Ngôi
nhà nằm lọt thỏm giữa những vòm cây nhẫy nhược. Mái ngói rêu bám đầy. Từơng xám
xịt. Nó lặng lẽ, u buồn. Cửa khép im ỉm. Những ô cửa sổ mở he hé như sợ không
khí lọt vào. Chúng tôi bỗng e ngại, bước
chậm dần dù Khải niềm nở:
- Vô nhà mau lên các bạn, chắc ba mình mừng
lắm!
Khải mở toang cửa, chạy ào vào nhà. Tiếng
“ ba ơi!” vỡ ra, lan rộng, xoáy trên mái vòm cao. Chúng tôi đứng ngơ ngác nhìn
những đồ vật bằng gỗ cẩn xà cừ óng ánh. Bộ sa- lông ít người ngồi bám một lớp
bụi mờ mờ. Trên cái tủ thờ có một khung hình người đàn bà trẻ. Khuôn mặt trẻ
phảng phất nét u ẩn, trầm tư . Có lẽ đó là mẹ của Khải. Bà mất từ lúc nó mới
lên năm và Uyển, em gái Khải vừa tròn hai tuổi. Ngôi nhà càng quạnh quẽ khi
Khải lên thị xã học. Nó thường ngồi thừ người hàng giờ đăm đắm nhìn về phía chân trời. Có lẽ Khải nhớ
nhà, nhớ ba và em gái. Mỗi tuần, ông Tư- ba Khải mang tiền, gạo, thức ăn lên
cho nó một lần. Ông không muốn con trai mất thời giờ lên xuống để thăm nhà. Con
trai ông phải có thời gian học tập rèn luyện. Ông đâu biết đứa con trai của ông
giàu tình cảm. Lúc nào nó cũng hướng về quê nhà, lo lắng đủ thứ. Nào là vườn
rộng, chôm chôm đã vào mùa thu hoạch mà chẳng có ai giúp ba. Sầu riêng chín
rụng lộp độp suốt đêm, chắc Uyển thêm vất vả. Thế nào con bé cũng gầy thêm chút
nữa. Khải cứ nhắc đi nhắc lại mãi khiến bọn tôi xót cả ruột. Tôi quát:
- Nhớ thì về thăm. Có khó gì mà than mãi!
Khải lắc đầu. Tôi cảm thấy vừa bực bội
vừa thương thương thằng bạn hiền lành. Khải còn tốt bụng nữa. Quà của gia đình
nó mang ra chia đều cho bọn tôi. Bài vở nó làm xong, đứa nào mượn để … copy, nó
cũng sẵn lòng. Bọn tôi thường bảo nhau:
- Thằng Khải tướng là học sinh mà bụng dạ
Bồ Tát bây ơi!
Tuần này bác Tư không lên thăm Khải mà
nhắn nó về quê ăn giỗ mẹ. Khải mừng quýnh. Bọn tôi cũng mừng khi được Khải rủ
theo. Nhà Khải đơn chiếc thật. Một mình bác Tư lo tưới tiêu, vun gốc, bắt sâu,
hái trái, buôn bán. Việc nhà oằn vai Uyển, cô học trò lớp tám trường huyện.
Thoạt đầu, tôi lo lắng khi trông thấy dáng người mảnh mai của Uyển. Nhưng khi
được tận mắt nhìn cô bé vừa đi học về đã vội quẳng cặp, thay đồ rồi vấn mái tóc
dài thành một cục toòng teng dưới ót. Uyển xắn tay áo lao vào việc nhà. Uyển
quay bọn tôi như quay… bông vụ. Với giọng ngọt như đường phèn, Uyển bảo:
- Anh Khanh lột tép giùm em nghen!
- Anh Tân
cắt cổ hai con gà giùm em với.
- Anh Khải nạo dừa thì khỏi phải chê. Anh
giúp em nha!
Ba thằng con trai thành phụ bếp cho Uyển
xào xào nấu nấu. Loáng cái đã làm xong bốn món ngon tuyệt: gỏi ngó sen tép
luộc, thịt ba rọi, đồ lòng gà xào đậu que, gà nấu cà ri và súp gà . Thằng Khải
bắt chước em gái tỉa hoa ớt trông cũng đẹp lắm. Tôi lấy hành tỉa thành những
hoa lan thơm nồng. Còn Tân cắt sa-bô-chê thành những cái hoa năm cánh. Cả bọn
hì hục chưng bày. Cuối cùng cũng làm được
một mâm cỗ vừa ngon vừa đẹp mắt. Bác Tư cứ cười ha hả. Bác có vẻ vui
lắm. Lên mâm, bác cứ mãi nhìn tụi tôi mà cười rạng rỡ. Trông thấy tôi cứ sì sụp
húp súp gà, Uyển hỏi:
- Em đố anh Khanh biết nguồn gốc của món
súp gà?
Tôi cười trừ, Uyển liền
huyên thuyên:
-
Đây là món ăn đã xuất hiện từ năm 3000 trước Công Nguyên tại Ai Cập. Một
tên nô lệ đã đánh cắp một con gà của nhà vua rồi giấu trong nồi nước sôi. Thịt
gà chín, bốc mùi thơm lừng khiến cho người ta phát hiện ngay. Tên tội phạm và tang vật được mang ra
trước bệ rồng. Trông thấy nồi thịt gà bốc khói thơm phưng phức, vua … chảy nước bọt. Ngài liền húp thử và mê tít
liền. Nhà vua tha tội cho tên trộm gà và phong thêm một chức quan… đầu bếp cung đình. Từ đó tên đầu bếp nấu súp
phục vụ nhà vua.
Tân vỗ tay:
- Hay quá! Còn súp cua, súp đậu, rau … có lịch
sử không Uyên?
Cô bé vênh mặt:
-
Không! Chẳng qua đó là sự sáng tạo của con người. Có thể do ảnh hưởng
nền văn hoá nước nhà mà họ có những món ăn đặc thù đậm đà bản sắc dân tộc. Ví
dụ như ở Địa Trung Hải người ta thích ăn súp tỏi vì họ cho rằng tỏi giúp họ
tránh được xui xẻo, bệnh tật. Ở Triều Tiên, người ta thích ăn súp rắn vì nghĩ
rằng sẽ sống lâu như rắn. Ở Mỹ thích súp cà chua, người Đức thích súp đậu Hà
Lan…
- Em định cho tụi anh đi vòng quanh thế
giới để ăn súp phải hôn?- Khải cắt ngang
Uyển măc cở, cười lỏn lẻn.
Tân có vẻ khâm phục Uyển:
-
Làm
sao Uyên biết nhiều chuyện hay quá vậy?
- Em đọc sách, báo. Gặp cái gì
hay, em chép lại hoặc cắt ra để dành lâu lâu
đọc cho vui.
Bác Tư cười hiền lành:
- Con nhỏ này mê đọc sách còn hơn
mê ăn. Bác cho nó bao nhiêu tiền nó cũng mua sách. Mấy cái tủ đã chứa đầy sách rồi mà chưa chịu
thôi. Ăn cơm xong Uyển mở tủ khoe sách với bọn tôi. Mỗi loại sách để một ngăn.
Sách khoa học, hoa kiểng, nấu ăn, truyện nước ngoài,… Uyển lý sự:
- Sách là người bạn thân không
bao giờ phản bội chúng ta. Một nhà văn đã nói như vậy. Mấy anh thấy không? Em
có rất nhiều bạn trung thành.
Bây giờ thì tôi hiểu vì sao Uyển học giỏi
nhất trường huyện. Dù ở vùng nông thôn, nhưng với sự ham hiểu biết đã giúp Uyển
tiến bộ, có kiến thức rộng hơn bọn tôi nhiều. Tôi chợt nhớ tới mấy quyển truyện
tranh Nhật Bản mà tôi đã từng mê tít chỉ để lại trong đầu tôi những tiếng “bùm,
chát, đùng, oái….” Đúng là đi một đàng, học một sàng khôn. Lần này trở về nhà,
tôi phải xét lại cách học tập, giải trí của bản thân. Tôi quyết định ngày này
năm sau khi trở lại ngôi nhà cổ thăm gia đình Khải, tôi phải làm cho Uyển phải
ngạc nhiên mà bảo:
-
Ồ,
anh giỏi quá!
Dương Ngọc Vân Khanh (Trà
Vinh)
Bài tuy ngắn những chứa đựng nhiều thông tin . Con giỏi lắm!
Trả lờiXóaChào cháu,
Trả lờiXóaCái đáng quý của con người là tri thức, là vốn sống, chứ đâu phải ánh sáng văn hoá chỉ đến ở phố thị, phải không cháu? Chú hy vọng sẽ còn đọc nhiều truyện hay của cháu. Thân mến!
Cháu cám ơn Chú Bùi Đức Ánh . Cháu sẽ cố gắng. Chúc chú khỏe và sáng tác dồi dào.
Trả lờiXóa