QUÊ NHÀ là một đề tài lớn mà có lẽ người nghệ sĩ nào
cũng luôn mong ước được giải bày qua tác phẩm của mình, để hy vọng chia sẻ cùng
tất cả những xúc cảm, tư duy, cùng bao khát vọng trong đời về nơi chốn đã cưu
mang, chở che, đùm bọc mình qua bao tháng năm hiện hữu ở cõi tạm lắm nỗi gian
truân, cũng như nhiều duyên hạnh ngộ đa đoan nầy…
Nhà văn Mang Viên Long (bên trái), và nhà thơ Võ Chân Cửu
Thi phẩm “Ngọn
Gió” của nhà thơ Võ Chân Cửu (Nhà xuất bản Văn Học - tháng 8 năm 2011), có
thể xem là tuyển tập thơ của anh, gồm nhiều tập thơ được giới thiệu trước đó,
(từ thập niên 1970-1980, cho đến năm 2011). Hơn 150 bài thơ được tuyển chọn
trong “Ngọn Gió”, cũng có thể là
“ngọn gió” mới tiêu biểu cho dòng thơ Võ Chân Cửu mà trong hơn 40 năm anh đã
miệt mài gắn bó với Thi Ca!
Từ những hình ảnh cụ thể, gần gũi như hiên nhà,
khỏang vườn, ao sen, sân gạch, bóng tre, con đường, bãi biển (…) của một “quê
nhà” chôn nhau cắt rún, Võ Chân Cửu đã có một chốn “quê nhà riêng”, bàng bạc,
mênh mang, như bao trùm khắp đất trời tha hương từ thuở:
“Cố hương đèo
nối ba truông
Đón ma họp
chợ bán buôn rộn ràng
Xưa theo chân
mẹ về làng
Chỉ nghe gió
thổi cát vàng mênh mông
Bây giờ xanh
ngát hư không
Trưa nằm nhắc
chuyện viễn vông nhớ nhà
Làng xưa vắng
bóng người qua
Nồi trôi phố
chợ lòng ta ngậm ngùi”
(Phố Chợ)
Quê nhà trong thơ Võ Chân Cửu đã được chuyển hóa
qua bao cuộc thăng trầm, qua bao niềm nhớ thương hiu quạnh; nên đọc thơ anh chúng
ta dễ đồng cảm, dễ có niềm cảm thông sâu sắc, bởi chính đó cũng là một chốn
“quê nhà chung”:
“Mặt trời đã
khuất non tây
Nghìn con
nhạn lại bơi đầy trong không
Theo luồng
khói phủ xa trông
Chốn quê quán
cũ mây lồng bóng mây”
(Chốn Cũ)
Một chốn “quê nhà” rất mờ ảo, rất dịu vợi, mà cũng
vô cùng da diết yêu thương: “chốn quê
quán cũ mây lồng bóng mây”. Quê nhà trong thơ Võ Chân Cửu tuy gần, mà cũng rất
xa với nỗi bất trắc, gian truân dường như bao trùm đất trời từ dạo:
“Mười năm âm
khí nó theo ta
Chia cắt lòng
nhau nát cửa nhà
Một sớm bên
sông dừng gót lữ
Lòng – Quê
thanh tịnh giọt sương sa”
Lòng – Quê)
Chìm nổi giữa chốn “quê nhà” thê lương, hiu hắt –
nhà thơ luôn cảm thấy một nỗi “cô quạnh” thường trực bên đời:
“Lạnh tanh
nhà lộng gió
Cú kêu ngoài
hàng tre
Sương tan mờ
dấu cỏ
Người đêm nay
không về”
(Cô Quạnh)
Bài thơ có tựa “Quê Nhà” dài 36 đoạn, gồm 148 câu
thơ ngũ ngôn có thể nói đến đây, từ một “quê nhà cụ thể”, dòng thơ đã chuyển
hóa thành chốn “quê nhà chung”; và sau cùng, đã đạt đến chân lý “quê nhà là tất
cả”:
“Ta thấy từ
vạn cổ
Ta đi từ bến
mê
Mang một linh
hồn nhỏ
Vô minh đưa
lối về
Trăng sao
giăng mờ tỏ
Trên mặt đất
u sầu
Nhà ai còn bỏ
ngỏ
Tiếng buồn
bay đêm thâu
(…) Ta nghe
lòng giục giã
Trong khuya
vắng canh gà
Mười năm theo
mây nổi
Ta đánh mất
quê nhà(…)”
Đánh mất quê nhà, là đánh mất tất cả, bởi quê nhà
là nơi chốn của kỷ niệm, của tình thương yêu, của hiện tai và tương lai đời
người. Đó phải chăng là một nỗi bất hạnh lớn lao nhất của một đời người? Của
một đời thơ? Kết thúc bài thơ dài 148 câu từ nhiều nỗi niềm sương gió, nhà thơ
đã viết:
“(…) Vầng
trăng soi hư không
Chốn nào ta
trở lai
Bước chân
ngoài mênh mông
Nghe thấy đời
xa mãi
Mây bay từ
thiên cổ
Cùng nhau
trời đất tan
Ta một linh
hồn nhỏ
Vơ vẩn miền
Đại Hoang”
Và cho đến hôm nay, những “bước chân ngoài mênh
mông” ấy vẫn đang còn mãi tiếp bước vào “miền Đại Hoang” của tháng năm dong ruổi
còn lại của đời người…
Quê nhà,
tháng 12 năm 2013
Mang Viên Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét