Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng
Quê quán:
Bình An, Hòa Bình, Vũ Thư, Thái Bình
Hiện ở tại quận
Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Hội viên Hội
Nhà văn Việt Nam, 1985.
Cùng một tác giả:
1. Khói đốt
đồng, tập truyện ngắn, NXB Kiên
Giang, 1981
2. Nước xanh biêng biếc, tập truyện ngắn, NXB Thanh Niên, 1986
3.Chuyện riêng của Cẩm Lình, truyện dài, NXB Kiên Giang, 1987
4.Trò
hề, tập truyện vui, NXB Kiên Giang, 1991
5. Nghiệt ngã
một cuộc tình, NXB Thanh
Niên, 1990
6. Ngõ tre rì
rào, truyện vừa, NXB Quân Đội
Nhân Dân, 1991
7. Tình yêu một
thuở, tập truyện ngắn, NXB Thanh
Niên, 1991
8. Người bị cáo
bên hồ Uyên Ương, NXB Thanh Niên,
1993, 1995
9. Cài hoa vào
quá khứ, tạp văn, NXB Trẻ, NXB
Thanh Niên, tái bản 12 lần vào các năm 1996, 1998, 2000
10. Trăm nỗi éo
le, truyện trắc nghiệm tâm lý,
NXB Phụ Nữ, 2 tập, bút danh Vương Thân, 1996, 1998
11. Khóc cười trước vành móng ngựa, tạp văn, NXB Trẻ, 1998
12. Ông “Hòa Bình”, truyện danh nhân,
NXB Kim Đồng, 2002
13. Cảnh ngứa mắt chốn đông người, tập
truyện trắc nghiệm tâm lý, NXB TP Hồ Chí Minh, 2006
14. Những mẫu chuyện sư phạm, NXB Giáo Dục in 2 lần vào các năm 2007, 2008
15. Vẽ lại chân dung cụ tổ, tập truyện
ngắn, NXB Văn học, 2008
16. Nước mắt một thời, tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, 2009
17. Hoàng hôn lạnh, tiểu thuyết, NXB Đại
học Công nghiệp TP HCM, 2011, tái bản 2012
18. Khán giả với nhà văn - đạo diễn phim tài liệu Minh Chuyên, NXB Văn học, 2011
19.
Chim Mặt Người, truyện dài, NXB Kim
Đồng, 2011, tái bản 2012
20. Đội nón cho cây, thơ
viết cho thiếu nhi, NXB Trẻ, 2004
21. Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc, kịch bản phim truyện, Xí nghiệp phim Tổng hợp sản xuất 1986.
22. Giai điệu xanh, kịch
bản phim truyện, Xí nghiệp phim Tổng hợp sản xuất 1987.
23. Mây chiều
bảng lảng, tiểu thuyết, NXB Hội Nhà
văn, tháng 7. 2013
Và hàng nghìn bài báo xuất
hiện cố định đều kỳ hàng tuần trong các chuyên mục Trao đổi, Tâm tình…trên
báo Kiến
thức Gia đình với bút danh Thương Việt, Thạch Thảo từ tháng
6.2005 đến tháng 6.2013… Bản nhạc phổ thơ “Em đi giữa biển vàng” được thiếu
nhi cả nước năm 2000 bình chọn là 1 trong 50 bài hát hay nhất dành cho thiếu
nhi thế kỷ 20.
NHẬP THẾ
Khi được một người bạn mách nước đặt giùm
cho cái bút danh “Thảo Am”, ông mừng lắm. Thảo Am là lều cỏ. Nhưng lều cỏ không
sang bằng Thảo Am. Đó là tên nôm mà nôm thì các cụ đã nói rồi, là “cha…”. Lều
Cỏ không nói lên cốt cách nho gia, khí phách của ông.
Thảo Am thuộc lọai nhà văn “tháp ngà”, nhưng
tháp ngà của thời hiện tại. Nghĩa là ông không phải loại người suốt ngày “đóng
cửa phòng văn hì hục viết”, rồi chìm đắm trong liễu Chương Đài, trăng Tầm
Dương, với Khuất Nguyên, Lý Bạch. Mà “tháp ngà” của ông lại là những nghị
quyết, những chủ trương… của cấp trên. Đến nay ở cơ quan của ông người ta vẫn
còn truyền miệng nhau câu nói “nổi tiếng” của ông: “Các đồng chí không cần phải
đi thực tế đâu xa. Cứ đọc và nghiền ngẫm kỹ nội dung tờ báo của Đảng bộ tỉnh
nhà là đủ. Đề tài là ở đó.”. Rồi ông dẫn giải thêm: Ví dụ tỉnh cần đưa đàn lợn
lên một vạn con, thì các đồng chí xoáy vào đấy mà sáng tác. Viết bút ký thì tả
thêm cảnh, nghĩ ra những khó khăn nông dân gặp phải và cách khắc phục của họ.
Viết truyện thì thêm nhân vật, thêm tình huống vào. Mà nhớ phải có nữ có nam,
có tình yêu trai gái thì mới hấp dẫn. Chị A bỏ anh B vì anh này nuôi lợn “vào
khiêng ra bế” (nghĩa là lúc lợn mới vào chuồng nặng 10 cân, lúc xuất chuồng chỉ
còn 7, 8)…vân vân…
Đấy đề tài đấy, cứ thế mà sáng tác!
Vì cứ đắm chìm trong “tháp ngà” kiểu như thế,
lại thêm cái tính cẩn thận, rụt rè nên cuộc sống của ông khá tẻ nhạt. Ông không
có người yêu, ngòai bà vợ kết hôn theo lối cổ truyền: lớn tuổi hơn ông và chỉ
biết mặt ông sau hôm cưới. Ông không dám ngồi chung một ghế với phụ nữ, dù đó
là ghế dài hoặc salông. Phòng ông luôn đóng kín cửa nhưng một khi co phụ nữ vào
ông lại mở toang. Không phải ông ghét phụ nữ hoặc không ham hố cái điều mà một
nửa nhân lọai (trừ ông) không thể làm ngơ. Nhưng ông sợ. Sợ dư luận. Sợ vi phạm
điều gì đó chính ông không nhận ra. Nghĩa là ông sợ đủ thứ. Có lẽ vì thế chuyện
tình ông viết, cảnh ái ân ông miêu tả cứ gượng gạo, nhạt nhẽo thế nào ấy. Người
đời không đọc văn ông có khi còn biết hơn.
Đó là chuyện 40 năm về trước.
Còn giờ đây, ông đã nghỉ hưu. Thỉnh thoảng ngồi
giờ lại những trang sách cũ, chẳng cần ai chỉ giáo ông cũng nhận ra văn ông như
thế là rất nhạt, là thiếu hơi thở cuộc sống.
Giờ đây, hơn lúc nào hết, ông thấy cần thiết
phải thay đổi các trang văn của ông. Không như một vài nhà văn khi gần đất xa
trời họ sám hối, họ nói trước đây viết theo lệnh người khác, bây giờ mới được
trở về chính họ, ông khó gì để sám hối nên không quan tâm đến điều đó. Có chăng
ông sám hối là ngày xưa, ông không muốn sống như mọi người, không nói tiếng nói
của số đông, không thở hơi thở của mọi người nên ông trở nên xa lạ ngay trong
khu nhà ông ở, con đường hàng ngày ông vẫn đi qua. Ông thấy ông cần phải nhập
cuộc, nhập thế. Nhưng nhập như thế nào được, khi mà lâu nay ông tròn trĩnh như
một viên bi? Ông cùng vợ vào Sài Gòn sống với người con gái ông, lấy chồng
trong đó…tuy biết rằng, ông không hợp với sinh họat của mảnh đất này.
Vào Sài Gòn đã lâu nhưng ông vẫn chưa dám đi
chơi tối. Phần vì mắt ông kém hơn trước, phần vì ông không thuộc đường phố chi
chít dọc ngang như ở đây. Thành ra phải cả đến năm sau ông mới ra khỏi nhà. Hôm
ấy ông đi viếng đám ma. Lúc đi ông chở vợ nhưng lúc về ông về một mình. Vợ ông
phải ở lại để bớt phần cô quạnh cho tang gia. Lúc về ông chọn con đường tắt để
đi, những tưởng sẽ ngắn hơn, nào ngờ lại gặp rắc rối. Quãng đường ấy vắng người
đi lại nhưng sao lại rất nhiều những cô gái thập thò, ẩn hiện sau những gốc
cây. Mà ai cũng phấn trát đầy mạt như sắp lên sân khấu biểu diễn. Họ làm gì thế
nhỉ? À, hình như họ là gái làm tiền. Phải tiếp cận xem sao! Có vào hang mới bắt
được cọp chứ. Muốn có được những tác phẩm để đời như “Làm đĩ”, “Số đỏ”, hẳn
không thể lướt qua những chỗ như thế này!
