Từ bé đến giờ, trong các loại bệnh “đi
qua thân thể tôi”, có lẽ bị nhức răng là ghê gớm nhất.
Cả tuần nay, con sâu cư trú trong cây
răng đã trổ tài quậy quạng. Nó hành hạ tôi đủ cách. Ngoài trạng thái ê ẩm dai
dẳng dẫn tới nhức đầu. Tôi ăn không được, ngủ chẳng yên. Suốt ngày tôi trùm mềm
... nằm khóc.
Chiều, ba mẹ tôi vừa đi làm về thì Đỗ
Quyên và Đông Âu kéo đến. Thấy tôi, hai đứa che miệng cười khúc khích.
Đông Âu kêu lên:
- Ngâu ơi, vì sao “mặt lớn, mặt nhỏ” vậy
em?
Đỗ Quyên nhận xét:
- Đúng là mặt lồi, mặt lõm. Mô - đen hết
ý!
Chạy tới trước gương, tôi mới hay bên má
phải bị sưng lên như ngậm kẹo. Khuôn mặt đã sẵn không xinh đẹp của tôi bấy giờ
càng “quái chiêu” hơn. Đau khổ quá, tôi trở về giường, nằm vật xuống, tiếp tục
... khóc.
Đỗ Quyên đến ngồi bên cạnh, nó vừa vuốt
tóc tôi vừa an ủi như đang thay thế mẹ tôi:
- Thôi, nín đi cưng, ráng chịu ... vài
bữa sẽ hết.
Đông Âu lên mặt chị:
- Bậy bạ! Ráng chịu sao được. Bệnh thì phải trị chứ.
Tôi ngồi bật dậy:
- Làm sao bây giờ, Âu?
- Ngậm muối!
- Tao ngậm rồi, gần hết một lít, vẫn
nhức như thường.
Đỗ Quyên chỉ dẫn:
- Mầy lấy ba trái chuối già, lột bỏ vỏ,
để vào tô, nêm ít muối rồi đem chưng cách thủy.
- Chi vậy? Đông Âu thắc mắc.
- Hỏi ngu dễ sợ! Ăn chớ chi.
Ăn xong, bảo đảm hết nhức.
Tôi gạt ngang:
- Thôi đi, tao ăn rồi, chỉ thấy ... hết
chuối. Mẹ tao chưng gần một nãi, ăn vào, nhức thêm.
Không biết con sâu răng có nghe lõm câu
chuyện không mà nó liền ra tay trước. Tự nhiên tôi đau điếng hồn, ôm lấy mặt,
tôi kêu lên:
- Đau quá, hu hu... Quyên, Âu, cứu tao với!
Hai nhỏ bạn luýnh quýnh, chạy tới chạy
lui. Đỗ Quyên thấy tôi khóc dữ quá, nó vừa bóp chân tôi vừa ... khóc theo. Đông
Âu cầm cây quạt giấy phe phẩy trên mỏ ác tôi lia lịa. Nổi cáu, tôi nhe răng rồi
chỉ vào chỗ đau:
- Nhức đây nè, hai bà. Đau Đông mà trị
Tây.
Đỗ Quyên giận dỗi:
- Biết làm sao bi giờ, người gì dữ như
bà chằn.
Đông Âu ngồi xuống bên tôi, nó dịu dàng
nói:
- Quyên, mày phải thông cảm cho nó chứ.
Đau răng khổ nhất trên đời. Bà tao có kể rằng:
Ngày xưa, ở một vương quốc nọ, có cô
công chúa đẹp tuyệt trần. Nhưng, tính tình cộc cằn, thô lổ lắm. Nàng lại là
chúa hà tiện, chẳng bao giờ cho ai thứ gì. Một hôm, công chúa bị ... đau răng.
Nàng kêu khóc rùm trời. Bao nhiêu ngự y trong triều cũng đều bó tay.
Tôi bĩu môi:
- Ngự y dở quá trời. Chỉ có đau răng mà
trị cũng không được.
Đông Âu giải thích:
- Đúng ra họ có thể trị được dễ dàng
nhưng vì công chúa dữ như chằn, dính vào chỉ tổ mang họa. Trị hết, nàng có ban
thưởng gì đâu. Còn ngược lại, mất đầu như chơi. Họ sợ không có đầu để đội mũ
mầy biết không?
- Rồi sao nữa? Tôi hỏi.
Nhà vua thương đứa con gái duy nhất nên
liền ban lệnh: “Ai cứu được công chúa sẽ chia cho nửa giang sơn”. Ba ngày trôi
qua, công chúa tiếp tục nhức răng. Chẳng có ai muốn cứu người đẹp.
Quên cả đau nhức, tôi bị cuốn vào câu
chuyện hoang đường của bạn:
- Kể tiếp đi Âu!
- Sang ngày thứ tư, một chàng trai từ xứ
sở xa xôi phi ngựa đến.
Hai tay ôm lấy ngực, Đỗ Quyên nhắm mắt
thì thầm:
- Chàng có đẹp trai không, Âu?
- Dĩ nhiên là đẹp rồi. Chàng khôi ngô,
tuấn tú không ai bằng. Chàng xin vào cung để cứu công chúa mà không chịu nhận
một nửa giang sơn.
Tôi kêu lên:
- Trời, sao chàng ngu quá vậy?
- Chàng khôn đó chứ. Chàng ra điều kiện
là nhà vua phải gả công chúa cho chàng.
Đỗ Quyên đập tay đánh rầm xuống giường:
- Ngốc ơi là ngốc! Cưới làm chi của nợ
ấy không biết. Gặp tao, tao chọn điều kiện của vua ban.
Đông Âu tươi cười:
- Lầm rồi, các em ơi! Chàng thông minh
nhất xứ. Cưới được công chúa thì cả vương quốc ấy sẽ thuộc về chàng, chứ đâu
chỉ một phần hai.
- Nhưng sống với người như thế đâu có
hạnh phúc, tao không ham.
- Không đâu, họ rất hạnh phúc. Chàng là
tay bản lĩnh nên sau khi trị cái răng, chàng xoay qua “giáo dục” vợ. Kết quả,
nàng trở thành hiền phụ.
Tôi thắc mắc:
- Nhưng chàng trị đau răng bằng cách nào
chứ?
- Chàng đưa nàng vào một phòng kín, bảo
nàng nhắm mắt lại...
Tôi và Đỗ Quyên đều rùng mình, hồi hộp:
- Chi vậy?
- Chàng bảo nàng nhắm mắt, hả miệng rồi
nhanh như chớp, chàng rút kềm ra ... nhổ răng.
Như tiếng sét nổ giữa trời quang, tôi
kinh hoàng ôm lấy Đỗ Quyên:
- Chúa ơi! Khiếp quá!
Đỗ Quyên hỏi dồn:
- Kết cuộc ra sao?
- Đau quá, công chúa ôm chầm lấy chàng.
Chàng “phê quá”, liền ôm lại. Hết.
- Lãng òm. A, à... Có phải mày muốn bảo
con Ngâu đi nhổ răng phải không?
Tôi vội nằm xuống giường, kéo mền trùm
kín mít nhưng Đông Âu tuyên bố:
- Bây giờ, hai đứa tao về, sáng mai tao
với Đỗ Quyên sẽ đưa mầy vào bệnh viện để ... nhổ răng!
Phòng nha hôm nay rất đông bệnh nhân. Chúng
tôi đến sớm, bắt được thẻ số 6. Nhìn những người vào trước khi trở ra đều có vẻ
đau khổ tôi phát hoảng đòi về. Đông Âu phải năn nỉ:
- Ráng đi, mai tao dắt đi ăn bún bò Huế.
Tới lượt mình, tôi ... liền nhường cho
người khác vào. Cứ hết nguời này đến người nọ, tới khi trong phòng chỉ còn lại
bọn tôi. Đông Âu ra lệnh:
- Vô đi!
Tôi níu lấy tay Đỗ Quyên. Nhưng, đúng
lúc đó, “một cái đầu lú ra” từ trong phòng
nhổ răng:
- Ai nhổ răng? Vô đi!
Đành phải liều, tôi bấm bụng lê bước vào
trong.
Chỉ có hai nha sĩ trong ấy. Một ông già,
còn một người còn rất trẻ. Hắn chính là “cái đầu lú ra” khi nãy. Vừa sắp xếp
lại dụng cụ, anh vừa bảo:
- Ngồi lên ghế đó đi, bé!
Tôi riu ríu vâng lời. Anh đến bên, ra
lệnh:
- Hả miệng ra!
Nhớ câu chuyện kể, tôi hỏi:
- Có cần nhắm mắt không, nha sĩ?
Cả hai ông cười vang:
- Không cần lắm!
“Cái đầu lú ra” đến bên tôi, anh đưa tay
nâng cằm, khiến tôi run lên bần bật. Thấy vậy, anh trấn an:
- Đừng sợ, tôi chỉ khám xem cái răng đau
có nhổ được không?
Chưa bao giờ tôi xấu hổ như lúc nầy, tôi
há miệng to hết cỡ. Tất nhiên, bao nhiêu cây răng đều khoe ra trước mắt anh ta.
- Đây rồi, tốt! Nhổ được!
Nhìn họ chuần bị ống chích, kềm, kéo,
tôi bật khóc:
- Để mai nhổ được không? Hu, hu ...
Cả hai nha sĩ lại nhìn nhau cười! Người
lớn tuổi bảo:
- Không sao đâu! Cứ yên tâm. Bây giờ, bé
hả miệng rồi… nhắm mắt lại!
Chắc chắn, họ sẽ rút kềm ra và ... nhổ.
Tôi khóc. “Cái đầu lú ra” ban nãy dịu dàng bảo:
- Không đau đâu bé. Ráng lên. Nào, hả
miệng ... nhắm mắt lại.
Có một vật gì đâm mạnh vào chân răng,.. n bần bật. như ngậm kẹo. K không còn đau
nhức nữa nhưng tim lại có vấn đề hình như tôi đã bị biến chứng rồi tôi
nhói đau nhưng cảm giác ấy tan biến ngay. Rồi lại có tiếng chân xê dịch, lại
nhói lên một tí. Tôi hốt hoảng mở choàng mắt, anh mỉm cười với tôi:
- Sao, bây giờ nhổ nha?
Một tay anh cầm cây kềm xốc xốc tạo nên
âm thanh ken két rợn người. Tay kia, anh cầm
miếng bông gòn chậm nhè nhẹ vào bên môi phải của tôi. Tôi xiết mạnh ... tay
ghế! Anh bật cười, nheo mắt:
- Nói đùa chứ nhổ rồi. Cây răng kìa!
Nhìn theo tay anh, quả thật, cây răng
sâu nằm chễm chệ trên miếng gòn đặt trên cái mâm dụng cụ. Sờ vào miệng, có tí
máu dính ở đầu ngón tay, tôi kêu lên:
- Ôi, hay quá trời! Không đau gì hết!
Tôi quên cả cám ơn, phóng ra cửa khoe
với hai nhỏ bạn:
- Xong, thoát nợ , không đau gì hết. Nhổ
cả hàm tao cũng cóc sợ!
Nha sĩ bước ra, anh trao cho tôi toa
thuốc, dặn dò:
- Ngâu về uống thuốc theo toa, nếu có gì
khó khăn, hãy quay vào đây!
Tôi le lưỡi:
- Chắc không có gì đâu. Thôi, xin “vĩnh biệt” nha sĩ!
Cây răng sâu không còn nhưng chỗ nhổ vẫn
còn đau đau, cái ê ẩm nhẹ nhàng không đến nỗi khó chịu như trước. Tôi ra thăm
vườn hoa của mẹ. Mấy ngày nay, không ai chăm sóc, hoa lá héo rũ đi. Mấy nhánh
hoàng anh già cỗi như khoác chiếc áo màu cỏ úa. Khóm hồng nhung chỉ còn vài nụ
tí ti. Mấy chậu xương rồng, gai dài tua tủa. Tôi lấy kéo hớt bớt rồi bật cười
khi nhớ tới Đỗ Quyên, con bé thường bảo:
- Xương rồng chứ bộ xương sườn sao mà
chẳng có gai. Mầy toàn làm chuyện vớ vẩn.
- Bé ơi, bé ... có phải đây là nhà của
Hương Ngâu không?
Nghe hỏi, tôi quay ra và kinh ngạc kêu
lên:
- Ủa...
“cái đầu...!” Anh Nha sĩ!
Nhoẽn miệng cười, anh khoe hàm răng đẹp
dễ sợ, đều tăm tắp:
- Hương Ngâu!
Tôi chạy ra mở cổng:
- Nha sĩ tìm ai?
- Tìm Hương Ngâu chớ tìm ai nữa?
- Nhưng, Ngâu ... đâu có định nhổ răng
tại nhà? Mà sao nha sĩ biết địa chỉ hay vậy?
- Tôi tìm trong quyển sổ ghi tên bệnh
nhân của phòng nha.
- Tìm Ngâu làm chi?
Anh ấp úng:
- Xem ... chỗ nhổ có bị biến chứng
không?
Tôi đưa tay lên miệng, lắc đầu:
- Không!
- Vậy thì tốt!
- Sau khi nhổ răng, nha sĩ phải tới nhà
bệnh nhân theo dõi biến chứng vậy sao?
- Ồ, không! Ngoại trừ trường hợp đặc
biệt.
- Đặc biệt là sao?
Anh nhìn tôi, ánh mắt vừa dịu dàng vừa
tinh nghịch:
- Là khi nha sĩ bị bệnh nhân ... hớp
hồn. Anh ta bị triệu chứng ngơ ngơ, ngẩn ngẩn suốt ngày, thấy ai cũng muốn ...
nhổ răng.
Tôi cười khúc khích, đưa cây kéo làm
vườn ra trước mặt anh:
- Hổng dám nhổ đâu! Hãy xem cây kéo của
Ngâu đây!
Anh mỉm cười:
- Không cần của quỉ đó đâu, cô bé. Ánh
mắt của Hương Ngâu đủ làm chết người rồi.
Tôi cảm thấy chỗ răng bị nhổ không còn
đau nhức nữa nhưng tim lại có “vấn đề”. Hình như tôi đã bị “biến chứng” rồi!
N.T.M
(Trà Vinh)
Răng sâu,em đi tìm nha sĩ
Trả lờiXóaRăng nhổ rồi,nha sĩ lại tìm em
Lời anh trao,xao động nụ tình thơ
Kim,kềm,kéo... quyện thành nỗi nhớ
Nhớ người dưng,tim biến chứng bồi hồi
Tôi mỉm cười,anh ngơ ngẩn đâu đâu
Mắt len lén trao nhau nguồn cảm xúc
Chiếc răng sâu nối nhịp cầu Ô Thước
Chuyện Mây viết nhẹ nhàng,sâu lắng và lãng mạn ghê nơi.
Mây cám ơn Sơn Tịnh về bài thơ nhe. Mến chúc bạn luôn vui và hạnh phúc.
XóaTruyện dễ thương lắm, chị Mây ạ. Qủa thật chị có tâm hồn trẻ trung, hồn hậu ghê.
Trả lờiXóaChúc chị có nhiều nhiều những tác phẩm hút hồn người như vậy.
Mây cám ơn Tạ Hoa. Mến chúc bạn năm mới vạn sự như ý nhé.
XóaChắc sau đó Ngâu đi khám răng định kỳ với nha sỹ. Câu chuyện nhẹ nhàng tình cảm thật thích.
Trả lờiXóaMây cám ơn TSC nhé. Chắc chắn là vậy rồi bạn. Hihi...
XóaNha sĩ mà biến chứng giùm cho bệnh nhân là điều lạ mà có thật đó cô Mây ạ. Trường Thắng cũng ưa biến chứng lắm, vì bệnh TƯƠNG TƯ ai mà chả ưa, phải không cô Mây? Chuyện hay, sâu, tính nhân văn cao, và tình tiết cũng rất mượt mà nữa, Cảm ơn cô Mây đã cho món ăn tinh thần sảng khoái. Chúc cô Mây luôn trẻ, khỏe và có nhiều sáng tác lạ để đời nhé.
Trả lờiXóa