Sơn được sinh ra và lớn lên nơi vùng thùy
dương cát trắng. Nha Trang trong tiết trời của tháng mười một âm lịch, những
cơn gió bấc, cộng lại những hạt mưa phùn lây lất quanh Sơn. Mảnh đất gắn liền
với Sơn trong suốt mười tám
năm, chỉ có gió biển, và cát trắng. Tốt nghiệp phổ thông trường huyện, Sơn vào
Sài Gòn, ôn và chuẩn bị cho kỳ thi Đại học sắp tới. Từ nhà Sơn ra bến xe, cách
nhau ba cây số. Sáng hôm ấy, mẹ Sơn thức dậy thật sớm nấu cơm nếp và ít muối mè
cho Sơn mang theo ăn, tránh khỏi phải ăn dọc đường, giá mắc, không hợp vệ sinh.
Hành trang Sơn mang theo vỏn vẹn có hai bộ áo quần, và một bộ mặc trong người. Chỉ có sách là Sơn mang nhiều để học với ước mơ đậu vào
trường đại học ngân hàng. Cái ước mơ đó đã nung nấu và theo Sơn suốt mấy năm qua. Lúc lên lớp sáu, Sơn đã chấp nhận cảnh nghèo khó từ gia đình mình với một hình
ảnh Sơn không thể quên vì chính mắt
Sơn đã chứng kiến ba mẹ không có tiền đóng tiền học cho Sơn mà phải đi vay mượn. Vì không đúng hẹn với người ta chỉ vì năm ấy bão lụt triền miên nên ba Sơn không ra biển đánh bắt cá được. Thu nhập eo hẹp lại. Có nhiều hôm trong mâm
cơm đạm bạc hai quả trứng luộc, hòa
chung nước mắm để chấm với rau luộc. Thì thử hỏi, tiền ở đâu cơ
chứ? Má không trả nợ cho bác Hai nên bác Hai sang nhà mạ lỵ, nặng nhẹ đủ lời. Ba má Sơn lúc ấy chỉ biết cúi
đầu xin khất lại nợ. Chờ cho biển
lặng, gió im, ba Sơn trở lại biển khơi,
có tiền trả lại bác Hai. Trong hoàn cảnh ấy, Sơn không biết mình phải làm gì. Chỉ còn cách duy nhất là
học, học mãi, để mai này trả hiếu
cho ba mẹ đã sanh thành nuôi nấng Sơn.
Trong sự thiếu thốn mà ba mẹ vẫn chắt chiu cho Sơn bước vào giảng đường đại học.
Nhờ bạn bè giới thiệu Sơn thuê một phòng trọ nằm khu vực quận Bình Thạnh.
Sơn ở chung nhóm bốn bạn, Hải quê ở Đà Nằng, Nhân ở Cà Mau, một bạn nửa tên Duy
ở Pleiku. Nhóm bốn đứa sống cùng phòng trọ rất hợp nhau. Biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập. Sơn nhớ lại,
có một buổi chiều ăn xong, chia nhau ra dọn dẹp, giăng mùng. Trước khi nằm ngủ
Nhân nói to: “Ê mấy bạn có để
ý gì không?” Hải nhanh miệng hơn trong ba đứa chúng tôi: “Để ý gì chứ! Nói đi”. Nhân cười thật lớn đáp: “Không biết hả? Lắng tai nghe nói đây! Nếu có lý, các bạn đãi mình chầu café nhé!” Sơn trầm tính,
không nói gì. Chỉ nằm im mà trong lòng tự hỏi: “Quái! Nói gì đây!”. Nhân bảo: “Ở đây, có núi đồi, sông nước, cát trắng,
lại có thêm “Đặt sản đá non nước nữa chứ!”. Nhiều đá như vậy, cũng tiện cho bọn
mình lắm đấy. Rất tiện và lợi, lỡ mai mốt triều cường dâng, bốn thằng mình, lấy
thân xác trói gà không chặt này ra làm lá chắn”. Trước sự ngạc nhiên của ba
người bạn đang ngồi trố mắt nhìn nhau không chớp, Sơn vọt miệng: “Uả? vậy là sao, nói toạt móng heo
đi, cứ úp úp, mở mở hoài. Nhanh đi, mai dậy sớm ôn bài nữa”. Nhân tằng hắng, mặt ra vẻ nghiêm trọng
hẳn. “A lô! A lô! Nghe cho rõ đây! Mình quê Cà Mau, có phải là vùng sông nước
không? Còn Duy, ở Pleiku có phải là vùng núi đồi không? Có bản nhạc “Em Pleiku
má đỏ môi hồng”. Hải ở Đà Nẵng có đá non nước. Riêng Sơn, người ta hay bảo, Nha
Trang vùng thùy dương, cát trắng. “Nha Trang ngày về mình tôi trên bãi khuya..Đúng
chưa? Các bạn có đồng ý với mình, đưa tay biểu quyết đi”. Vậy là cả nhóm buột
miệng: “Ồ, có lý đó”. Cười
thật lớn, Sơn đưa tay lên miệng ra giấu, cười nhỏ thôi, tránh phiền hà cho
phòng bên cạnh.
Sáng
hôm sau, Nhân được khao ăn sáng, với ly café đá.
Đối diện phòng trọ của Sơn, có ba bạn nữ cũng
trọ học, nhưng không biết học trường nào. Đang chờ thi đại học như bọn Sơn, hay
học trung cấp gì đó. Chiều
chiều Sơn nhìn trộm sang nhà “Hàng xóm, có ba cô”, thấy cô bé tóc dài, đặc biệt
mặc toàn áo trắng, dáng gầy, cô bé có khuôn mặt buồn buồn làm sao ấy! Sơn tự
hỏi chính mình, không biết làm cách nào để làm quen cô bé ấy? Những buổi chiều
ngồi nhìn sang, đến tháng tròn, Sơn bị cả ba người bạn phát hiện. Nhân vỗ vai
Sơn, và hỏi: “Ông bạn ơi! để ý em nào bên ấy, mà ngồi
thần thừ ra vậy?”. Sơn luống cuống, nói không ra lời. “Đâu có nhìn ai”. Nhân
trả lời: “Nhớ nha! Nói không có gì, giấu thì giấu cho kỹ đó!”. Nghe vậy, Sơn mắc
cười vô cùng, nhưng cố giấu nhẹm chuyện để ý cô bé, mặc áo trắng. Bởi vì có gì
đâu phải nói chứ! Chẳng qua Sơn thấy hơi thích thích dáng cô bé ấy thôi.
Vậy mà Nhân “đánh hơi” được mới tài
chứ.
Như thường ngày, Duy là người dậy sớm
hơn ba người còn lại. Có lẽ phố núi, mỗi khi trời
gần sáng lại lạnh hơn nên Duy đã quen. Vì vậy khi vào Sài Gòn, Duy chưa thích
nghi với thời tiết ở đây. Một khi Duy đã dậy rồi, đố ai ngủ yên với cậu ấy. Lục
đục, bên cạnh cái bếp ga mi ni. Loay hoay với chồng sách. Tiếng sột sạt của
những cuốn sách, những quyển vở được Duy lấy ra, lấy vào, làm cho Hải bực mình,
la toáng lên. Cái giọng Đà Nẵng
đặc sệt của miền Trung, Hải quát: “Ơ hay ông này, đã dậy sớm, lại còn quậy,
không cho ai ngủ à?”. Nhân vui tính, đúng với bản chất người miền Nam, dễ hòa
đồng, hay thông cảm. Nhân lên tiếng.
“Giờ này gần năm giờ sáng rồi, dậy
cũng vừa đó, chứ có sớm gì đâu, dậy sớm cho khỏe, còn soạn bài cho một ngày mới
chứ!”. Sơn đã dậy rồi, nhưng vẫn còn nằm trong mùng, nghe mọi người nói với
nhau như vậy nên Sơn bật ngồi dậy, cho hai chân ra khỏi mùng rồi bắt đầu vệ
sinh cá nhân. Lúc ấy, Sơn liếc nhẹ qua cửa sổ nhà đối diện vẫn còn đóng cửa im
ỉm. Sơn tự hỏi: “Áo trắng ơi!
đã dậy chưa, hay vẫn còn ngủ?’.Tội
nghiệp!
Duy lom khom, dọn dẹp bàn ghế ngăn nắp
gọn gàng, một bình trà pha sẵn, rồi lên tiếng: “Mời
mấy ông xơi nước ạ!”. Cả bọn
cười ồ lên. Làm cho không khí buổi sáng trong nhà trọ của Sơn thật là vui.
Trưa nay đi học về, vừa đến đầu đường, tình cờ
Sơn gặp cô bé áo trắng cùng về chung trên con đường ấy! Chung đường không có
nghĩa cùng song bước, vì cô bé ấy chạy xe máy, còn Sơn đi học bằng xe buýt. Xe
dừng lại đầu đường, Sơn lội bộ về nhà hơn hai trăm mét. Mỗi bước đi của Sơn,
theo sau đó là những dòng suy nghĩ. Ba, mẹ, tương lai. Và gần đây là hình ảnh
cô bé áo trắng nữa. Sơn muốn xua tan những ý nghĩ nhớ nhung ấy để dành tất cả
cho kỳ thi đại học. Nếu chẳng may, Sơn không đậu, Sơn sẽ ân hận không ít. Nghĩ
đến cảnh ba Sơn, cứ hằng đêm
bỏ công, bỏ sức ra, để tìm bắt được những con tôm, con cá về. Sáng má Sơn
thức dậy thật sớm, đón ghe vô, má đem ra chợ bán. Ngược lại những hôm, mưa bão
thình lình, má ngồi trước bàn thờ ông bà ngoại, đốt nhang khấn nguyện, cầu xin
biển lặng gió yên để ba trở về trong sự an bình.
Suy nghĩ viễn vông một hồi Sơn đến
trước cửa phòng trọ lúc nào không hay. Hôm nay Sơn về sớm, ba bạn chưa về nên
Sơn nấu cơm. Túi đứa nào cũng sạch nhẵn nên Sơn dùng mì gói làm canh, còn món
mặn là trứng vịt chiên.
Cơm vừa nấu chín xong, Hải về tới, hai
tay xách hai túi thức ăn, mặt tươi cười hớn hở, miệng tía lia bảo với Sơn: “Mẹ mình gởi cho mình ba triệu, mình vừa đi rút, nay
mình sẽ khao các bạn một chầu nhé!” Sơn cười và nói, “ Mình nấu cơm xong rồi,
đợi mấy đứa về cùng nhau ăn. Còn lại món bạn mua, chiều mình xử lý”. Cả hai
cùng nhau ừ.
Mười lăm phút sau, Duy với Nhân về
tới. Vậy là đủ bộ “Tứ quý” rồi. Bốn đứa ngồi ăn cơm với nhau, rất thân, chẳng
khác chi anh em ruột vậy. Bỗng Nhân vọt miệng hỏi Sơn: “Mấy hôm nay có khai
thác gì thêm không?” trước sự ngạc nhiên của Hải và Duy. Hải hỏi: “Uả khai thác
gì vậy, tìm được chỗ nào dạy tốt hơn hả?” Sơn vẫn lặng im, nhưng Sơn ngầm hiểu
Nhân đã hiểu Sơn phần nào. Riêng Duy hết nhìn Nhân, lại nhìn Sơn, quay sang
nhìn Hải. Thời gian như dừng lại. Bốn người ai cũng theo đuổi những ý nghĩ
riêng.
Còn hai hôm nữa đến ngày Sơn thi đại học.
Đường phố Sài Gòn trở nên đông nghẹt. Những nhà trọ, không còn phòng trống vì
những ông bố, bà mẹ có mặt trên mọi miền đất nước cũng về đây đưa con đi thi.
Sơn nhìn cảnh những bạn bằng tuổi mình, được ba mẹ đi cùng mà tự nhiên nỗi nhớ thương ba mẹ không sao kể
xiết lại ùa về. Giá như gia đình Sơn không nghèo thì có lẽ giờ đây, Sơn cũng
được không ba thì mẹ đưa đi như các bạn ấy. Chuyến xe buýt hằng ngày vẫn đưa Sơn trở về ở đầu đường.
Không hiểu đây là sự trùng hợp chăng? Sơn đang đi về nhà thì thấy “Áo trắng”
chạy xe qua mặt Sơn như lần trước. Chẳng hiểu vô tình hay cố ý mà cô bé ấy bóp kèn. Sơn né sát vào lề, chờ
xe qua. Sơn tiếp tục bước đi. Đầu óc Sơn như quay cuồng. Một phần vì bụng đói,
một phần vì người ấy xuất hiện nên tự nhiên Sơn thấy bủn rủn chân tay. Tim thì đánh thình thịch. Cảm giác gì lạ vậy? Sơn tự
hỏi mình như thế. Về đến trước cửa nhà, Sơn thấy có đôi dép phụ nữ. Sơn không biết của
ai. Hóa ra mẹ của Nhân ở Cà Mau lên,
chủ yếu đưa con đi thi. Sơn
bước vào nhà gật đầu chào: “Dạ cháu chào bác, bác mới lên, bác đi đường có mệt
không?”. Bằng giọng nói miền Nam, bác ấy trả lời: “Mệt chứ, nhưng bác rất vui,
vì gặp Nhân, điều làm cho bác
vui hơn, vì Nhân có những
người bạn thật tốt, bác rất cảm ơn các cháu”. Sơn trả lời:
“Không có gì đâu bác, chúng cháu rất hợp nhau, vì cùng cảnh xa nhà, nên chúng
cháu rất trân trọng tình cảm ấy”. Cứ xem nhau như anh em một nhà vậy. Mẹ Nhân mang giỏ quà ra. Có nguyên xoong
tôm rim, màu gạch tôm nhìn qua thì muốn cho hẳn một con vào miệng ăn cho đã. Các thứ còn lại là sáu con cua, bánh
tét, bánh ít, bánh bò. Ôi! Thật nhiều món ăn quá. Hôm nay cả nhà Sơn no đủ rồi.
Nhân rất tâm lý và hiểu Sơn nhiều nên
chiều hôm ấy Nhân nói nhỏ
riêng Sơn: “Sơn nè, mẹ mình mang nhiều thức ăn mà Sơn đừng ngại, lấy một ít
sang nhà hàng xóm biếu đi, để có
cơ hội làm quen.” Nghe qua lời đề nghị của bạn, Sơn thật sự xúc động. Nếu Sơn
không cố đè nén, có lẽ Sơn sẽ
bật thành tiếng khóc mất thôi. Sanh ra Sơn là cha mẹ, hiểu Sơn chỉ có Nhân. Sơn
gật gật đầu, miệng lí nhí: “Được rồi Nhân”. Nhân cho ít quà vào túi xốp. Đợi
bắt đầu trời tối, Nhân đi cùng Sơn đến trước cửa nhà “Áo trắng”. Nhân đứng ở
ngoài, Sơn lấy hết bình tĩnh, gõ nhẹ cửa. Sơn vừa gõ vừa gọi: “Có ai ở nhà
không?”. Từ bên trong có tiếng con gái vọng ra: “Dạ có, xin chờ một chút nha!”-
Sau hai phút, người trong mộng của Sơn hiện ra, với bộ đồ trắng. Tóc vẫn còn ướt, chiếc khăn choàng từ sau cổ
phủ dài xuống phần eo. Mùi hương của tóc, bay ngào ngạt, làm Sơn như muốn
choáng ngợp. Bốn ánh mắt nhìn nhau. Xã giao khi gặp mặt là cái gật đầu chào. Cô
bé áo trắng hỏi Sơn: “Anh tìm ai vậy?” Sơn cười, và bảo: “Mình đến trọ học ở
đây, mấy tháng rồi, thấy bạn ở gần, biết mặt mà không biết tên. Hôm nay có ít
quà quê, mình xin tặng bạn, mong bạn nhận giùm, và xin cho biết quý danh. Để
tiện việc xưng hô.”. Cô bé cảm
ơn Sơn, rồi bảo: “Dạ em tên My, quê ở Sa Đéc, em
đang học năm hai của trường Đại học kiến trúc”. Sơn hết hồn, thì ra cô bé này
lớn hơn hai tuổi sao? Nhìn mặt My rất non, khó ai
nghĩ cô bé bước sang tuổi hai mươi. My rót nước mời
Sơn uống, Sơn nhìn thấy rõ
hai bàn tay ấy, với mười ngón tay nõn nà, đã run lên bần bật, khi tay của My, chạm vào tay Sơn. Riêng Sơn không thua kém gì My,
người Sơn, hồi hộp. Trên trán bắt đầu lấm tấm mồ hôi! Sơn tự hỏi: “Sao
kỳ vậy?”.
Có phải đây là cảm xúc của tình yêu?
Vậy là từ đây Sơn đã bắt đầu sang trang mới. Chào My,
Sơn trở về nhà. Tối hôm đó, Sơn thao thức, thao thức mãi, không tài nào chớp mắt được. Từ
khi trong Sơn có hình bóng của My, Sơn thấy cuộc
đời này, mang lại cho Sơn nhiều ý nghĩa. Sơn siêng ôn bài hơn. Cuối cùng kết
quả của kỳ thi đại học. Sơn đã đậu với số điểm hai mươi lăm. Tin về nhà, ba
mẹ Sơn vui mừng không sao kể xiết. Quà cho Sơn từ ba,
mẹ là những lời động viên, an ủi. Tất cả bốn đứa đều đậu đại học. Ngày biết tin
mình đậu đại học, bốn thằng ôm nhau, nhảy múa cứ như trẻ con vậy. Và bốn đứa vẫn tiếp tục học và ở
chung nhà trọ với nhau đến khi tốt nghiệp.
Sau lần ấy, Sơn thường xuyên đến nhà My. Có những chiều Sơn
và My đi
ăn chè, đi nghe ca nhạc, bằng chiếc xe máy của My.
Tình yêu đã đến lúc chín muồi.
Bước sang năm thứ ba của Sơn, My ra trường, đã có
việc làm. Một lần My rủ Sơn về Sa Đéc quê My, giới thiệu cho ba,
mẹ biết mặt Sơn. Ba mẹ My rất quý Sơn ở chỗ hiền lành, ít nói, không ba hoa
chích chòe. Sơn có nói với ba mẹ My là sau này sẽ cố gắng học để lo tương lai, xin hai
bác cho Sơn được làm bạn với My lâu dài hơn. Ba mẹ My
tán thành ý kiến của Sơn.
Bước sang năm cuối, Sơn chuẩn bị ra trường, chính là lúc tỉnh cảm của My từ từ thay đổi. Bớt
gọi điện, không trả lời tin nhắn, lại thường xuyên đi chơi tới khuya mới về.
Sơn nhiều đêm, nhìn sang nhà trọ của My, chỉ có hai cô bạn còn My thì đi đâu không
thấy. Một chiều nọ, trời đang mưa, chính mắt Sơn nhìn thấy My đi với một người
con trai, cao to, dáng vẻ lịch lãm, có lẽ cũng có chức, có quyền lắm. Sơn đến
tìm gặp My hỏi tại sao lúc này My thay đổi, bằng giọng lạnh lùng My trả lời: “Duyên nợ của hai đứa tới đây là chấm
hết. Em có cuộc sống của riêng em, còn anh cũng có lý tưởng của riêng anh.”
Nghe xong Sơn thấy người lạnh toát. Sơn nói với My
mấy câu cuối cùng: “Anh luôn mong em thành đạt về mọi mặt.
Và đừng quên một điều anh mãi mãi nhớ em, vì em là người con gái đầu tiên, đã
mang lại cho anh vị ngọt của tình yêu, và vị đắng của cuộc đời, một lần cuối, chúc em hạnh phúc, và may
mắn.
Ngèo không phải là có tội. Chính con
người mãi chạy theo tiền tài, danh vọng mà đánh mất tất cả, chính là người có
tội.
Sơn quay về,
bằng đôi chân run rẩy nhưng
Sơn cố đứng thật vững chính từ đôi chân ấy. Tốt nghiệp đại học, Sơn trở về trên
mảnh đất chôn nhau cắt rốn và làm việc tại ngân hàng của huyện. Đây chính là
lúc Sơn đền đáp công ơn của cha mẹ đã cho Sơn những bước đi trong cuộc đời.
Biển đã lặng, gió đã im. Sơn thả dọc theo bờ biển, tưởng chừng như có tiếng của những cành phi
lao gọi: “Sơn ơi!”
Đầu
tháng 12 năm 2012
BÙI ĐỨC ÁNH
Có khi những va vấp đầu đời càng làm cho con người ta thêm động lực sống anh Đức Ánh nhỉ ? tình yêu cũng vậy,phải không anh ?
Trả lờiXóaCác anh chị viết truyện tình yêu thật hay !!! Em bái phục !!!
Chúc anh có nhiều truyện và thơ hay luôn nhé !!! Trân Trọng !!!
Chào Tiến,
XóaCảm ơn Tiến đã chia sẻ. Chúc vui. Thân!