Đang loay hoay chưa biết “nhập cuộc” ra sao thì
ông giật mình vì có người vừa nhảy lên yên xe của ông. Ông ngoái lại. Ôi một cô
gái. Cô gái lúc đầu còn ôm chặt ngang lưng ông, sau thì đưa hẳn tay nắm chặt
lấy bộ hạ của ông trong lúc miệng thúcgiục rối rít:
“Đi không anh? Đi đi!”. Thì ông chẳng đang “đi”
là gì ! Phải đến khi cô gái ấy rằng “đi” , rằng “dù” là thế nào ông mới ngộ ra
và thẳng thừng tù chối một phần vì sợ, phần nữa vì không có tiền. Biết có năn
nỉ nữa cũng không có hiệu quả nên cô gái đành nhảy xuống nhưng cũng còn kịp rút
từ túi quần của ông chiếc ví . Rút xong cô ta chạy ra xa, đứng dưới bóng đèn
dường, mở ví kiểm tra. Mấy đứa choai choai tưởng vớ được món xộp từ đâu ùa tới
định chia phần. Ông chỉ còn cách mếu máo van xin: Làm gì còn tiền! Có trăm ngàn
bạc thì phúng đám ma mất rồi. Cho tôi xin lại cái ví đi. Mất giấy tờ thì khổ
tôi lắm.
Đám choai chả biết vì thương ông hay vì thấy
không kiếm được gì ở ông bèn ném cái ví đánh vèo xuống dưới chân ông, kèm theo
câu chửi đổng: “Mẹ kiếp, trông tướng bậu sang trọng tưởng lắm tiền”.
Ông gọi cuộc bị gái điếm bóp “bộ hạ” rồi móc ví
tiền là “cuộc nhập thế số 1”. Còn cuộc nhập thế 2, thì phải vài năm sau, nhưng
là chuyện của ngày hôm nay.
Trưa hôm ấy, đang lúc trời nắng to, ông về nhà
vì có người ở xa gửi cho mấy trái xoài nhờ ông đem về cho vợ con. Mọi ngày vào
giờ này, ông thường ở lại cơ quan. Lúc đi ngang chỗ nhà chờ xe buýt gần lăng Lê
Văn Duyệt ở đường Đinh Tiên Hòang, ông nhìn xéo sang thì thấy có một người phụ
nữ khoảng hơn 30 tuổi, tuy da hơn đen nhưng dáng vẻ còn mặn mòi lắm, đang đứng
chờ ở đó. Đúng lúc đó không hiểu vì lý do gì quai giỏ xách lại bị đứt làm rớt
xuống đường mấy trái xoài. Người phụ nữ đen dòn ấy lập tức chạy ra giúp ông
lượm lên. Xong xuôi, ông nói lời cảm ơn. Hình như người phụ nữ này chỉ chờ có
thế để năn nỉ ông: “Anh về đâu?” (ái chà, gần 70 rồi mà vẫn còn người gọi bằng
anh).
- Tôi về nhà ở quận 12.
- Có đi qua bến xe Miền Đông không anh?
- Không qua! Nhưng cũng giúp cô được một nửa
quãng đường!
- Vậy thì tốt quá!.
Cô gái lên xe của ông, áp bộ ngực không lấy gì
làm nhỏ lên lưng ông. Đã lâu ông mới có được cảm giác bồi hồi, rừng rực ấy. Cái
lần đứa con gái làm điếm bất thình lình nhảy lên ôm eo ông, ông cũng không có
được cảm giác này. Tấm thân gần 70 năm của ông rạo rực như có luồng điện chạy
qua. Chuyến này về nhà mà viết về nhục dục chắc văn ông không bị khô cạn như
hồi ông mô tả đứa con ở bị ông chủ xoa mông nữa đâu. Ông tủm tỉm cười. Ông vui
nên đến chỗ rẽ lúc nào không hay. Ông cho cô gái xuống đường. Bỗng ông thấy cô
nhăn mặt kêu đói. Đến lúc này ông mới kịp hỏi cô gái ở đâu đến và vì sao bị đói
như thế. Cô cho biết tên là Hương, quê ở Quảng Trạch (Quảng Bình) vào Sài Gòn
là để sau đó lên Sông Bé (cô gái này vẫn gọi Bình Dương là Sông Bé, chứng tỏ ít
tiếp xúc với xã hội, ông nghĩ). Cô lên đó là để đòi món nợ mấy chỉ vàng mà
người bà con ở đấy còn thiếu nợ của mẹ cô ngày trước. Còn chuyện cô bị đói từ
mấy hôm nay là do không có tiền mua cơm. Ông thấy thương cô quá, hai con mắt cứ
cay xè.
Ông tấp xe vào cái quán bên đường gọi một tô
phở. Ông không ăn vì lát nữa còn về ăn với vợ. Người nhà hàng hỏi cô muốn ăn
phở tái hay phở chín, cô cứ đớ mặt ra, vì chẳng hiểu “tái” với “chín” có nghĩa
là gì. Cử chỉ ấy càng làm ông thấy thương hơn và càng cảm thấy cuộc nhập cuộc
của mình không hoàn toàn vô ích. Ăn xong, ông về, không quên đưa cho Hương mấy
ngàn để uống nước.
Hai giờ chiều vẫn theo con đường cũ, ông trở về
cơ quan. Đi qua chỗ ngã ba buổi sáng, ông có ý nhìn xem Hương còn đây không thì
thấy Hương từ trong quán chạy ra, mệt mỏi nói:
- Em vừa dùng số tiền anh cho lúc nãy để điện về
Sông Bé. Bà ấy bảo em cứ chờ ở quầy bán vé bến xe, đúng 6 giờ chiều, con trai
bà đi làm về sẽ đem xe đến đón. Vậy bây giờ tính sao hả anh?
- Sao là sao?
- Em không còn tiền đi xe ôm đến bến xe nữa! Hay
là đã thương thì thương cho trót, anh chở em đến đó.
Ông không thể từ chối. Hương lại lên xe ngồi sau
lưng ông. Bộ ngực đồ sộ ngọ nguậy sau lưng lại làm ông rạo rực. Đi được một
quãng bỗng Hương hỏi: “Có chỗ nào tắm được rồi sau đó ngã lưng được vài tiếng
đồng hồ, anh cho em đến đó đi”. Nghĩ đến cơ thể con gái đàn bà mà ba bốn hôm
không tắm thì thật là một cực hình, ông đưa cô đến khu nhà trọ cho thuê theo
giờ mà có lần đi ngang qua ông thấy nhan nhản những tấm biển mời chào, ở xung
quanh bến xe.
Ông thuê cho Hương một phòng với cái giá 40 ngàn
đồng một giờ. Người quản gia đòi giấy chứng minh nhân dân. Hương nói không có
làm ông phải bỏ giấy của ông ra. Đó cũng là lý do vì sao ông không thể để Hương
ở lại để đi ngay được. Nhận từ người quản gia, chiếc chìa khóa kèm theo cái rơ
mốt máy lạnh và ti vi, Hương nói với ông:
- Anh lên phòng chờ em tắm xong, chúng mình ngồi
nói chuyện với nhau một lúc.
Lúc đầu ông đã định từ chối, sau thấy ngồi ở
dưới phòng chờ này thật bất tiện xưa nay chẳng ai làm thế bao giờ, với lại ông
cũng đang muốn nhập cuộc mà, ông lại vui vẻ củng Hương lên phòng.
Vào phòng, trong khi ông mặc nguyên bộ quần áo
nghiêm trang ngồi xuống cái ghế kê sát giường ngủ thì Hương sau khi âu yếm vuốt
đầu ông coi ông như một đứa trẻ, đã mở túi du lịch lấy ra bộ quần áo mới rồi
kiễng chân chạy vào toa lét giội nước ào ào. Lát sau Hương ra. Ông giật mình
khi thấy lúc này không phải là cô Hương đen đúa mệt mỏi nữa mà là một cô gái
hồng hào căng tràn sức sống, trong bộ đồ mỏng khêu gợi. Hương nằm vật xuống
giường trong khi ông vẫn ngồi như đóng đinh trên chiếc ghế bên cạnh. “Nói điều
gì cầu cạnh trong lúc người ta đang cần đến mình đều bị cho là gạ gẫm, là việc
không nên”, ông nghĩ thế, nên vẫn giữ tư thế ngồi im như đang thiền. Bỗng từ
phía sau cô xoay người rồi ôm chặt lấy lưng ông, hổn hển:
- Anh! Em là gái quê. Từ khi lớn lên đến giờ chỉ
suốt ngày ở ngoài đồng, tối về với bố mẹ. Xóm em ở nhỏ lắm, chỉ cần một người
lạ buớc vào nhà là cả xóm biết ngay. Vì thế đến nay ngòai 30 tuổi rồi mà em có
biết hơi thở, mùi vị đàn ông là gì đâu. May mà lần này ông trời xui bày làm sao
em được gặp anh. Đừng khinh em!
Ông đẩy Hương ra rồi đứng vụt lên. Ông không thể
phản bội vợ ông, phản bội những gì đã thành nếp trong ông từ bé. Hương sợ hãi
lồm cồm bò dậy. Rồi cô khóc, khóc nức nở. Nước mắt ướt đẫm cả lưng áo ông khi
cô gục đầu vào đấy.
Hai người ra khỏi phòng. Ông móc hết tiền trong
túi đưa cho cô được 515 ngàn đồng để cô làm lộ phí đi tiếp. Ông còn nói với
Hương, sáng mai, khoảng 9 giờ, nếu xong việc ở Sông Bé, cô lại đến bến xe này,
ông sẽ đưa ra ga Hòa Hưng để cô lên tàu về Bắc. Ông còn đưa cho cô tấm
cạc-vi-dit nói là đề phòng khi hai người không tìm được nhau.
Đúng hẹn, sáng hôm sau ông đến bến xe miền Đông
thì đã thấy Hương đứng chờ sẵn ở đó. Mới nhìn ông thóang nhận ra vẻ khác thường
trên khuôn mặt vốn hiền từ của cô nhưng ông không tiện hỏi. Đi được một quãng
bỗng cô nói như ra lệnh:
- Ra ga anh phải mua vé cho em về Bắc đấy!
Ông ngỡ ngàng nhưng cũng nhận ra sự thật nên
đành thú nhận:
- Cô biết đấy, tôi làm gì còn tiền. Hôm qua có
bao nhiêu tôi cho hết cô cả rồi.
- Không có tiền thì đi vay! Sáng nay không nghe
lời ông dụ dỗ, chờ đến chiều cho người nhà chở từ Sông Bé ra ga thì tôi đâu bị
giật túi xách, mất hết cả tiền ông cho lẫn vàng người ta trả nợ như thế này.
Tôi bắt đền ông!
- A, cô này hỗn nhỉ? Định làm tiền tôi phải
không? Được rồi để tôi đưa cô vào đồn công an xem ai đúng ai sai!
Ông xuống xe, hù dọa. Cô gái mặt câng câng thách
thức:
- Thì ông cứ việc! Đến đâu tôi cũng chả sợ. Tôi
chỉ cần nói thế này, thử hỏi người ta tin ông hay tin tôi. Tôi bảo chiều qua,
ông dẫn tôi thuê phòng ngủ với tôi nhưng chưa trả tiền. Ông nên nhớ nhà trọ
người ta còn ghi tên ông và số giấy chứng minh vào sổ đó nghe!
Mấy người hiếu kỳ tò mò đứng xúm lại bên ông và
cô gái. Ông sợ quá. Ông vốn hay sợ mà! Thôi đưa quách tiền cho nó xong đi.
Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Nhưng chết nỗi lúc này túi ông không có tiền. Thế
là ông chỉ biết dắt xe vào tiệm cầm đồ gần đó “cắm” chiếc điện thọai di động
lấy 1 triệu đồng, đưa cho Hương:
- Cầm lấy, cút đi, quân lừa đảo! Vĩnh biệt!
***
Nhưng nào có vĩnh biệt được.
Sáng hôm sau ông đến cơ quan trong tâm trạng
chưa hết bàng hoàng . Không ngờ ông lại phải gặp lại Hương khi cô đang chờ sẵn
ông ở cổng. Ông định trốn mặt thì bị Hương nhìn thấy, chạy lại đón đầu. Sững sờ
một lát rồi Hương nói gần như khóc:
- Em đến để trả anh số tiền anh cho. Em không
cần đến nữa. Chiều qua lúc em ra đến ga thì người nhà từ Sông Bé chạy đến báo
tin cái túi du lịch bị cướp giật dọc đường ấy, công an vừa tìm thấy. Chiểu theo
giấy tờ trong đó họ trả lại cho người nhà của em. Rất may tiền anh cho hôm
trước vẫn còn nguyên vẹn, đủ cho em đi về. Cả mấy chỉ vàng người ta trả cho mẹ
em cũng vẫn còn nguyên.
Ông nhất định không chịu nhận lại số tiền Hương
đưa lại. Những tưởng sau đó lòng ông yên . Nhưng không, ông không thể nào yên
được khi ông chưa xác định được cô gái tên Hương kia là người thế nào? Là quân
lưu manh hay người tử tế? Màn kịch kia do cô dựng nên hay sự thực là như thế.
Ôi nhập thế, nhập cuộc. Cứ tưởng “nhập” là “vào” mà nào nó có vào cho đâu. Thật
chẳng đơn giản chút nào. Phải làm gì nữa nhỉ?
Nguyễn Khoa Đăng (TP.
HCM)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét