Muốn
sang thì bắc cầu Kiều
Muốn
con hay chữ phải yêu mến thầy!
Ai
trong mỗi chúng ta làm sao có thể quên được câu ca ấy, bởi từ thuở nằm nôi, ta
đã được nghe lời ru ngọt ngào của mẹ trên chiếc võng đưa, dìu ta vào giấc ngủ của
những buổi trưa hè, hay lúc nửa khuya khi đông về lạnh lẽo…Rồi lớn lên, cắp
sách đến trường làng, ta lại mang theo lời dặn dò của cha anh: Không thầy đố
mầy làm nên. Và, càng lớn càng hiểu ra, người thầy thật quan trọng đối với đời
ta biết dường nào! Nếu không có thầy thì làm sao chúng ta có thể biến ước mơ về
con đường công danh và sự nghiệp của đời mình thành hiện thực được. Không phải
ngẫu nhiên mà trong thời đại phong kiến đã khẳng định cái mực thước: Quân – Sư
- Phụ. Chuyện kể rằng, ngày xưa vua Tự Đức tổ chức một buổi thiết triều mời các
thầy từng dạy học cho các quan lại, vua chúa với lòng kính trọng và tôn vinh
của người đứng đầu một vương triều. Dù đã được miễn lễ, nhưng thấy các đại thần
không ai dám ngồi xuống nên nhà vua rất ngạc nhiên. Tuy nhiên là một vị vua
hiếu đạo, Tự Đức đã kịp nhận ra, ở hàng dưới có một vị quan vốn là thầy của
nhiều quan lại trong triều còn đứng vì giữ đạo quân thần, chưa kịp ngồi xuống.
Câu
chuyện nêu trên được người thầy dạy lớp ba trường làng kể cho lũ học trò nhỏ 8
– 9 tuổi của chúng tôi nghe gần 50 năm về trước. Và, câu chuyện sâu sắc, ấn
tượng nhất với tôi là thầy đã kể về chiến lược sử dụng con người của Quang
Trung – Nguyễn Huệ khi để Ngô Thì Nhậm ở lại Bắc Hà cùng với các Đô đốc Ngô Văn
Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết…Và qua đó tôi hiểu được khi 29 vạn quân
Thanh tràn qua biên giới vào nước ta, cuộc rút quân về Tam Điệp với mưu lược
của Ngô Thì Nhậm đã ghi vào lịch sử một chiến công tuyệt vời của trí tuệ dân
tộc, giúp vua Quang Trung ổn định tình hình, bài binh bố trận làm nên trận
chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789 lẫy lừng.
Qua
bao năm tháng của cuộc đời, nhờ thầy, tôi đã học rất nhiều điều, đặc biệt là
lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn và lòng hiếu thảo…Có một lần về thăm nhà, nghe
đứa em cãi lại với má, tôi nghiêm khắc nhắc nhở - má chỉ tính rợ, ba thì hết
lớp ba, nhưng chưa bao giờ tôi cãi lại ba má dù điều đó nằm trong chương trình
cấp 2, cấp 3 mà chúng tôi đã được học. Phải nói rằng, nhận thức ấy tôi có được
là nhờ người thầy lớp 3 ở trường làng. Thầy thường nhắc học trò về ý nghĩa của
câu ca dao:
Công
cha như núi Thái Sơn
Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một
lòng thờ mẹ kính cha
Cho
tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Và
tôi nhớ nhất là chuyện thầy kể về sự hiếu thảo của vua Tự Đức. Là quân vương nên
quyền lực đứng trên tất cả, nhưng vua Tự Đức luôn kính trọng, yêu thương, chăm
sóc và nghe lời chỉ dạy bảo ban của mẹ là Thái hậu Từ Dũ. Và cũng nhận hình
phạt từ mẹ nếu làm sai, như một lần ông đi săn không về kịp ngày giỗ cha. Thầy
còn kể rằng, nếu hôm nay nhà vua thiết triều thì ngày mai ông vào cung vấn an
mẹ. Cứ vậy, không thể khác được. Tất nhiên, là cha mẹ ai chẳng dạy con, mong
muốn con mình ngày mai nên danh phận. Nhưng ngày xưa các bậc cha mẹ đều tin
tưởng phó thác cho người thầy dạy con em mình từ chữ nghĩa đến đức hạnh, hiếu
thảo. Nên, hư là ở thầy. Tất cả những quan điểm, nhận thức và cách ứng xử trong
cuộc sống của mỗi người đều có bóng dáng rất quan trọng của người thầy. Thân
Nhân Trung, một thức giả thời Hậu Lê đã có một câu nói bất hủ: “ Hiền tài là
nguyên khí quốc gia.” Mà để có hiền tài thì phải có người thầy. Đã rất có nhiều
người thầy âm thầm vun đắp để có một Giáo sư Ngô Bảo Châu hôm nay…Những bó hoa,
những quà tặng đắt tiền nhân ngày Nhà giáo 20/11 hằng năm chỉ là một phần mang
tính hình thức của sự tôn vinh. Điều cốt lõi là sự trân trọng trong nhận thức,
trong tâm khảm của mỗi chúng ta, không phải chỉ một ngày.
Ngược
giòng lịch sử, chúng ta đều thấy – nếu không có người thầy thì làm sao có một
Chu Văn An dâng Thất trảm sớ, một Lý
Thường Kiệt với Nam quốc sơn hà nam đế cư,
một Trần Hưng Đạo với Hịch tướng sĩ,
một Nguyễn Trãi với Bình Ngô đại cáo…
Thời
đại ngày nay khoa học phát triển đến chóng mặt. Vì thế nếu thiếu những người
thầy thông tuệ và có tâm với nghề thì biết cho đến ngày nào mình mới bằng chị
bằng em. Cái câu từ ngàn xưa“ không thầy đố mầy làm nên” cho đến bây giờ vẫn
thật chí lý vậy!
Nguyễn
Hữu Duyên
(*) Trong bài có trích một số đoạn của
bài viết cùng tác giả : Đọc Dạy con, nghĩ về người thầy.
Sẻ chia và đồng cảm với những suy nghĩ trong bài
Trả lờiXóaviết của Duyên.Cũng hy vọng sau cơn mưa trời lại
sáng!
Em xin cảm ơn anh đã đọc và đồng cảm. Chúc anh khỏe, vui!
Trả lờiXóa