Kính dâng mẹ
Một
mùa mưa nữa lại về! Lòng con chùn xuống, tiếng mưa rơi là lòng con lệ nhỏ mẹ
ơi!...
Mẹ
ra đi đã mười một mùa mưa rồi! Mẹ về cõi vĩnh hằng, có lẽ nơi đó, mới đem lại
niềm an lạc cho mẹ.
Ngày
mẹ còn trên đời, mẹ thường nói: “Nếu có kiếp sau, mà làm được người phú quý,
cao sang, thì mẹ cũng chẳng màng đến”. Con hỏi vì sao, mẹ trả lời: “Kiếp người
phải thọ: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, và còn nhiều nỗi khổ khác nữa. Mẹ chỉ mong được
vãng sanh về cõi Phật mà thôi!”
Có
lẽ vì thế mà lối sống của mẹ không một ai chê trách điều gì.
Mẹ
là người phụ nữ chịu thương, chịu khó và cũng chịu nhiều nỗi khổ đau.
Con
trai đầu lòng của mẹ mất vì bác sĩ điều trị nhầm bệnh. Mẹ đau đớn vật vã vì mất
đứa con yêu kháu khỉnh của mình.
Một
năm sau, ba con lại tập kết ra Bắc, khi mẹ đang mang thai con vừa được hai
tháng. Thế rồi con chào đời trong hoàn cảnh đất nước: Bắc – Nam chia cắt
đằng đẵng hai mươi năm. Kể sao cho hết nỗi khổ đau của người phụ nữ trong hoàn
cảnh này, phải không mẹ?
Sau
lần ốm nặng và làm ăn thất bại, mẹ đã gượng dậy và cố gắng làm việc để có tiền
nuôi con. Mẹ vất vả, thức khuya, dậy sớm, nào bán bún, làm nem chả, bánh cuốn,
rồi sau đó lại chuyển sang đan áo, thêu, may, cuối cùng là làm bánh mứt.
Ngày
Tết me làm các món như mứt gừng, mứt bí, mứt dừa v.v… Ai cũng khen mứt mẹ làm
vừa đẹp, vừa ngon. Với nghề làm bánh, cuộc sống của gia đình đã ổn định hơn.
Tuy làm việc vất vả, nhưng mẹ rất vui vì có đủ tiền nuôi con ăn học đến nơi đến
chốn.
Vì
quá yêu con,mẹ không cho rời nửa bước. Khi con đến tuổi đi hộ, mẹ là cô giáo
đầu tiên dạy con học chữ. Người trong xóm cũng đưa con đến học, thế là bỗng
nhiên mẹ trở thành cô giáo.
Thời
gian cứ thế trôi qua, rồi vào một đêm đông lạnh giá, bà ngoại qua đời. Căn nhà
trở nên trống vắng hơn. Mẹ lại lặng lẽ, buồn bã và rồi quyết định cho con đến
trường học khi con lên lớp nhì (lớp 4). Mẹ vừa là mẹ lại vừa thay cha nuôi nấng
giáo dục con điều hay lẽ phải, cách cư xử với mọi người.
Chiến
tranh ác liệt, Mỹ ném bom miền Bắc, mẹ lại lo sợ cho số phận của ba. Mẹ ăn chay
cầu nguyện cho ba được an lành, cho đất nước hoà bình, thống nhất.
Ngày
con thi đậu Tú Tài, là ngày mẹ mừng vui khôn xiết khi bà con hàng xóm đến chúc
mừng.
Rồi
hoà bình, đất nước thống nhất, ba con trở về đoàn tụ với gia đình, mẹ tham gia
công tác phụ nữ ở địa phương, rồi được bầu vào Hội đồng nhân dân xã.
Ba
trở ra Bắc với lý do còn đang công tác, mẹ bảo xin chuyển về miền Nam,
ba không bằng lòng. Mẹ buồn vì biết ba giấu mẹ điều gì đó. Với sự nhạy cảm của
người phụ nữ, mẹ biết ba phụ tình mẹ, đã có vợ con ở ngoài Bắc.
Suốt
hai mươi năm chờ đợi ba về, mẹ vẫn một lòng chung thuỷ với ba, mẹ đã từ chối
tình cảm của những người đàn ông tìm đến với mẹ, một lòng một dạ nuôi con.
Thế
mà giờ đây, sự thật lắm phũ phàng. Mẹ buồn rũ rượi, đêm đêm mẹ thức khuya, bày
tỏ nỗi lòng qua những vần thơ… Những đêm thức trắng đã làm mẹ ngã bệnh
Con
trở thành cô giáo theo ý nguyện của mẹ, ngoài giờ dạy ở trường, lại miệt mài
bên trang giáo án. Rồi con lấy chồng, sinh được cháu trai, mẹ mừng vui, hạnh
phúc đã mỉm cười với mẹ. Nhưng chẳng bao lâu… bất ngờ, chồng con lại bỏ đi, con
hụt hẫng buồn rầu, mẹ thương cháu, thương con gái mình dang dở.
Thời
kỳ bao cấp, với đồng lương ít ỏi của con không đủ chi tiêu trong gia đình, mẹ
trở lại làm nghề bánh ngọt để sinh sống. Thế rồi năm tháng qua đi, cháu ngoại
duy nhất đã lớn và mẹ cũng đã già yếu, rồi bệnh tật hành hạ. Vào một ngày mùa
đông, trời mưa và giá rét, mẹ ra đi mãi mãi.
Con
đã vĩnh viễn mất mẹ rồi, mẹ ơi!...
Hằng
năm, cứ đến mùa Vu Lan, ngày rằm tháng bảy, con lên chùa lễ Phật và cầu siêu
cho mẹ. Khi con được cài chiếc bông hồng màu trắng lên áo, nước mắt con rơi vì
không còn có mẹ trên đời.
Đến
mùa mưa, mưa lại gợi nhớ nỗi buồn, con thương mẹ lắm, mẹ ơi! Ở một nơi nào đó
của cõi vĩnh hằng, có lẽ mẹ đang mỉm cười, vì đã trút hết khổ đau của một kiếp
người, phải không mẹ?
Mùa
mưa 2013
Thuỳ
Anh (Bình Định)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét