Nhà thơ Yến Lan
Tìm hiểu về thơ Yến Lan, ngoài tình yêu thương dạt dào dành cho quê hương đất nước, thiên nhiên ; cho đến tình Xuân ,
tình hoa lá… chúng ta còn bắt gặp một số tác phẩm xuất sắc của ông thắm đượm tình bằng hữu sâu sắc, chí
thành. Vì vậy, đọc thơ Yến Lan, nếu chẳng đề cập tới tấm chân tình tha thiết ấy thì thật là thiếu sót !
Thuở còn trẻ, Yến Lan đã có những người bạn thơ tâm huyết, chân thật, quý mến, tôn trọng nhau như anh em. Trước tiên, là với Chế Lan Viên, vì “… hai chúng tôi lớn lên giữa thành Bình Định, dắt dìu nhau đi những bước đầu trong văn học…” (Chế Lan Viên – Thơ Yến Lan
– NXB Văn học 1987), sau với Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bích Khê, Đông Hồ… Tháng 4-1982, được thư Chế Lan Viên báo tin đã mua được nhà ở Sài Gòn, Yến Lan viết ngay bài tứ tuyệt gởi tặng bạn :
“Tuổi sáu mươi hai có cửa nhà
Có vườn nắng gió, ngõ sương hoa
Theo
thơ, đời mãi làm thân
khách
Làm chủ, giờ thêm bạn với thơ…”.
Tình bạn giữa Yến Lan với Chế Lan Viên sâu đậm,
thắm thiết hơn với Quách Tấn,
Hàn Mặc Tử… bởi lẽ họ có nhiều dịp sống gần nhau hơn, kịp thời chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của nhau hơn… Ngày được tin Chế Lan Viên mất, không kịp vào để tiễn bạn lần cuối, Yến Lan đã khóc: “Thế
là mình không tiễn được bạn ra đi nữa rồi!” (Lý do: chuyến vào TP của Hội VHNT
Bình Định phút chót không thực hiện được!).
Tình của Yến Lan đối với bạn hữu có vẻ
lặng lẽ, sâu kín ; có cả niềm cô đơn trong nỗi thương nhớ khó khuây ấy:
“Sang canh, bìm bịp kêu đầu lán
Đất mới, nhà đơn, lạ láng
giềng
Nhớ bạn, nửa đêm ra tựa liếp
Khuyết cong mày bạc ngấn
trăng in”
(Nhớ
bạn)
Tôi tự hỏi : Đã có ai nhớ bạn, mà đã
từng “nửa đêm ra tựa liếp” hay chưa? Yến Lan cũng đã có bài “Tìm bạn cũ” , với
hoàn cảnh và tâm trạng thật đặc biệt:
“Chợ cách đò giang, xóm cách
đèo
Phải đây nhà bạn đứng cheo
leo
Muốn vào, sợ đúng nơi tìm
đến…
Vườn cỏ um tùm – sách mốc
meo”.
Tìm bạn ở nơi xa xôi, cách sông cách
núi ; nhưng lúc vừa nhận ra nơi bạn đã từng sống, lại e dè, ngần ngại ; phải
chăng con người bé nhỏ đứng giữa các vô thường rộng lớn, đã trở nên lạ lẫm, sợ
hãi chăng? Nhưng sau phút ấy, nhà thơ đã lặng lẽ bước vào, cho dầu chỉ còn nhìn
thấy “Vườn cỏ um tùm- sách mốc meo!”.
Tình bạn nơi thơ Yến Lan thường chung
nhịp xúc cảm với tình quê sâu lắng. Có lẽ vì thế, trong tình bạn man mác, có cả
hơi ấm nồng nàn bất tuyệt của tình quê, làm thơ ông dễ dàng đi sâu vào lòng
người. Ví dụ như bài “Tiếng chuông xóm núi” :
“Ghé thăm chùa cổ gặp sư già
Nhận khách đồng hương, kể chuyện nhà
Xóm núi chiều nay kinh kệ vắng
Lòng sư còn bận nhớ quê xa…”
Rõ
nét hơn là ở trong bài “Uống rượu với bạn đồng hương”: bài thơ dài 11 đoạn ngũ
ngôn tứ tuyệt, được Yến Lan viết đúng vào ngày 2-3 (1972) – ngày sinh nhật thứ
57 tuổi của ông.
Bài
thơ mở đầu:
“Thường ngày ít hay rượu
Giờ cầm chén với anh
Khuấy men nồng chuyện cũ
Cho mình gặp lại mình…”.
Tình
người lại càng đậm đà, dào dạt trong men rượu. Từ “thương tuổi nhỏ ta nghèo” (2)
với “ những vần thơ ban đầu” (3), “rồi năm tháng cách xa” (đoạn 4), đến “vì đất
nước biệt nhau” (đoạn 5).
Và
:
“Nào
rót nữa, uống đi
Nguồn
say còn lai láng
Chén
nhớ hãy rót đầy
Chén
mừng đừng để cạn…”
Thơ Yến Lan nói tới rượu, uống rượu
rất hiếm; nhưng có lẽ trong bài “Uống rượu với bạn đồng hương”- nhà thơ đã…
uống hơi nhiều:
“…Ta uống mừng tuổi ta” (đoạn
7)
“… Ta uống chúc vợ hiền” (8)
“… Ta uống ngợi con khôn” (9)
Nhà thơ đã hơi “chuếnh choáng” vì tình
người tình rượu:
“Giá có giọng hát tươi
Ta cất tung trời đất
Được giải hết niềm vui
Lời say thường vốn thật”
Kết thúc buổi “uống rượu với bạn đồng
hương” trong dịp kỷ niệm ngày sinh nhật, là “kê gối vào giấc ngủ” Ôi! Giấc ngủ thật dễ thương, hạnh phúc làm
sao!
“Kìa mặt trăng đêm nay
Tựa yên thành cửa sổ
Hẳn vì thấy ta say
Kê gối vào giấc ngủ!”.
"Hương quê nhà" của Nguyễn Hữu Duyên mới khai trương nhưng đã tiếp đón nhiều cây bút sắc bén và dễ thương đến "xông đất"rồi.Thật sự là sân chơi hữu ích cho thân hữu yêu văn-thơ.Mong rằng mỗi bạn đến thăm đều mang đến những bông hoa đẹp,đáng yêu và "tình thương mến thương"...
Trả lờiXóaChào thân ái.
Chào Nhật Minh,
Trả lờiXóaThật cảm động trước sự ưu ái của bạn dành cho Hương Quê Nhà. Cảm ơn bạn và cầu chúc bạn cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc!
Một blog khá phong phú, rất đáng để đọc. Chúc chủ nhân blog vui.
Trả lờiXóaBài viết này Minh Nguyệt đã đọc ở trang chú Long rồi.Chú Long là thầy dạy của em, một người thầy đáng kính nhưng cũng rất nghiêm khắc. Trang nhà anh ngày càng phong phú đa dạng thật đó. Chúc anh ngày mới vui nhiều.
Trả lờiXóaChào Thanh Ngân,Cảm ơn bạn đã ghé thăm và động vên. Rất mong sự góp ý của bạn để trang viết này ngày càng phong phú. Chúc bạn vui khỏe!
Trả lờiXóaMinh Nguyệt ơi, mình đang cố gắng nhưng điều quan trọng nhất và mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của trang viết này là sự cộng tác của bạn và thân hữu.Đông tay vỗ nên kêu mà!Mình rất vui vì Minh Nguyệt đã động viên. Chúc sức khỏe nhé! Thân mến!
Trả lờiXóa