Tác giả Nguyễn Thị Phụng
Ớ…ớ…ớ…
Quang đưa tay lay mạnh vợ:
- Nga… Nga… dậy đi em! Có anh đây mà! Anh đây! Tỉnh chưa?!
- Ớ…ớ…. Anh, anh Quang…em mệt quá! Cho em cốc nước lọc! Ngân mở mắt nhìn chồng:
- Em mớ có lâu không anh?
- Sao dạo này em hay mớ luôn vậy! Sáng nay anh xin nghỉ việc chở em đi khám
bệnh.
- Không sao đâu, để em đi làm rồi tranh thủ xin phép một tiếng đồng hồ sang
bệnh viện cũng được. Mà lạ thật, từ hôm họp lớp về đến nay đã ba ngày rồi em cứ
mơ thấy anh Hà.
- Có phải em đã kể chuyện về anh Hà từ hồi chúng mình mới quen nhau không?
- Dạ, đúng là anh Hà đó!
Nga vào năm học thứ nhất của trường đại học sư phạm Quy Nhơn, ngoài một số bạn
cùng học từ phổ thông lên, còn lại là bộ đội phục viên tuổi đời rất trẻ khoảng
hai lăm, ba mươi thôi nhưng hầu hết ở miền Bắc vào. Lúc đầu Nga chưa phân biệt
được chất giọng Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa kể cả Quảng Bình, Quảng Trị. Chỉ có
Đà Nẵng và Quảng Ngãi thì quen lắm rồi. Nga thường ngồi bàn thứ hai sát vách,
trời nóng quá, Nga cầm quyển vở xin ngồi xuống bàn thứ tư gần máy quạt cho mát.
Anh bộ đội nép sát vào trong chừa chỗ cho Nga. Nga muốn gọi tên anh cho thân
mật nhưng đâu nhớ vì từ tuần trước cô giáo chủ nhiệm đã cho các bạn tự giới
thiệu sơ qua lí lịch cá nhân, Nga lén nhìn trên bìa nhãn vở cũng không thấy ghi
cụ thể, Nga rất ngại hỏi lại tên gì, thôi thì anh là con trai gọi anh vừa lịch
sự vừa tôn trọng. Giờ thầy Nồng dạy ngôn ngữ là hấp dẫn nhất, thế mà Nga cứ len
lén nhìn đôi bàn tay gầy của anh đặt trên trang vở, chăm chú ghi hết từng lời
thầy giảng, bất chợt anh bắt được cái nhìn của Nga đậu trên ngón út phải mất đi
hai đốt tay ở chiến trường. Còn Nga lại đánh lãng nhìn lên bảng thật lâu, trên
trang vở của mình chỉ mới có cái đầu đề. Nga mượn vở anh về nhà chép lại. Từ đó
Nga thường nghe anh kể về những ngày gian lao trong chuyến đi B đầu tiên gần
hai tháng trời mới đến Tây Ninh, trong mỗi ba lô các anh bộ binh luôn có đủ
dụng cụ cá nhân như: băng tô-xít, thuốc sát trùng, hai bộ quân phục, hai bộ đò
lót, một cái võng caki (còn cán bộ thì võng dù), một cái mùng tuyl, một tấm ra
đắp, một khăn tắm, hai bánh xà phòng, 4.9 kí gạo trong tuần, 2 kí muối, 2.5 kí
đường, 2 kí ruốt bông( tôm, thịt nạt) còn cán bộ có thêm một lon sữa bột, 0.5
kí bột ngọt. Chưa kể 120 viên đạn, một khẩu AK 3k7, một cái xẻng/ cuốc chim.
Trung bình mỗi ba lô trên lưng anh khoảng từ ba mươi đến ba mươi lăm kí. Còn bộ
đội hỏa lực có thêm cả súng lớn. Đôi lúc dọc đường thiếu nước uống, gặp những
con suối sông bắt ngang mà không dám dùng sợ địch bỏ thuốc. Thường vào những
đêm trăng, các anh muốn hát vang “Bác đang cùng chứng cháu hành quân” nhưng cứ
thầm thầm trong miệng sợ địch phát hiện, thế đấy núi rừng của ta mà cũng không
được tự do. Những lúc ấy Nga say sưa uống hết bao nhiêu câu chuyện anh kể nhất
là những trang nhật kí được giấu kín dưới đáy ba lô kể cả tấm hình người yêu
cũng sợ để lộ vào trái tim mình. Mỗi giờ vào lớp mở sổ kiểm diện hay ghi điểm,
tên anh luôn đứng hàng đầu: Trần Bình An. Và tên An đầu bảng chữ cái Nga không
thể nào quên được.
Cuối năm tư, sau khi thi tốt nghiệp, Văn K1 tổ chức liên hoan, lớp trưởng
bảo trước khi chia tay ai có điều gì chưa dám nói ra thì nay thoải mái, ngại
ngần e dè là thiệt thòi đủ thứ. Bên kia đường của trường đại học Sư phạm Quy
Nhơn là rừng dương và biển cả, sóng rì rào thôi thúc, mỗi bạn mạnh dạn cầm tay
nhau nào là cặp Tiến và Bộ, nào là cặp Trung và Hiếu, nào là cặp Bình và Minh,…
chỉ còn lại nhóm hai nữ và ba nam cứ nhìn nhau khúc khích. Nga mở đường chạy
trước tách ra xa hơn để còn nhỏ Tuyết, Sương với anh An, anh Quý. Nhưng anh An
gọi:
- Nga ơi ơi ơi!... Sao em nở bỏ nhóm mình mà đi vậy! Năm anh em trên một biển
Quy Nhơn, là năm anh em trong cùng một lớp, à á…Rồi tất cả cùng hát vang.
Bài hát tự biên tự cải át đi cả tiếng sóng theo tiếng gió níu Nga về nhóm cũ:
chân trời rất xanh và nắng xôn xao… trong từng đôi mắt…
Một phần tư thế kỉ đi qua cho ngày họp mặt lại gần và nhận ra là nhờ những nụ
cười thuở nào còn đọng lại. Tuyết có gia đình riêng với hai cậu con trai kháu
khỉnh, Sương thì còn giữ lại tuổi thanh xuân của mình chưa san sẻ cùng ai, anh
Quý với hai cặp sinh đôi đều là ái nữ, chỉ riêng anh An, Trần Bình An thuở nào
nửa như đùa mà rất thật “Bộ đội các anh đến đâu là nơi ấy được giải phóng!” Thế
nhưng ông trời sao lại đổ ập nỗi bất hạnh lên đôi vai An khi chiếc xe du lịch
mười sáu chỗ ngồi cùng chiều qua mặt ép sát chiếc xe máy của anh, còn anh phải
nép sát lề nên gạt tay lái chiếc xe đạp và cả hai cùng ngã, chiếc xe hai bánh
trề tới cán lên lưng An. An nằm viện cả tháng trời để mổ cột sống, bây giờ anh
không thể đứng vững một mình nếu không có đôi nạn gỗ. An đã phải chuyển sang
làm ở thư viện không còn trực tiếp giảng dạy, cái nghề mà từ thuở nhỏ anh yêu
thích đến chừng nào đời sống đã khó khăn giờ lại càng khó khăn hơn khi mẹ già
bị mờ đôi mắt nhưng không thể mổ được vì bị cườm nước. Gia đình lúc này quá
chật vật, đơn chiếc, An nhìn dáng mẹ lần dò từng bước mà cứ xót xa, bài thơ về
mẹ đạt giải nhất trong cuộc thi viết về phụ nữ Việt Nam trên báo Người cao tuổi
đã làm xúc động ban giám khảo và bạn đọc. Trần Bình An gắn liền tên tuổi của
mình không chỉ với báo Người cao tuổi mà bài của anh được đăng trên những trang
báo khác. Nga nhạc nhiên không nghĩ ra tứ thơ mà mình thích đọc: “Gánh chiều mẹ đổ đi đâu/ Mà sao đôi mắt thẳm sâu đến
cùng/ Hỏi mây mây cứ ung dung/ Phả vào mái tóc buốt từng sợi thơ…”
là của anh.
Không ai bảo ai kẻ ít người nhiều góp cho lớp trưởng Tuấn làm quà nhưng lại sợ
An không nhận, hôm đó Nga về xin “ông xã” đi cùng một số bạn ra thăm An. Nga
nghèn nghẹn cố nuốt cái cục gì lạ lắm đã chặn ngang cổ họng của mình hồi lâu
giờ chưa có. An xanh xao và già đi nhiều so với các anh cùng tuổi. Còn mẹ của
An suýt xoa nắm tay Nga:
- Bác thường nghe thằng An nhắc đến tên cháu luôn, lúc nào đưa cả gia đình ra
đây cho bác biết nghe cháu!
- Dạ, khi nào có dịp chúng cháu về thăm bác và anh An, bác nhé!...
Nga vội bước ra cửa chỉ sợ anh An bắt gặp
đôi mắt ngấn nước của mình.
…Công việc thường ngày tất bật, lương tháng của hai vợ chồng phải tiết
kiệm lắm mới đủ chi tiêu. Nào là đóng học phí cho thằng lớn năm thứ tư sắp ra
trường, nào là khoảng học thêm học bớt của thằng nhỏ còn một tuần nữa thi tốt
nghiệp phổ thông trung học. Chén cơm manh áo sớm chiều cùng Quang sẻ chia những
buồn vui cả khi mưa nắng thất thường.
- Em có thư nè! Quang mở kẹp giấy rút ra một phong bì trắng và đưa cho Nga. Mới
mà đã năm năm rồi em nhỉ! Thời gian đâu dừng lại cho ta ngơi nghỉ một chút nào.
Nhưng nó trong veo như màu nắng từ sáng đến chiều, nó mát mẻ như màu mưa đầu
mùa vội vàng nhanh chóng, nó tỏa sắc khoe hương lại theo mai đào của mùa xuân,
sen hồng của mùa hạ, cúc vàng của mùa thu và biêng biếc bờ ao khóm trúc duyên
dáng chừng nào. Nó vừa có công lại vừa có tội cho riêng ở mỗi người. Tính ra
công rất nhiều khi nó tỏa màu ngày cho ta hối hả đem lại thành tích giàu sang
sung túc cũng từ đây. Nhưng tội của nó là màu đêm lại dễ dàng quên lãng, thờ ơ
với những cảm xúc hứa hẹn bất chợt đến trong ta phải không em?!...
- Sống gần trăm năm với nhau mới phát hiện chồng em là nhà tiểu thuyết từ lúc
nào?!... Thôi anh ơi, cho em xem thư của ai vậy anh? Ô, thư mời họp. Nga vừa
nói vừa mở phong bì ra đọc. Anh cũng đọc rồi à!
- Thư tay anh chẳng tò mò làm gì khi Sương nhận về cả lốc và đọc anh nghe trước
khi chuyển gởi em! Nghe nói mẹ của anh An đau tim nặng đang nằm điều trị ở bệnh
viện tuyến trên đã ba ngày rồi. Em sắp xếp công việc như thế nào rồi chúng mình
cùng đến thăm bà
- Anh tưởng đi là đi được sao, phải chờ nhận lương, còn hai ngày nữa mới sang
tháng sáu.
- Kế toán trưởng kiêm thủ quỹ của anh có phải!
Khoảng thu nhập trong gia đình đều do Nga cất giữ. Bất cứ chi ra bao nhiêu chị
đều ghi cụ thể. Từ tiền rác, tiền nước, tiền điện, tiền rau mắm cá, gạo, khí ga
đốt, điện thoại,…rồi hàng tháng sơ kết cho anh nghe. Những lúc đó anh Quang chỉ
cần đóng dấu lên môi chị duyệt một cái là “phê” ngay! Chị đảm đang từ cơm nước,
chăm con đến ơn nghĩa trong họ hàng, bạn bè, làng xóm sao anh không tin yêu chị
được. Quang thầm cảm ơn vợ và chưa bao giờ lớn tiếng với chị một lời. Tình yêu
chị dành cho anh, cho gia đình trọn vẹn quá. Anh nhớ lúc mới yêu nhau anh còn
nghi ngờ tình cảm của Nga với anh An, nhưng thành vợ thành chồng thì anh mới
thực sự trân trọng nâng niu tình yêu hạnh phúc gia đình mình. Và lúc này anh
muốn cùng Nga ra thăm gia đình anh An nhất là thăm mẹ của anh An, nhưng tiền
đâu?!... Quang bàn với vợ hay ta tạm ứng lương tháng tới, hay em mượn đỡ của ai
cũng được. Anh An là bạn học cùng lớp với em cũng như là bạn của anh, chúng ta
chần chừ sao được! Còn Nga rất muốn như thế nhưng còn ngại chồng, ở với nhau
trọn đời cũng phải giữ ý:
- Em biết ai cho mượn với lại chờ tuần nữa thằng út thi tốt nghiệp rồi mình đi
cũng được mà anh.
- Em nhớ sắp xếp càng sớm càng tốt. Quang nhỏ nhẹ với vợ.
Quá mười giờ đêm, họ chìm vào giấc ngủ. Đồng hồ báo thức năm giờ ba mươi,
nhưng cả hai cùng dậy sớm hơn mười phút sau cuộc gọi của Sương báo tin mẹ anh
An mất. Xưa nay An luôn giữ ý, ít khi liên lạc với các bạn chỉ trừ Sương chưa
có gia đình nên mọi sinh hoạt của mình thường sẻ chia cùng Sương, Sương mới
thông báo lại cho ai cũng được. Tiếng còi tàu kéo dài rời sân ga buôn buốt và
nhức nhói quá, mới bảy giờ sáng cái nắng đầu hạ chang chang trong mắt khó chịu
vô cùng, Quang cùng với Tuấn và Sương ngồi cạnh nhau mà không nói gì, có lẽ họ
đang cũng nghĩ về An, về anh bộ đội xuất ngũ trở về sau ngày thống nhất đất
nước, ngoài hai mắt ngón tay út anh còn để lại chiến trường chức năng của người
đàn ông trong anh đã hóa cát giữa núi rừng Trường sơn hơn ba mươi năm, An chưa
một lần được tận hưởng những giây phút ái ân của tình yêu đôi lứa, tình
chồng vợ thiêng liêng mà đến nay đã gần sáu mươi tuổi rồi! Tình yêu của anh
ngày ấy còn lại đâu đây giữa muôn trùng xanh thẳm...
Sau hai ngày lo tang chế cùng gia đình anh An, Sương bảo sẽ ở lại với An vài hôm
cho nhà cửa đỡ trống vắng, nếu An không còn “khắt khe” như thuở nào thì Sương
xin nhập hộ khẩu tại đây luôn. Quang mới thực sự hiểu thêm về tình bạn thắm
thiết giữa họ. Con người sống với nhau không chỉ là mối quan hệ ruột rà máu mủ,
họ hàng làng xóm, mà cũng rất cần tình bạn sẻ chia giúp đỡ lúc cơ nhỡ, Quang
nhớ anh đã từng tâm sự với Nga là trước sao sau vậy, chúng ta chỉ có thêm bạn
bè chứ không thể mất bạn bè khi thành vợ thành chồng với nhau, biết sống là hãy
chọn cho mình một niềm vui trọn vẹn trong ngày, đem lại hạnh phúc cho mọi người
chính là đem lại hạnh phúc cho chính mình.
Bữa cơm chiều cuối tuần vui vẻ khi cả nhà vừa biết được kết quả thi tốt
nghiệp phổ thông của của thằng út là năm mươi sáu điểm/ sáu môn. Chị Nga vẫn
còn lo lắng chờ kết quả thi ra trường của thằng anh cũng như thi vào đại học
của thằng em nữa kia mà.
14.5.2012
Nguyễn Thị Phụng.
Ô, tấm hình xấu quá!
Trả lờiXóaThay hình, trông nhà văn đẹp hẳn ra đó nhé!
Xóa