NHÀ VĂN VÀ CHUYỆN ỨNG XỬ VỚI ĐỒNG TIỀN - Bài của Hoàng Nghĩa Lược
Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012
Hầu như trong suốt cuộc đời mình, thi sĩ Pháp Paul Verlaine
luôn sống trong cảnh nợ nần túng thiếu. Bởi vậy mới có chuyện, một lần, nhân
viên một tòa báo bất chợt thấy Verlaine xồng xộc chạy vào, vẻ mặt giận dữ:
"Các anh làm ăn kiểu gì vậy? Trong số nhuận bút tôi lĩnh hôm nọ, có một
đồng là tiền giả". Người quản lý tòa báo thấy vậy ôn tồn xin lỗi Verlaine
và bảo nhân viên bù cho ông một đồng tiền khác. Khi Verlaine cầm đồng bạc đi ra
cửa, người quản lý tòa báo nhắc: "Nhưng còn đồng bạc giả, anh đưa lại cho chúng
tôi chứ…". Verlaine nghe vậy trừng mắt: "Còn đòi lại à? Các anh có
biết tôi đã phải rất vất vả mới tiêu trót lọt được nó không?”.
***
Nhà văn Mỹ Mark Twain từng kể lại một câu chuyện
rất thật xảy ra với ông ngày nhỏ. Hồi ấy, nhà trường nơi ông học có một qui
định rất nghiêm ngặt: Học sinh nào phạm lỗi vẽ lăng nhăng lên bàn ghế sẽ phải
chịu hai hình thức trừng phạt, hoặc nộp tiền, hoặc bị… đòn roi. Một lần, Mark
Twain mắc lỗi này. Bố ông đã nện cho ông một trận nên thân và để con trai khỏi
bị đưa ra làm nhục trên lớp, ông cho Mark Twain tiền nộp phạt. Nhận tiền của
bố, thay vì nộp cho nhà trường, Mark Twain đã chấp nhận chịu ăn… roi để giữ
được số tiền mà ông cho là "khá lớn" ấy. Sau này, Mark Twain đã hóm
hỉnh nói với các nhà báo, rằng "Đó là món tiền đầu tiên tôi kiếm được
trong đời".
Đại văn hào Nga Lev Tolstoy xuất thân trong một
gia đình quý tộc lâu đời. Bản thân ông là một bá tước. Ông có cuộc sống vật
chất sung túc, dư dả. Một lần, khi ông đang vẩn vơ đứng ở sân ga thì một phụ nữ
ngồi trên toa tàu - có lẽ thấy ông ăn mặc xoàng xĩnh nên ngỡ là một lão nông
dân nào đó - đã gọi Tolstoy lại, nhờ ông chạy theo một anh chàng vừa bước đi
khỏi đó mấy giây, bảo anh ta quay lại gặp mình. Nếu tìm được người đàn ông nói
trên, bà ta sẽ thưởng cho Tolstoy tiền. Khi Tolstoy dẫn được người đàn ông nọ
tới gặp người phụ nữ, giữ lời hứa, người phụ nữ đã rút ví đưa cho Tolstoy 5
côpếch. Khi Tolstoy đi được mấy bước, chợt có tiếng ai đó cất lên:
"Tolstoy! Nhà văn Tolstoy kìa!". Bấy giờ người phụ nữ mới tá hỏa ông
lão mà bà ta đưa tiền không phải ai khác mà chính là đại văn hào Tolstoy. Để
chữa ngượng, bà ta chạy bổ ra khỏi toa tàu, bước tới chỗ Tolstoy: "Thưa
ngài, xin ngài thứ lỗi. Thực tình, tôi rất xấu hổ…". Nói tới đây, người
phụ nữ ngượng nghịu đề nghị Tolstoy cho bà ta xin lại số tiền "bé
mọn". Thật bất ngờ, Tolstoy vừa cười vừa xua tay: "Không, không! Tôi
phải giữ chứ. Đó là tiền bà trả công cho tôi kia mà".
Không được như Tolstoy, hầu như trong suốt cuộc
đời mình, thi sĩ Pháp Paul Verlaine luôn sống trong cảnh nợ nần túng thiếu. Bởi
vậy mới có chuyện, một lần, nhân viên một tòa báo bất chợt thấy Verlaine xồng
xộc chạy vào, vẻ mặt giận dữ: "Các anh làm ăn kiểu gì vậy? Trong số nhuận
bút tôi lĩnh hôm nọ, có một đồng là tiền giả". Người quản lý tòa báo thấy
vậy ôn tồn xin lỗi Verlaine và bảo nhân viên bù cho ông một đồng tiền khác. Khi
Verlaine cầm đồng bạc đi ra cửa, người quản lý tòa báo nhắc: "Nhưng còn
đồng bạc giả, anh đưa lại cho chúng tôi chứ…". Verlaine nghe vậy trừng
mắt: "Còn đòi lại à? Các anh có biết tôi đã phải rất vất vả mới tiêu trót
lọt được nó không?'.
Sinh thời, văn hào Pháp Alexandre Dumas nổi
tiếng là hào hiệp, phóng khoáng. Ông từng sống trong những tòa lâu đài mà nhiều
nhà văn cùng thời phải ao ước. Vậy mà trước khi chết, ông chỉ còn trong túi vẻn
vẹn hai đồng tiền vàng. Trước lúc lìa đời, ông gọi con trai tới bảo:
"Thiên hạ vẫn hay nói bố tiêu pha hoang toàng, thật là nhầm to. Lần đầu
đến Paris,
trong túi bố chỉ có hai đồng tiền vàng. Bây giờ thì con xem đây, chúng vẫn còn
nguyên không hề suy suyển".
Với bài thơ đề tặng Nữ hoàng Nga Ekaterina, nhà
bác học kiêm nhà thơ Nga Mikhail Lomonosov đã nhận được một giải thưởng trị giá
2.000 rúp. Thời đó ở Nga, tiền được đúc bằng kim loại và khá… nặng. Bởi vậy,
khi trao giải, người ta khuân ở trong kho ra một khối lượng tiền ước tính nặng
tới trên… 3 tấn. Không còn cách nào khác, Lomonosov đã phải thuê hai chiếc xe
tam mã mới chở được hết số tiền nói trên về cho mẹ!
Nguồn: Văn Nghệ Công An
Tags:
BÀN TRÒN VĂN NGHỆ,
Hoàng Nghĩa Lược,
Văn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét