CHU
TRẦM NGUYÊN MINH, tên thật Phạm Minh Tâm
Sinh
năm 1943, tại làng Phú Bình, Hàm Liêm, Bình Thuận.
Nghề
nghiệp : Giáo sư Toán.
Trước
75, có bài đăng ở các tạp chí: Phổ Thông, Thời Nay, Đời Sống, Bút
Hoa, Nghệ Thuật, Hừng Sáng, Quần Chúng, Thái Độ, Tình Thương, Văn Học,
Văn, Ý Thức…
Bút
hiệu khác: Trần Đức Tâm, Từ Dạ Vũ, Diệu Vũ Dương, Đại Lãnh…
Hiện
viết ở tập san văn học Quán Văn
Tác phẩm đã xuất bản: Trong Mặt Trời
Buồn(1967)- Quê Hương Thơ & Nước Mắt (1968) – Cuộc Tình Người (1969)–
Lời Tình Buồn (2012)
Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh
Chiều chủ nhật -
21 tháng 11, năm 2012 – như đã hẹn nhau ở tòa soạn Quán Văn - Chu Trầm Nguyen
Minh đã đến chung cư Cách Mạng Tháng Tám thăm tôi, trước ngày tôi phải vào bệnh
viện mắt thành phố để mổ.
Sài
Gòn đang dần qua mùa mưa, đang bước vào tháng lạnh của những ngày trước
Giáng Sinh. Trời nắng dịu và đẹp. Tôi đón Chu Trầm Nguyên Minh ngay
ở lối vào chung cư khi anh phone để xác định lại số nhà.
Tuy
căn hộ tôi đang tạm trú với con nằm ngay tầng dưới, nhưng chúng tôi
đều đồng ý cùng nhau ngồi ở bộ bàn ghé đá đặt sát bờ tường, dưới bóng cây bàng
yên tĩnh, thoáng mát! Để có chút “hơi ấm” cho buổi sum họp hơn bốn
mươi năm “thất lạc nhau” – tôi cũng mang mấy lon Heiniken, gói thuốc Con Mèo,
và …mấy bì “đậu phụng da cá” để nhâm nhi – cho dầu tôi vẫn biết Anh (và cả tôi
nữa) không mấy “hạp” với thức uống cay nồng nầy bởi vì cả hai đều đang trong
thời gian chữa bệnh!
Nhà văn Mang Viên Long
Mang Viên Long (MVL): Đọc bài viết của nhà thơ Phạm Cao Hoàng về
Anh, tôi mới hiểu thêm Anh – cuộc đời Anh đã phải chịu bao nỗi bất hạnh từ nhỏ,
cảm thấy thân phận mồ côi sớm của Anh rất đỗi giống tôi! Dường như, những kẻ cô
độc và bất hạnh – thường tìm đến với thơ văn sớm Anh nhỉ?
Chu Trầm Nguyên Minh (CTNM): Có lẽ vậy! Bởi ở đó – mình có thể tha hồ tâm sự với nỗi buồn đau, và
trang viết có thể chia sẻ với mình – giúp chúng ta có thêm niềm an ủi và cân
bằng đời sống thường nhật…
MVL: Nên Anh đã bắt đầu làm thơ
rất sớm?
CTNM: Cũng giống với nhiều anh em yêu quý văn
chương khác, tôi đọc và viết rất sớm – tuy tôi đang theo học khối khoa học tự
nhiên. Những bài thơ thời học sinh, sinh viên của tuổi hoa mộng ấy được đăng ở
các tuần báo Văn nghệ như Phổ Thông, Bút Hoa, Tình Thương, Thời Nay…
MVL: Sau
nầy là các tạp chí…
CTNM: Vâng, sau nầy là các tạp chí văn học Quần
Chúng, Thái Độ, Văn Học, Văn, Ý Thức – những sáng tác ở vào giai đoạn nầy coi
như ghi dấu cho một bước dài trưởng thành trong ý thức, kinh nghiệm và thái độ
sống của giới trí thức cầm bút trẻ trước cuộc chiến…
MVL: Anh quan niệm thế nào khi
sáng tác – nói chung, cả thơ và văn?
CTNM: Tôi nghĩ – Thơ là tình yêu, không chỉ dành
cho nam nữ yêu ta yêu người…Thơ còn có một chút hơi thở của cuộc sống, một chút
thái độ người viết đối với lịch sử, cộng với thân phận của họ trong thời đại họ
đang sống[ngập ngừng]và cả một chút lưu lạc của kiếp người..[cười buồn] Tóm
lại, thơ chỉ đơn giản là Tình Yêu – là lời nói của Trái Tim chân thật!
MVL: Anh có thể nói thêm một chút về
giai đoạn sáng tác trước 1975?
CTNM: Tôi bắt đầu viết năm 17 tuổi, năm 1975 tôi 35
tuổi, như vậy đã 18 năm cầm bút. Khởi viết tôi thích kịch hơn thơ hay truyện, nên
cũng đã viết được vài vở, vở “Trước Giờ Chia Tay” in ở tờ Sinh Họat SPQN -1962
là một trong số đó.
MVL:
Còn truyện, thơ ...?
CTNM: Tôi cũng viết truyện, ngắn, dài, kể cả
truyện cho thiếu nhi…[cười] nhiều nhất vẫn là thơ, tất cả cho vào ba cái valli
bằng gỗ, nó đã – phải giao nộp- cho cách mạng, đó là “tàn dư” văn hóa nô dịch ta phải đốt bỏ…
anh em ai cũng mất như mình…
Một lượng
quá lớn sáng tác văn học của Miền Nam trước 75, đã thành mây
khói..[ngừng]tiếc quá Long nhỉ?
MVL: Anh có tâm sự rằng,
sau 75 – anh đã ngưng đọc và viết hơn 30 năm, “dù có lúc muốn viết đến điên cuồng mà không thể viết được”- nên
các bài thơ trong tập “Lời Tình Buồn” (NXB Thanh Niên – tháng 11- 2012) đều đã
được viết trước 75. Vậy trong tương lai gần – Anh có dự định sẽ cho xuất bản
một tập thơ dành riêng cho những năm tháng sau 75 không?
CTNM: Tất cả vẫn còn trong dự định…tôi cố gắng
viết nhưng chỉ viết văn là chính, vì văn thì ta bắt nó phải
đến, còn thơ thì ta phải chờ nó đến, chờ cảm xúc, ở tuổi đời và tuổi cầm bút…
chúng ta có thể sáng tác thơ dễ dàng, thơ vẫn âm điệu… nhưng đọc lại…thấy giựt
mình ... nó vô hồn… Nó có thể phá vỡ cái mà thơ đã dạt được trong quá khứ…tôi
rất sợ điều này.
Tôi muốn
phổ biến tập truyên “Thời Quá Độ”, nhưng không biết có in được hay không? Hai
tập dự định tiếp theo là “ Thời Mở Cửa” và “ Thời Hội Nhập”- tôi đang cố gắng
viết cho xong trong năm 2013…
MVL: Anh có thể đọc cho nghe vài bài thơ Anh mới
làm sau thời gian dài 30 năm “ngưng viết và đọc” không? Xin Anh cho biết thêm
“động lực và hoàn cảnh” bài thơ đã sáng tác…
CTNM: Vừa qua tôi có đi một chuyến, từ Sài Gòn ra
Quảng Bình, lúc đến Quảng Trị… lịch sử “Mùa
Hè Đỏ Lửa” lại ùn về, thú thật với anh, tôi đã khóc khi viết bài “Thơ Viết Trên
Cầu Thạch Hãn” nên khi gởi bài này cho anh Luân Hoán, tôi đã viết “…không phải gởi
bài thơ mà gởi cho anh dòng nước mắt…”. Bài thơ như sau:
THƠ VIẾT TRÊN CẦU
THẠCH HÃN
Về đây, thương đất, thương trời
Thương mây cuối dốc, thương đồi xa xa
Thương từng ngọn cỏ, cây hoa
Thương vuông đất trắng đã pha máu hồng
Về đây, thương cả ba sông
Sông Chia, sông Hận, sông dòng Nghĩa Trang*
Không mồ, nên kiếp chưa tan
Hồn soi bóng nước, lang thang mây trời
Đò xuôi, xin nhẹ, đò ơi **
Đáy sông còn đó bạn tôi đang nằm
Về đây, trời lạnh căm căm
Thương em, thương mẹ tháng năm quê nghèo
Giã từ còn mãi trông theo
Lệ nhòa gởi lại, lưng đèo anh qua.
*sông Chia: sông Bến Hải, sông Hận: sông Mỹ
Chánh, sông Nghĩa Trang: sông Thạch Hãn
** ý thơ Lê Bá Dương
Quảng Trị, 12/10/2012
MVL: Trong
gần nửa thế kỷ sống với thơ ca – có lẽ Anh có nhiều kỷ niệm vui buồn đáng nhớ?
CTNM: Có lẽ
MVL cũng như tôi – anh em mình đều có nhiều kỷ niệm buồn vui với bằng
hữu không sao kể hết! Ở đây – xin kể lại kỷ niệm nho nhỏ để cùng chia vui với
nhau thôi:
Sau
khi ấn hành tập thơ đầu tay “Trong Mặt Trời Buồn” ((1967) tôi đã
mang 60 tập đến gởi cho Nhà Sách Khai Trí (nhà sách lớn bậc nhất Sài Gòn bấy
giờ). Sau vài tháng, tôi ghé lại hỏi thăm về việc phát hành và xin thanh toán
tiền sách (nếu có bán được cuốn nào?). Cô nhân viên phụ trách sau một lúc kiểm
tra và trả lời: không thấy còn bản nào… nhưng tôi nghĩ nó còn lẫn lộn đâu
đó...Thơ kể cả các nhà thơ nổi tiếng…còn ế mà? Và, cô hẹn tôi hôm sau đến – vì “cần kiểm tra lại, có
còn tồn đọng trong kho hay không”. Đúng hẹn – tôi lại đến. Cô nhận viên mỉm
cười: “Xin lỗi Ông, tôi thật không ngờ tập thơ của Ông đã bán hết cả
rồi!”
MVL: Vậy
là nhà thơ lại có…chút tiền rủng rỉnh để gặp bạn bè lai rai vài chai Sài
Gòn rồi?
CTNM: Dĩ nhiên là vậy rồi! Niềm vui nào cũng cần
chia sẻ mà…
MVL: Anh có hai bài thơ được phổ
nhạc gây ấn tượng sâu đậm trong bằng hữu và người thường ngoạn lúc
bấy giờ (thập niên 70) đó là bài “Lời Tình Buồn” (Vũ Thành An) ,
và “Năm Mới” ( Phan
Ni Tấn ) – cả hai bài đều là tiếng nói chung của tuổi trẻ về tình yêu, nỗi buồn
và thân phận đất nước – anh có cảm nghĩ thế nào khi thơ mình được bằng hữu trân
trọng yêu quý phổ nhạc?
CTNM: Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì đã được hai
người bạn nhạc sĩ cảm thông và chia sẻ bằng những âm sắc tuyệt vời! Nhờ lời ca
tiếng nhạc hòa điệu tâm huyết– hai bài thơ đã thêm một lần nữa đươc công chúng
đón nhận …Tôi có dịp sống chung với anh Vũ Thành An một thời gian khi cùng bị
động viên ở quân trường Thủ Đức, nhưng với anh Phan Ni Tấn – thì mãi sau nầy,
hơn 40 năm mới liên lạc được! Anh Phan Ni Tấn đã tâm sự trong bài “Năm Mới Còn
Hoài”: “ (…) Năm Mới đến với tôi bằng hơi thở, bằng nỗi nhớ thương vừa dịu dàng
mà ray rứt, nhè nhẹ mà chua xót của tình yêu đôi lứa, cùng nỗi đắng cay, khắc
khoải của kiếp người (…) Tôi đã phổ nhạc cho bài thơ trong vòng một giờ (…)” Tình
văn thật đậm đà cao quý, anh nhỉ?
MVL:
Tôi biết Anh Chị chỉ có cô con gái rượu – du học và định cư ở Mỹ - vậy trong
tường lai Anh Chị có ý định sum họp với cháu không?
CTNM: Các cháu cũng đều mong mỏi vậy và
đề nghị từ lâu – nhưng chúng tôi chưa quyết định. Gần đây –Nhà tôi đã sang với
con trước vì đứa cháu ngoai 8 tuổi bị ung thư máu, cần bà ngoại, thỉnh
thoảng tôi qua Mỹ vài tháng rồi về. Tôi còn 3 con và 6 đứa cháu nội, ngoại ở Việt
Nam.
MVL: Mong Anh Chị và các cháu, dù đối diện
với hoàn cảnh nào cũng an vui, hạnh phúc
…
Có
một câu hỏi vui – sau cùng, nhà thơ đồng ý trả lời không?
CTNM: MVL cứ hỏi! Mình đâu có gì giấu Long?
MVL: Nhà thơ CTNM tài hoa và đẹp trai vậy –
có lẽ lắm cô “mê”?
CTNM: Tôi đọc cho Anh nghe bốn câu này – trong
bài “Hồi Khúc” gởi anh Luân Hoán, thay cho câu trả lời- cho vui- thôi nhé!
“Thời
trai đời mù mịt
Nhưng
đẹp mã quá trời
Em
nào cũng mê tít
Chỉ
điều đó đúng thôi!”
Chúng tôi chia tay, hẹn một ngày sẽ
cùng nhau đi thăm anh Hoài Khanh ở Đồng Nai, cùng lúc đêm Sài Gòn đã bắt đầu
rực rỡ sắc mầu bên ngoài…
Quê Nhà, những ngày cuối năm 2012.
M.V.L
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét