Cha không đi qua nỗi đau của
mẹ
Nên không biết
Có những ngày mẹ cất biển vào
trong
Có ngọn sóng nào hơn ngọn
sóng lòng
Đập vào vách tim trào tung
nước mắt
Cha cắn môi thặt chặt
Ôm chiếc ba lô ngấm mặn
Nhìn mẹ
Không nỡ nói từ biệt
Biển gọi mải miết
Cha đi!
Thời con gái nhu mì
Mẹ dành cả cho cha
Ngôi nhà vắng đàn ông, đóa
san hô khát vọng màu huyết từ lòng đại dương sâu thẳm
Cha đem về tặng mẹ thay cho
điểm tựa đêm dài
Tóc mẹ dần phai
Đón vào mình cơn gió về đắng
chát.
Nàng tiên cá vì tình yêu đổi
đôi chân bằng tiếng hát
Mẹ đổi cuộc đời cho cha mỗi
chuyến xa khơi
“ Tổ quốc mình nằm bên biển
em ơi!”
***
Con học lịch sử
Hỏi thầy về chấm xanh nhỏ xíu
trên bản đồ nước Việt
Người lính hải quân năm xưa,
trên bục giảng giọng run như bật khóc
“Trường Sa, Hoàng Sa
Nơi đó là Tổ quốc ta
Nơi bạn thầy đã ngã
Những chàng trai vừa qua tuổi đôi mươi”
Con hiểu ý nghĩa nụ cười
Trên môi mẹ
Mỗi lần tiễn cha đi
Với biển
***
Cha không đi qua nỗi đau của mẹ nên không biết
Cả một thời tuổi trẻ
Mẹ giấu sóng trong lòng
Dấu nhớ mong
Vào nếp nhăn mỗi ngày dày thêm trên gương mặt mẹ
Mấy mùa quê mình giông bão cha không về
Mẹ chống nhà bằng niềm tin của những ngày chờ đợi
Nỗi buồn vời vợi mẹ xếp gọn đầu giường
***
Một hôm mây trắng lạ thường
Tổ quốc từ phía đông dậy sóng
Nước mắt mẹ rơi nóng bỏng
Chiếc ba lô cháy bùng lên,
đóa san hô màu huyết, cha cười từ phía mặt trời lên.
Sóng hát thầm thì
Rạng san hô xa thẳm
Nơi cha nằm
Biển vỗ sóng bình yên
Nguyễn Thị Việt Hà (Cà Mau)
Những giọt máu mẹ đã rơi để có tiền đóng học phí cho ba chị em. Nhà nghèo nên những lần đi cắt rau lợn gần cánh đồng ngô chị Việt Hà “cả gan” hái trộm vì quá thèm. “Khi mẹ biết, mẹ rất giận và bắt chị đi xin lỗi rồi gửi tiền cho chủ. Chủ không giận, không nhận lấy tiền lại cho mẹ chị thêm vài trái bắp. Mẹ chị không nhận mà còn đòi mua thêm bắp mới. Đến giờ tôi còn nhớ mãi bài học ấy”- chị Việt Hà kể lại.
Trả lờiXóaHãy tin vào cuộc sống
Cuộc đời của bất kỳ ai cũng có nhiều thử thách nhưng đồng thời cũng có rất nhiều cơ hội để mình lựa chọn. Mình đang đi trên con đường có nhiều lối rẽ, có lối rãi hoa hồng, có lối rắc đầy gai. Nếu kém may mắn đi trên con đường gai nhọn, đá sắc thì điều ấy cũng chẳng có gì ghê gớm đến mức tuyệt vọng. Bởi khi đi trên con đường chông gai, vất vả ấy mình sẽ nhận ra chân giá trị cuộc sống nên hãy quý trọng niềm vui, hạnh phúc ấy. Cuộc sống như người nông dân gieo hạt, cần mẫn trông chờ hạt nẩy mầm rồi hy vọng một ngày thu hái trái ngọt. Và tôi luôn tin rằng nếu một cánh cửa này khép lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra.
Năm 1996, chị Việt Hà đậu 3 trường đại học. Không đủ tiền đóng học phí, chị phải lặn lội từ Madagui về tận Cái Đôi Vàm, tỉnh Cà Mau xin vào công nhân cho Công ty Cadovimex để thực hiện ước mơ học khoa Luật, Trường ĐH Tổng hợp TPHCM (nay là Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM). Thế nhưng, cơ duyên lại đưa đưa chị đến học Trường CĐ Sư phạm với số điểm cao nhất và nhận học bổng của Bộ GD-ĐT trợ cấp đến khi ra trường.
Bấm vào đây để xem tự sự của tác giả đoạt giải khuyến khích
Bên cạnh đó, chị còn đứng đầu bảng trong cuộc thi “Tài năng sự phạm” dành cho giáo sinh. Buổi sáng đi học, buổi chiều chị làm phục vụ một nhà hàng gần trường để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Tối đến, chị viết báo, viết văn, làm thơ để kiếm thêm nhuận bút gửi cho mẹ lo 2 em học hành. Rời trường với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, chị xin về dạy tại thị trấn Cái Đôi. Năm 2001, chị là giáo viên giỏi cấp tỉnh và đến năm 2004, chị là hiệu trưởng trẻ nhất tỉnh Cà Mau.
Tình yêu vô bờ
Sau khi ra trường có được công việc ổn định, chị Việt Hà đón em và mẹ vào Nam sinh sống để bù đắp những tháng ngày mẹ đã cơ cực. Thế nhưng, người mẹ hiền lành, giàu lòng hi sinh ấy chưa được sống hạnh phúc bên con đã đi xa mãi mãi vì căn bệnh ung thư thận giai đoạn cuối. Mẹ mất, đối với 3 chị em chị là một nỗi đau không nguôi. Cả 3 chị em đều không thể quên được hình ảnh về người mẹ chịu thương, chịu khó, suốt đời vì con.
Chính sự trân trọng những khoảnh khắc tốt đẹp về mẹ đã tạo nên cảm xúc để chị viết “Những cây xương rồng của mẹ”. Chị Hà chia sẻ: “Tác phẩm này, tôi viết trong nỗi nhớ, trong niềm xúc cảm thiêng liêng thốt ra thành con chữ. Viết như những lời thầm thì kể những câu chuyện bất tận về mẹ. Một người mẹ sẵn sàng hứng chịu mọi đớn đau, mất mát để con mình lớn lên đàng hoàng tử tế…”.
Ngày mẹ mất, chị như người mẹ thứ hai lặn lội thân cò, tảo tần làm đủ mọi việc, kiếm tiền nuôi 2 em đi học như ước nguyện của mẹ. Nghĩ lại những tháng ngày chị hai vất vả lo cho các em ăn học, anh Trung - em út của chị Việt Hà kể: “Hồi đó, tôi không chịu nổi cái nghèo, tôi bỏ học đi làm, rồi theo bạn nhậu nhẹt, đánh bài, cãi lời chị. Để thuyết phục tôi đi học lại, chị đã đập gãy chiếc vòng mã não, lấy mảnh vỡ rạch vào tay mình đến chảy máu và nói “Nếu em không nghe, chị chết tại đây”.
Nói về chị của mình, cô em út của chị Việt Hà chia sẻ: “Chị Hà vẫn bán kem, bán sinh tố, chuối nướng, cắt cỏ mướn dù lúc ấy chị đã làm hiệu trưởng. Không chỉ là một người chị yêu thương và hết mực lo lắng cho các em, chị Hà còn là một cô giáo sống trọn niềm đam mê với nghề. Trong mỗi bài giảng, chị đều lồng ghép những câu chuyện từ cuộc sống”. “Điều đó hẳn sẽ làm mẹ tôi tự hào khi những đứa con côi cút sống đầy nghị lực. Những người con sẽ trở thành những nhà giáo chân chính và sống tử tế như điều mẹ mong muốn”- chị Việt Hà cho hay.