Chạy ào chiếc xe vào sân nhà Hải,
Thuận đã nhìn thấy ba cái xe khác, “mấy cha đến sớm dữ ta”. Dựng cái xe xong,
anh bưng thùng bia vào trong nhà, không thấy ai ngoài mấy cái mũ bảo hiểm,
nhưng có tiếng nói cười vọng lên từ nhà sau. Thuận đi xuống.
-
A,
tới rồi hả? Phụ một tay đi.
-
Mấy
ông làm món gì đó?
-
Vịt
nấu chao. Luơn xào xả ớt. Cá rô chiên xù.
-
Ui
cha quá đã. Đâu làm gì đưa tui làm.
-
Ông
lột mấy tép tỏi làm chén nước chấm đi.
-
Xong
ngay.
Thuận nhanh tay vào việc. Gian bếp
chộn rộn tiếng khua khoắng chén bát dao thớt. Mùi thực phẩm cuộn vào nhau ngàn
ngạt.
-
Ông
không mang thằng nhỏ tới à?
-
Bữa
nay bên ngoại nó đón về chơi rồi. Mấy nhóc đâu?
-
Tụi
nó đang chơi trên lầu. Lát nữa đến đủ rồi cho một chầu lên đó.
Có tiếng xe máy chạy vào sân.
-
Hiển
tới, nghe tiếng xe là biết mà.
Hiển thường đi chiếc xe Nova nên tiếng
nổ hơi khác biệt. Nghe vài lần là rành thôi. Đúng là Hiển, theo sau là một bé
gái độ sáu tuổi, mặc một chiếc đầm vàng rất dễ thương.
-
Con
chào bác Minh. Con chào chú Hải. Con chào chú Thuận. Con chào chú Nam. Con chào
chú Chánh.
-
Ui
trời ơi. Mỏi miệng chưa con.
Tiếng cười rộ lên sau màn chào hỏi của
cháu bé. Hiển cũng cười rồi dắt tay con bé đi lên lầu. Khi xuống anh trở ra xe
lấy mấy túi đồ, đó là một ít trái cây, mấy xâu nem chua, và hai chai votka Hà
Nội. Bỏ mấy thứ lên bàn, một cách quen thuộc, Hiển đi vào một góc phòng lấy ra
một cái chiếu đôi trải ra giữa căn phòng giáp bếp. Vừa trải xong thì lại nghe
tiếng xe ngoài cổng, không phải một mà là hai, Quân và Mạnh, mỗi người kèm theo
một chú nhóc, chú nhóc của Quân lớn hai chú nhóc của Mạnh ba tuổi, tám và mười
một, cả hai nhanh nhẹn tụt xuống xe, rồi phụ hai ông bố xách mấy cái túi xốp đi
vào.
-
Con
đem bánh với rau câu lên lầu cho các em ăn với nha.
-
Dạ.
Bánh mì để đâu đây ba?
-
Đưa
chú. Chà bữa nay nhìn cu cậu ngon lành quá ta. Bữa hổm nhìn ẹ quá.
-
Bữa
đó con bị bịnh chứ bộ.
Nhóc Hiếu của bố Quân nhanh nhảu nói
rồi chạy ào lên cầu thang. Mấy ông bố nhìn nhau cười. Thế rồi mỗi người một
tay, lúc sau họ đã xoay quanh trên chiếc chiếu. Trên lầu, chí choé tiếng những
đứa trẻ, chúng cũng tròn một mâm với những thứ thức ăn thích hợp.
-
Dô
một cái cho khí thế đi. Chúc một chiều chủ nhật hoành tráng
nghe.
-
Hoành
tráng chi nghe to tát quá, chúc mừng mấy cái mặt mốc cả
già
lẫn trẻ một tháng bình an là tốt rồi.
-
Ê,
còn thiếu thằng Huy nữa chứ, sáng nó có gọi nói phải đưa hai đứa nhóc đi về
nội.
-
Cái
thằng vất vả quá.
-
Tụi
mình thì thằng nào chả vất.
Sau câu nói ấy, một khoảng lặng chùng
xuống. Hải vội khua đũa, hối :
-
Ăn
cá chiên đi cho nóng nè. Giòn rụm nha.
Những cái cười nhanh chóng như để khoả
lấp một cảm trạng.
CÂU LẠC BỘ NHỮNG ÔNG BỐ ĐƠN THÂN.
Đó là cụm từ được đặt ra cho một nhóm
đàn ông là lạ này đã ngẫu nhiên mọc ra trong một chiếu nhậu. Ban đầu mới chỉ là
ba người Hải, Thuận, Nam thỉnh thoảng đi uống cà phê, thỉnh thoảng gọi nhau để
hỏi chuyện làm sao cho con bớt sốt, làm sao để nấu một món ăn, làm sao để giải
thích một câu hỏi hóc búa của trẻ…sau, sau nữa thêm vào hai cái tên Minh và
Hiển thì coi như hình thành một cụm từ. Từ cụm từ ấy mà rồi kéo thêm dăm mạng
nữa. Và khả năng con số sẽ ngày càng tăng một khi tình trạng những quả bóng hôn
nhân liên tục bị đập vỡ như hiện nay. Có quá nhiều nguyên nhân để dẫn đến các
cuộc ly dị.
-
Ăn
nhậu gái gú như mình vợ bỏ đã đành, hiền lành một cục như thằng Huy mà cũng
không xong.
Quân nói sau một ngụm bia. Là một phó
phòng của một công ty kinh doanh bất động sản, với vai trò đối ngoại giao dịch,
những cuộc nhậu hầu như triền miên với Quân. Một tuần giỏi lắm được một hôm về
sớm với tình trạng khá tỉnh táo, còn thì luôn là giấc khuya với hơi men cùng bộ
dạng tã tượi. Có người vợ nào đủ kiên nhẫn để hết ngày này sang tháng khác với
một ông chồng gần như không còn thuộc về mình ngoài cái tài khoản. Nên rồi dù
đã hai đứa con, họ cùng đành thoả thuận chia đôi. Từ sau phiên toà ly dị, trong
tình trạng một ông bố đơn thân, buộc lòng công ty phải bố trí một công việc
khác. Nhiều khi nghĩ lại Quân cũng rất tiếc, nhưng biết làm sao được, có những
lối rẽ trong đời không ai có thể biết trước.
-
Hồi xưa thì nói đàn ông nhiều tham vọng, nhưng
bây giờ đàn bà còn tham vọng gấp mấy đàn ông nữa.
Họ đang nói về Huy. Một trung niên mới
hơn ngoài ba mươi, hai vợ chồng cưới nhau khi còn khá trẻ, lúc ấy cả hai đều có
một công việc khá ổn định. Nhưng rồi ngày tiếp ngày, những biến chuyển của
ngoại quan kéo theo cả sự biến chuyển tâm sinh lý. Cô vợ năng động trẻ trung
nhanh nhạy luôn biết nắm bắt những cơ hội tốt cho mình, nên chẳng bao lâu đã có
một số điều kiện nổi trội hơn chồng. Huy cũng không phải là không có tham vọng,
nhưng không phải tham vọng nào cũng được hiện thực trong thời gian ngắn nhất
với những tương hổ thuận hợp nhất. Và rồi, một khi người ta luôn hướng đến
những mục tiêu cao hơn và xa hơn, thì tất nhiên người ta không thể bằng lòng
với những hiện tại. Có úp mở gì rồi cũng đến lúc phải huỵch toẹt. Huy tái tê
trước đôi môi xinh mới ngày nào còn thốt lên những lời tình yêu nồng cháy, giờ thì
buông ra một sự chọn lựa đến bình thản. Tuy toà xử hai đứa con chia đôi, nhưng
Huy thoả thuận với vợ để cho mình nuôi cả. Cũng không quá khó khăn với một
người phụ nữ còn quá nhiều cơ hội đang giăng phía trước. Thế là Huy với tất tật
mọi việc chung riêng, bà nội đã già nên cũng chẳng giúp gì được cho hai cháu,
và Huy thì cũng không muốn phiền hà cho mọi người. Có vài người bạn thân thiết,
thi thoảng hỗ trợ.
-
Thì
thời đại nam nữ bình quyền mà.
-
Bình
thì cũng tuỳ từng vấn đề thôi chứ. Tui hỏi mấy ông, vợ mà cứ thích nhảy lên đầu
mình ngồi thì ai mà chịu nổi. Nhiều bữa đi làm về trễ mệt bở hơi tai ra, không
thăm hỏi được một câu lại còn chì chiết “con nào con nào…”, cứ làm như đàn ông
ngoài chuyện đó ra thì không còn chuyện gì khác nữa, hết con nào thì lại tiền
tiền…nhiều khi ra đường xấu hổ với mọi người, móc ví ra không còn một đồng lẻ.
Chánh bực bõ trong cơn giận. Đúng là
chẳng ai biết được những gì sẽ diễn ra với mình. Một công việc ổn định với mức
thu nhập khả quan cả chính lẫn phụ, một cô vợ xem cũng được được với một cô con
gái bé bé xinh xinh. Những tưởng rồi cứ thế mà rủng rinh tháng ngày. Nhưng cái
nòi ở không hay bồng lắm chuyện. Cô vợ khá nhàn nhã công việc nhà, lại không
phải lo toan kinh tế, thế là rảnh rang đi hóng hớt, rảnh rang mà nghiêng ngó
chuyện lá lai. “Sợ mất chồng” luôn là cái mầm bệnh trong mỗi người đàn bà. Cái
mầm bệnh ấy sẽ phát nặng nếu các bà cứ túm tụm vào nhau là bàn khôn tán ngoan
những mánh những mẹo. Lại giỏi trò soi mói đơm đặt chuyện thiên hạ, vui cho
thoả cái tính đố kỵ của mình thì chớ lại còn tự vận vào cảnh nhà, tự ám ảnh tự
suy diễn, tự áp đặt những hiện tượng về người chồng. Thế là tra gạn, căn vặn,
đón đầu đón đuôi. Đàn ông ra ngoài xa hội là phải giao tiếp, đương nhiên với
đặc tính của tạo hoá, họ cũng không mấy khi có thể nghiêm túc hết được, chỉ là
tuỳ theo từng giới hạn, và dù thế nào thì họ vẫn coi trọng gia đình của mình.
Nhưng với những người vợ lắm sợ nhiều lo, thì sự ám ảnh không dễ gì gột bỏ,
không chỉ sợ mất chồng mà có khi sợ mất tiền nhiều hơn.
-
Mấy
bả truyền tai nhau chiêu giữ tiền chứ không giữ chân, không có tiền đố có đi
đâu được. Nhưng mà mấy bả có biết đâu làm thế là làm nhục chồng mình trước.
-
Trong
mắt của mấy bà thì đàn ông tụi mình toàn những thằng lừa đảo, vô tích sự, có
khi còn là ngu dốt nữa. Nhiều lúc dạy mình như dạy con vậy. Nổi điên lên thì
lại bảo mình là gia trưởng. Mệt mỏi quá, không chịu nổi nữa, thôi chia tay cho
xong. Chỉ tội tụi nhỏ.
Thuận nói, giọng pha chút cay đắng.
Cho đến bây giờ, sau hai năm ly dị, Thuận vẫn như còn váng vất bởi những gây
gỗ, bực dọc, phân trần thậm chí cả đập phá mỗi lúc thần kinh căng thẳng đến
không thể kềm chế. Sau gần mười năm chung sống, thống kê lại thì những ngày
được gọi là hạnh phúc chỉ vào khoảng một phần năm thời gian. Còn lại là những
tháng ngày nặng nề mệt mỏi. Cuối cùng, hai đứa con chia đôi, tài sản chia đôi.
Một cái thở phào khi chấm dứt một cuộc hôn nhân.
-
Thì
cũng vì con mà cứ gắng gỏi mãi, mà gắng gỏi bao nhiêu thì mợ lại càng được thể
làm nư làm lừng bấy nhiêu. Hơi một chút là khăn gói về nhà mẹ, hơi một chút là
cơm không nấu con không chăm. Đàn bà như thế thì lấy chồng làm gì. Hồi xưa cũng
vì tí cái sắc, mà thành ra…
Mạnh tiếp lời Thuận. Hai người có một
cảnh ngộ khá tương đồng. Nhưng cô vợ của Mạnh thì đỏng đảnh hơn một chút, vốn
là con gái út được cưng chìu, nên cứ hơi có chuyện là cô ta làm lừng làm lẫy,
vài lần đầu, Mạnh còn nén tự ái, đến nhà vợ nhận lỗi lệch rồi xin đón vợ về,
sau khi nhận một tràng giáo huấn nhiếc móc của bà mẹ vợ. Nhưng rồi không thể
kéo dài mãi cảnh trạng như vậy, nhất là khi nhìn thằng cu con bò lê bò la khóc
vì đói, đó là cách mà cô vợ thường xuyên dùng làm chiêu để tra tấn chồng. Để
rồi, cũng một lần cô nàng lại khăn gói về nhà mẹ, nhưng sẽ không bao giờ còn
cảnh chồng phải đến đón về nữa, mà chỉ có giấy gọi của một phiên toà.
-
Thì
đã có câu rồi đấy thôi “Chỉ vì một làn môi một khoé mắt mà bê về cả một con
người”.
-
Đành
rằng mình thì cũng không phải là hay hớm gì, ai cũng có mặt xấu mặt tốt. Buớc
vào hôn nhân là để tìm hạnh phúc, chứ đâu phải để đoạ đày dằn vật nhau.
Hiển nói với một vẻ mặt ủ dột, vợ Hiển
trước hết là một cô gái đẹp, và cô cũng khá suôn sẻ may mắn trên con đường sự
nghiệp, Hiển luôn chìu vợ, sẵn sàng tạo điều kiện để vợ phấn đấu, mặc dù trong
thâm tâm anh cũng không thích thú gì cảnh vợ chưng diện để đi hết buổi tiệc này
đến chiêu đãi khác. Nhưng với một tầm mức cũng khá tương đồng về mặt xã hội,
anh hiểu phụ nữ có chút tài năng và nhan sắc luôn phải đối phó với rất nhiều áp
lực. Việc nhà cũng vì thế mà anh dần phải cáng đáng nhiều hơn. Thi thoảng anh
nhắc nhở đôi câu thì cảm nhận được cái cau mày của vợ. Thế rồi sau một chuyến
công tác khá dài ở nước ngoài về, vợ anh lạnh lùng đưa ra trước mặt anh một lá
đơn. Khá bàng hoàng và sững sờ, nhưng ngay lập tức anh biết, không thể có cơ
hội cứu vãn khi nhìn vào ánh mắt đầy cương quyết của vợ. Đứa trẻ năm tuổi đi
theo cái dắt tay của bố ra khỏi phòng xứ án.
-
Phụ
nữ bây giờ được tự do thì lại tự do quá trớn, người đi làm công sở thì ra đều
ta đây cũng chức vị cũng tiền bạc, về nhà thì ra giọng coi thường chồng, người
không đi làm mà buôn bán thì có khi tiền kiếm được còn gấp mấy lương chồng, nên
quyền hành trong nhà coi như nắm hết trong tay, người không làm gì mà được
chồng chìu một chút thì tự coi mình như bà hoàng, chỉ chăm chăm ăn diện, bữa
cơm nấu không nên hồn, cứ như mình là cu li phải phục vụ bà lớn vậy.
-
Cái
gì cũng có tính hai mặt, vấn đề là người ta phải biết vận dụng thế nào cho phù
hợp và có định lượng. Xã hội thì vẫn cái nhìn thiên kiến rằng cứ vợ chồng ly
hôn là lỗi thuộc về đàn ông, họ đâu nghĩ rằng phụ nữ ngày nay cũng đủ trò ma
mãnh. Ừ thì họ có xử tệ với mình thế nào thì cũng coi như chuyện vặt, mình cũng
chẳng chấp, có bực bõ giận dữ rồi cũng thôi, nhưng con con cái, chúng bé như
thế mà bỏ bê, có khi còn sử dụng chúng như một thứ công cụ trong việc mè nheo
hay tra tấn mình, thì chẳng có thằng đàn ông nào kiên nhẫn được hết.
-
Hình
tượng người mẹ luôn là một ánh lung linh huyền diệu với con trẻ, nhưng có những
người mẹ thời nay thì thật là….
-
Ba
ơi ! Em khóc đòi ba kìa.
Tiếng một cậu trai đứng giữa cầu thang
la lớn khiến Nam
bật dậy. Cuộc hội thảo bất kỳ bị gián đoạn. Một sự im lặng bao trùm, ai cũng
lắng vào suy tưởng riêng mình, bất chừng một tiếng thở dài não nuột:
- Đàn bà. Không có họ thì cuộc đời
cũng mất thi vị đi một nửa, nhưng có họ thì nhiều khi cũng chẳng sung sướng gì.
Họ hành hạ ta, họ cấu nhéo ta, họ băm bổ ta, họ chì chiết ta…nhưng ta thì vẫn
không tách rời khỏi họ được, sao ông trời làm khổ ta thế nhỉ?
-
Trời
sinh ra hai phái để mà tương quan hỗ trợ nhau, để mà đem vui đổ buồn cho nhau.
Họ thì cũng kêu ca than vãn là đàn ông chúng ta làm khổ họ. Suy cho cùng đó là
cái nghiệt oan cơn cớ từ con tạo xoay vần mà ra vậy.
-
Nhiều
lúc con khóc đòi mẹ, mình đứt ruột ra, mình có thương con chăm con mấy thì cũng
không bằng mẹ nó, hỏi mấy ông chứ, đàn ông mà phải cầm cây kim sợi chỉ khâu cái
nút áo cho con thì đau lòng đến thế nào. Đàn bà họ có sẵn chức năng làm mẹ, họ
chăm sóc con cái không đến nỗi khó khăn, còn mình, việc cơ quan đã bù đầu tối
mắt, còn phải đưa đón cơm nước cho con, hàng lô làng lốc việc nhà, nhiều lúc
chán đời quá mệt mỏi quá, muốn chết cho xong.
-
Thôi
dô cái đi, nghe hồi nữa chắc tự tử thiệt quá. Mà nghĩ cũng kỳ ha, gà trống nuôi
con thì cực vậy đó, nhưng cha nào ly dị là cũng muốn giữ con. Là sao?
-
Thì
bỏ vợ dễ chứ bỏ con sao được. Hỏi ông, vợ mình rồi nó cũng lấy thằng khác, thử
tưởng tượng lúc thằng bố dượng dang tay tát con mình, chịu nổi hông? Đàn bà
chịu thương con chồng đã khó, đàn ông mà thương con vợ còn khó hơn. Làm sao mà
giao con đi được, ngoại trừ bất khả kháng, mà phần lớn phụ nữ bây giờ ly hôn là
trả con cho chồng không à, để rộng cẳng mà.
-
Có
lần tui đi trên một chuyến xe, thằng tài xế cũng còn trẻ thôi, nghe một cuộc
điện thoại của nó như dzầy “Con hả con, bố nè, em đâu…vậy hả…mẹ đâu…đi đâu rồi
à…bà ngoại cũng đi rồi à…hai anh em ăn sáng chưa…ăn gì…lại bánh mì…ờ mẹ về kêu
mẹ nói chuyện với bố đi…em à, em coi con giùm tui đi…đi hoài chứ coi ngó gì tụi
nó đâu…bà ngoại bà ngoại…hổm mới đưa mấy triệu rồi…tiêu tiền như xả rác dzậy ai
chịu cho nổi…tao nói thiệt mày tao kẹt quá mới phải để tụi nhỏ ở đó…mày…mày là
cái thứ bần cùng xã hội.” Cụp một phát. Xong phim. Mấy ông nghe có thấy nẫu
người ra không? Tui nghe xong nghĩ mình vẫn còn khá hơn, có vất vả một tí nhưng
hàng ngày chăm nom con cái mình cũng đỡ tội cho tụi nó.
-
Xã
hội vẫn có cái nhìn ưu ái và cảm thông với những bà mẹ đơn thân, còn những ông
bố đơn thân như tụi mình có ai hiểu giùm cho chút hông ta?
-
Kiếm
đại bà nào tàm tạm về lo cho tụi nhỏ đi mấy ông à.
-
Nói
nghe dễ thế, thứ nhất là để cho nguôi nỗi ám ảnh đã, thứ hai là phụ nữ bây giờ
không có mấy ai chịu để trái tim lên đầu đâu, họ cũng nhắm nhe lắm à, anh nào
tầm tầm, tiền hổng bao nhiêu, địa vị hổng bao nhiêu, lại còn đeo một hai cái rờ
moọc nữa thì chả mợ nào dám gánh đâu.
-
Ngày
xưa thời thế tạo anh hùng. Ngày nay thời thế…lại khốn cùng…bó tay.
-
Cũng
không đến nỗi bó tay đâu, cũng còn những người phụ nữ nhân hậu, chỉ là ta có đủ
duyên để gặp không thôi. Nhưng mà đợi tụi nhỏ lớn lớn tí đã. Vội vàng lỡ tránh
vỏ dưa gặp vỏ dừa hết hơi.
Minh là người lớn tuổi nhất hội, anh
lập gia đình khá trễ, gần bốn mươi mới rước về một cô vợ trẻ. Ban đầu ai cũng
bảo “chồng già vợ trẻ là tiên”. Tiên đâu không thấy, một đằng thì trầm tĩnh
chín chắn, lại quen sống tự lo liệu suốt bao năm, một đằng còn tung tăng bay
nhảy, nhiều khi đỏng đảnh trò trẻ con, ham chơi hơn ham làm, anh cứ ráng nhịn
ráng nhịn, nghĩ vợ trẻ người non dạ thì mình dạy dần vậy. Nhưng bất ngờ một
ngày, anh phát hiện vợ đi cùng một tay trẻ trai, thì anh cay đắng mà ôm con.
Đứa trẻ chỉ mới hai tuổi. Không còn cách nào khác, cho dù…
-
Ông
một đứa lại có bà nội hỗ trợ còn đỡ, tui hai đứa, ăn chơi học hành bình thường
là may, còn đứa hu hi đứa hắt xì, vắt chân lên cổ không biết trời là đâu đất là
đâu. Nhưng mà nói thiệt, kiếm vợ cho mình thì không khó, kiếm mẹ cho con mình
thì cả một vấn đề. Có tụi nó rồi, mình không thể chỉ theo ý riêng của mình
được, làm gì cũng nghĩ cho tụi nó trước.
Nam
vừa bước trở lại chỗ ngồi nói luôn. Chuyện của Nam có hơi khác một chút. Nam lấy vợ
không do tình yêu. Mà vì một một mục đích thăng tiến. Vợ Nam là một phụ nữ trung bình, nhưng cha cô là
tổng giám đốc công ty Nam
làm. Cô yêu Nam, dù biết Nam đã
có người yêu. Và cách duy nhất để có được Nam là phải nhờ cha cô lo liệu. Nam nghĩ khá
đơn giản khi quyết định nhận lời. “Với đàn ông sự nghiệp là quan trọng nhất”.
Nhưng khi về sống chung, mới lộ dần ra những điều không thể lường trước. Đã
phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng cuối cùng thì lòng tự trọng tối thiểu của một
thằng đàn ông đã không cho phép Nam
đánh đổi thêm được nữa. Nam rời khỏi nhà vợ, đồng nghĩa gần như với hai bàn tay
trắng, nhiều người khuyên tạm để hai đứa trẻ ở với mẹ nó, khi nào tạm ổn sẽ đón
về, nhưng một khi lòng đã quyết và không muốn hai con nhiễm phải lối sống trịch
thượng trưởng giả vô lối, anh tìm một căn nhà trọ rẻ tiền và bắt đầu một chặng
đường vật vã.
-
Thôi
thì trước mắt có cái câu lạc bộ đặc biệt này chạy lui chạy tới cho nhau là tạm
ổn rồi. Chuyện gì nữa tính sau. Dô cái nào.
Hải đệm một câu cho bầu không khí giãn
ra.
-
Uống
vừa thôi, còn lo cho tụi nhỏ. Ờ mà xem ra trong mọi hoàn cảnh, ông Hải có vẻ
hạnh phúc nhất ha.
-
Nói
chi kỳ dzậy ông, dzợ người ta chết mà ông kêu là hạnh phúc?
-
Hổng
sao, tui hiểu mà. Bởi mấy ông nghĩ rằng tui không phải chịu nỗi đau bức ách từ
những góc độ khác, những nỗi đau của sự mất mát vĩnh viễn có khi là dai dẳng
nhất. Nhưng nói là hạnh phúc cũng có phần đúng, vì bả chết khi tình cảm tụi tui
vẫn đang khá ổn. Nên buồn thì vẫn buồn nhưng nghĩ đến kỷ niệm cũng vui vui.
Cũng may mà thằng nhỏ tui nó cũng lớn lên khoẻ mạnh. Thôi thì má nó ngắn duyên
chịu vậy. Mỗi người mỗi phận mà.
Vợ Hải khá ốm yếu, nhưng thương nhau
thì cứ lấy. Ngờ đâu sau khi sinh đứa con đầu lòng, cô đau ốm triền miên rồi mất
khi con mới gần sáu tháng tuổi. Hải xất bất xang bang trong thời kỳ ấy. Rồi
những hỗ trợ từ phía người thân bạn bè cũng giúp anh qua được. Giờ cháu bé đã
gần năm tuổi, nhưng hình bóng người vợ vẫn lẩn quất trong tim, nên anh chưa mặn
mà gì chuyện tiếp nối. Đàn ông, tuy có thể đa cảm, nhưng tình yêu cũng không
phải là thứ để có thể dễ dãi phân chia.
Tiếng trẻ nô đùa trên tầng vọng xuống,
những ông bố lóng tai nghe, khoé miệng hơi nhếch lên, nhưng ánh mắt thì đăm
chiêu với vẻ buồn man mác. Những chiếc ly trống không. Giáp tường vẫn còn non
nửa thùng bia. Chúng sẽ nằm im đấy trong một tháng tới.
Tiếng xe máy chạy ùa vào sân một cách
gấp gáp. Những cái đầu ló ra, Đức như nhảy khỏi xe, tay ôm một đứa trẻ bé xíu
gói trong cái khăn bông, cậu nói như khóc:
-
Các
anh ơi! Cứu em với. Hoá ra con vợ em nó có thai với người khác trước khi lấy
em, giờ em phát hiện ra thế là nó bỏ đi để lại con nhỏ đây, em phải làm sao bây
giờ…???
Mấy cái mồm há mà không phát ra được
tiếng nào. Đức mới đám cưới năm ngoái. Bất chợt …
- Trời ơi, trời ! Thời buổi này là
thời buổi gì dzậy trời???
ĐÀM
LAN (Đắk Lắk)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét