Ẩn sau đôi kính trắng là cái nhìn trong veo chân tình như tự lòng mình sẻ chia những cảm xúc thực tại đã bắt gặp từ con sông Côn hiền hòa đổ về quê nhà, nơi có cầu Phụ Ngọc bắc ngang. Cảnh sắc là màu xanh bất tận trải dài lên những luống ngô đang xây hạt, ruộng lúa uốn câu, là cảnh chiều yên bình khi những đàn cò trắng đáp xuống ruộng cạn, ruộng sâu bới tìm con cua cái tép, là cảnh hạt nắng hồn nhiên sưởi ấm cho hoa thêm sắc, cho quả thêm hương,… Để rồi bất chợt những tứ thơ ùa về mộc mạc làm sao: “Quê hương anh chạy vòng quanh gốc rạ/ Bầy trẻ thơ đôi mắt uống đầy trăng...” và hạnh phúc có được với anh khi “Mai em về, quê anh bừng nắng mới/ Đêm trăng hè ngập gió mát trong xanh” …”/(Tiếng cười chật bến sông quê). Cảm ơn đời, cảm ơn người cho anh cuộc sống vô cùng thi vị nhưng không đơn giản, dấu ấn khó phai mờ, còn dòng thời gian ngỡ đang hiện hữu khó mà níu lại:
“Xuân đất trời theo mùa chuyển dịch
Sáu mươi năm chớp mắt một vòng quay
Xuân Quý Tỵ rớt vào năm tuổi
Cháy hết mình, họa phúc nhẹ như mây”
(Cháy hết mình)
Thì ra “Cháy hết mình, họa phúc nhẹ như mây” phải chăng đây là một quan niệm sống. Cái phúc họa đời người cứ đến và đi nào đâu là phúc, biết đâu là họa, khi anh biết sống cả một thời thanh xuân “Cháy hết mình” thì giờ đây họa phúc nhẹ như mây!... Rồi những ám ảnh có phải “cái họa” ngày nào đến với đồng đội cứ Thao thức vụt qua:
“Chiều mưa lạnh anh nhớ về Côn Đảo
Nơi em nằm thao thức dưới mộ sâu
Nghe gió hát lời thì thầm của biển
Huyền thoại em- sóng dội vọng hồn người”
Những Thao thức của tác giả hay là thao thức của người nằm dưới mộ sâu kia rợn ngợp hiện về trong ức với Khúc Bi Tráng Ca hùng hồn như lời tuyên ngôn vạch tội, mà anh chính là chứng nhân những năm tháng nơi đây giữa lúc “Em đi qua đời anh/ đong đầy nỗi đau và nước mắt/ Nước mắt không còn/ nhưng nỗi đau vẫn âm ỉ cháy/ đôi khi bùng lên dữ dội.” Một khi sự thách thức giữa cái sống và cái chết, giữa tự do và nô lệ không cân đo vẫn diễn ra cả ngày đêm đối với người tù đã trở thành nỗi ám ảnh không nguôi lần đầu tiên chạm vào cái chết và đâu thể mua cái sống trên bã vinh hoa luồn cúi ô nhục, anh quyết sống và nhận ra “Cái chết trở nên nhẹ nhàng/ Anh đã hóa thân” Dẫu:
“Nỗi đau chồng lên nỗi đau
Khi đời anh bị gông cùm trong ngục tối
Nhà tù đi qua như những thước phim dữ dội
Nơi cái ác phơi bày trần trụi dã man
Những trận đòn thù, trút xuống đời anh như giông bão
Thân xác tả tơi, tím tái đất buồn
Điện tra vào người tim anh buốt cháy
Lịm trong biệt phòng không thấy trời xanh
Trong đấu tranh có những đòn cân não
Khép - Mở cuộc đời khoảng cách rất mong manh
Một phút xao lòng nhiều mảnh đời gục ngã
Khi phần “con” bùng lên
Chiếm chỗ hết phần “người”
Nhưng người cách mạng kiên định nhận ra rằng “Khi một dân tộc gồng mình đòi tự do/ Nhà tù biến thành trại tập trung” Và hình ảnh “Người nữ tù biệt động gan đồng dạ sắt/ Rắn chui vào người, đinh đóng vào xương/ Vẫn bền bĩ kiên trung/ giả điên chờ ngày vượt ngục/ Người tù nội thành/ chín lần cưa chân, chín lần đứng dậy/ Ý chí tuyệt vời – tích tụ bốn nghìn năm”. Với chỉ một Khúc bi tráng ca/ thấm đẫm “máu” và “nước mắt” phản ánh “Côn Đảo như hòn ngọc tuyệt mĩ/ Biến thành nhà tù khổng lồ/ Hàng vạn tù nhân/ giam cầm trong địa ngục/ Hàng vạn linh hồn/ phiêu dạt khắp đảo xanh” đã đủ làm nên diện mạo hồn thơ Hoàng Trọng Quý, khí tiết người cách mạng kiên cường trước những năm bảy lăm của thế kỉ hai mươi.
Và còn nữa những xúc cảm cứ ùa về: “Ngày mai anh vẫn tiếp tục viết về em/ những điều mà anh ray rứt / Hoàng hôn buông/ Bóng người mờ khuất / Anh quay về trong tâm thức của người say”( Xa xót- Một ngày vui). Vâng, cảm ơn anh trong tâm thức người “say” nhân văn, “say” hướng thiện dẫu biết trong ngày họp mặt đông vui vẫn là cái phúc, anh bồi hội tưởng nhớ những ngày vào sinh ra tử ở chốn lao tù “Sự ra đi của em đã trở thành huyền thoại” bởi em vẫn là “ một đồng đội cũ hi sinh” của anh, thế nhưng với những con người xem quá khứ là những chuyện đã qua chỉ thực tại “Với họ, cơm áo là chuyện của muôn đời/ Tử sinh là do trời đất”. Nói như vậy đã khẳng định quan niệm sống giữa cái phúc và cái họa chưa, tận hưởng hạnh phúc của ngày hôm nay chúng ta không thể không tri ân những đồng đội các anh đã dám đương đầu với cái chết từ nơi Côn Đảo xa xôi kia để đem đến cái phúc chung cho dân tộc cho đất nước. Chiều trăm năm của Hoàng Trọng Quý có lẽ đã gói gọn trong chủ đề này./.
Chúc mừng anh HTQ đã ra mắt "đứa con" đầu lòng CHIỀU TRĂM NĂM...
Trả lờiXóaCảm ơn chị Nguyễn Thị Phụng về bài viết thắm tình anh em vn quê nhà!
_Chúc chị gia đình Phụng,cùng anh chị HTQ Giáng sinh&Năm mới sức khỏe, hạnh phúc và an lành!
Cảm ơn lời chúc mừng của Nguyễn Ngọc Thơ. Năm mới sắp đến chúc bạn và gia đình gặp nhiều niềm vui, hạnh phúc!
XóaChúc mừng anh Hoàng trọng Quý đã ra mắt CHIỀU TRĂM NĂM
Trả lờiXóaCám ơn Nguyễn thị Phụng về bài viết rất sâu sắc,&chân tình
Chúc toàn gia anh HTQ & gia đình chị NTP sang năm mới 2014 vui tươi ,hạnh phúc & có nhiều sáng tác mới!
Lâu quá mới gặp lại người đẹp Kim Loan với những lời chúc rất chân tình.. Năm mới cầu mong KL và gia đình tràn đầy hạnh phúc!
XóaNhớ phải tặng cho TKL một quyển đó nhe...
Trả lờiXóaCảm ơn các anh chị đã sẻ chia những cảm xúc chân tình của NTP với tập thơ Chiều trăm năm của anh Hoàng Trọng Quý.
Trả lờiXóaChúc tất cả năm mới sức khỏe hạnh phúc.
Tình thân!
Chúc mừng anh Hoàng Trọng Quý với CHIỀU TRĂM NĂM rất thành công trong buổi ra mắt của tập thơ. Cảm ơn Nguyễn Thị Phụng với dòng kí sự thật ấn tượng. Chúc tất cả chúng ta một năm mới an bình và hạnh phúc.
Trả lờiXóa