiệp đành
“thúng mủng theo em”mà “mộng mơ lăn lóc”. Bài thơ thật dễ thương nhưng không hề
dễ dãi. Nó vẫn gây được xúc động dù chuyện “cơm áo không đùa với khách thơ” đã
là chuyện xưa như trái đất. Gây được xúc động vì cái tình của bài thơ, cách
viết từng câu thơ quá thật, vừa đượm vị cổ lại đắng vị tân, vừa kể lại vừa như
không kể gì, cứ cho ống kính lạnh lùng quay thẳng vào cảnh đời của mình, của vợ
con mình, và “miễn bình luận’! Cho hay thời kinh tế thị trường hay thời nào thì
thơ vẫn là thơ, nghĩa là luôn ở thế bị thiệt, luôn ở phía “ ế ẩm giữa đời”, nhưng
vẫn luôn tồn tại. Cứ tưởng tượng, khi viết xong bài thơ này, tác giả thấy nhẹ
lòng biết bao, thơ đã chia sẻ với anh, đã thông cảm với anh, với vợ con anh, với
cả cảnh chợ mai mưa giăng lầy đất "Ngồi ngó nhau rầu rầu-Tiếng chào nghe mệt lữ”.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét