HƯƠNG QUÊ NHÀ
HÂN HẠNH GIỚI THIỆU :
T I
N Y Ê U
Tập Thơ
HOÀNG TRỌNG THẮNG
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
Nhà thơ HTT xúc động nhận những đóa hồng tươi thắm sắc hương quê nhà( Ảnh Nguyễn Thị Phụng)
ĐÔI
DÒNG VỀ TÁC GIẢ :
HOÀNG TRỌNG THẮNG sinh năm 1929 tại Nhơn
Khánh, An Nhơn – Bình Định. Cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc năm 1955. Kỹ sư
điện hóa, và là cán bộ quản lý nhiều năm
Đã xuất bản:
- MUỐI CỦA ĐỜI ( Thơ )
-BAM BI TRONG
RỪNG ( Truyện dịch )
-NHỮNG CUỘC
PHIÊU LƯU CỦA ONG MAI ( Hoàng Trọng Thắng
& Lâm An )
_ TIN
YÊU ( Thơ )
VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ :
“
Thơ anh Hoàng Trọng Thắng trước hết gợi tôi nhớ đến Bình Định – An Nhơn…Anh với
tôi là người cùng huyện này.
Tâm trạng nhớ quê của anh bàng bạc trong
suốt tập thơ. Và thơ anh phần đạt nhất có lẽ là phần anh gợi lại những gì đã
qua.
Những kỷ niệm tuổi thơ:
“ … Hết lụt tới mùa cá lúi
Lớn lên kéo nhau về cội…”
Những người thân trong gia đình:
“
..Tưởng như mẹ gọi sau khung cửa
Nhè nhẹ chân run những bước gầy..”
Những dấu vết ngày xưa, một bến tắm – nơi :
“ …Vội vàng con chim nhỏ
Lao mạnh xuống lòng khe…”
Một cổ thành Bình Định :
“ …Ngỡ
ngàng bên phố lạ
Chợt tháy mình cô đơn…”
Một xóm nhỏ - nơi bắt đầu một mối
tình:
“,,,Đường quen cảnh lạ, người thêm lạ
Anh vẫn còn đây em ở đâu?...”
Nhà
Thơ PHẠM HỔ
@
“ (…) Thơ của tác giả Hoàng Trọng
Thắng vẫn từ tốn, mực thước như con người ông.
Thơ của tác giả dễ hiểu, dễ đọc, gần
gũi với thơ ca dân tộc, phảng phất chút Đường thi; ông không thích triết lý mà
để cho thơ tự toát ra bài học cần suy nghĩ.
Tôi tin chắc rằng tác giả Hoàng Trọng
Thắng tiếp tục nhận được sự tin yêu của bạn đọc, của mọi người trong thơ ca và
trong cuộc sống, như ông hằng ước nguyện “
PHẠM NGÀ
( nhà xuất
bản Hải Phòng ).
@
“…
Tôi vừa mới được gặp Nhà Thơ Hoàng Trọng Thắng ở quê nhà Nhơn Khánh khi ông từ
Sài Gòn về thăm quê – cũng là lần đầu tiên được đọc thơ ông qua tập “ Tin Yêu “ , thơ ông bàng bạc một cõi
tình thương nhớ quê da diết, những hoài niệm thiết tha về dĩ vãng không bao giờ
quên trong đời, và cũng thoáng hiện bao niềm mơ ước khôn nguôi về một ngày mai
vời vợi – nhưng với tôi, ông đã đạt được
điều cần thiết để cho một bài thơ hay: Đó là những tâm trạng thật sâu lắng và
xúc cảm dâng tràn, luôn thúc giục ông trong mỗi bài thơ ông viết. Phần còn lại,
thuộc về kỹ thuật của hình thức ngôn từ diễn đạt – tùy thuộc vào sở trường của
mỗi nhà thơ vậy…”
Nhà
văn MANG VIÊN LONG
GIỚI
THIỆU TRANG THƠ HTT
BÌNH
ĐỊNH
Bình Định ơi!
Bình Định
Nỗi nhớ với
niềm thương
Năm tháng
xưa, hiện tại
Thao thức
suốt canh trường
Đâu cửa Đông
thành Bắc?
Đâu bến nước
Trường Thi?
Nhà Tằm, Vọng
Cung – mất
Cột cờ đâu
lối đi
Nơi đây sân
trường cũ
Giờ tấp nập
bến xe
Chen chân
người vội vã
Như xưa học
tan về
Bước đi trên
lối cỏ
Thành lũy cũ
đâu còn
Ngỡ ngàng bên
phố lạ
Chợt thấy
mình cô đơn
HƯƠNG
CAU
Thôi
đừng giận nữa em ơi
Thời
gian thấm lạnh một đời nhớ mong
Chín
sông mười khúc đau lòng
Cánh
buồm trăm hướng còn trông một bờ
Giận
anh, giận đến bao giờ
Chim
về mất tổ ngẩn ngơ cây cành
Cái
ngày em mới gặp anh
Hương
cau ngan ngát vườn xanh gió chiều
Thế
nào mới thật là yêu
Nhớ
gì mái tóc ít nhiều hoa cau
Vui
sao khi phải lòng nhau
Mà
sao con nhện cứ sầu buông tơ
Hương
cau từ bấy đến giờ
Theo
tôi mọi nẻo cho thơ đậm tình
Về
đây tìm bóng ngày xanh
Còn
chăng phảng phất hương lành ngày xưa
THÂN
CÒ
Mang
rét đi đâu vội thế cò
Nhà
đơn, con bé – để ai lo?
Chiều
nay, chiều nữa – rồi năm hết
Đục
nước, riêng mình vẫn chưa no!
BUỒN
Tắt
đèn cho sáng ánh trăng sao
Núi
buồn đổ tự chín tầng cao
Một
trời băng giá tan thành lệ
Còn
lại mình ta với nỗi đau
NHÀ
CŨ
Vườn
xanh lạnh phắc cây im gió
Một
mái nhà nghiêng nhợt nắng vàng
Bát
nước bình hương mờ bụi phủ
Thạch
sùng tặc lưỡi tiếc thời gian
Thấy
người khách lạ ngủ đêm nay
Bầy
gián ngỡ ngàng – chốc chốc bay
Khe
vách thập thò đôi chuột nhỏ
Còn
chờ xem khách tỉnh hay say
Dĩ
vãng đầy nguyên chiếc võng này
Một
thời thơ ấu cũng về đây
Dường
như mẹ gọi sau khung cửa
Nhè
nhẹ chân run những bước gầy
Sao
sớm vừa lên giục tiếng gà
Đưa
canh bìm bịp vọng đâu xa
Nằm
nghe ai hát lời xưa cũ
Quá
khứ theo về thơm cỏ hoa…
(
trích trong tập thơ TIN YÊU )
HOÀNG
TRỌNG THẮNG
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét