(tặng
Dưa Hấu, Ng và những người bạn của tôi trong chuyến đi)
Gần
cuối năm, công việc cũng bộn bề như bao người nhưng lời hứa với một người bạn
cùng lớp đại học đã cho tôi cơ hội về với Tân Uyên, huyện đất đỏ thuộc Bình
Dương.
Buổi
sáng ngày 24, xốc lại balô sau mấy phút cà phê cà pháo, chiếc xe máy sẵn sàng
lăn bánh.
Đồng hành là bạn Ng, người yêu cũ của người bạn dưới Tân Uyên nên tôi an tâm với
lộ trình dù lần đầu về chơi, với lại chặng đường từ Sài Gòn đi đến đó cũng không
xa lắm.
Khí trời se se của ngày Noen dần thay thế cho niềm háo hức từ lời gọi hỏi thăm
của chủ
nhà đang chờ đón tiếp, còn dặn dò:"chạy xe cẩn thận nhen!".
Xin
nói ngoài lề một chút, tôi có cái sở thích là đi đó đây bằng xe máy, dù phương tiện
này hơi nguy hiểm nhưng bù lại sẽ cho cảm giác hòa nhập và bình dân, lại cơ
động: đi
- mệt - lựa quán thường thường ven đường nghỉ ngơi - đi tiếp. Tôi đã lén gia
đình từ hồi
học đại học năm hai đi xe máy từ Sài Gòn về Bình Định mấy lần, nhiều kỉ niệm
rất ấn tượng
như đêm rét mướt cung đường Bình Thuận, đèo Cả biển núi hùng vĩ, những vịnh vắng
người hay đơn giản là quán cà phê ăn sáng rất ngon ở một cái chợ không nhớ rõ
tên.
Lịch
sử ham đi của tôi còn in dấu đến mảnh đất miền Tây hiền hoà sông nước, ngụp lặn trong
dòng kênh đục và tình người chân chất, ở đâý, uống rượu cưa đôi ly đến quắc cần câu...
Giao
thông đã tương đối thuận tiện, đường nhỏ trải nhựa, nhiều khúc quanh và vắng
người chỉ vài mươi cây số khi bạn vượt qua "cuộc bao vây người - xe"
nội thành thì đây:
đất đỏ oa oa hai bên rìa đường với rải rác dốc lượn theo triền đồi chen kín cây
cao su.
Nắng ngày mới lan nhanh trên mặt đường vắng vẻ, dâng lên tán cây rừng thẫm phía xa,
rớt từng lam xiên kẽ lá, thỉnh thoảng một trảng rừng dày dừng lại nhường chỗ
cho khoảng
cao su non đang vươn lên khỏe khoắn.
Tân
Uyên mến khách và dung dị của con người chất phát, họ đến đây lập nghiệp cũng
từ hai bàn tay trắng, như câu chuyện ba mẹ người bạn kể trong bữa cơm ấm cúng làm
tôi thấy trân trọng nhường nào tình yêu của họ cho đất, cho cây và đất - cây đã
không phụ
lòng người. Ngôi nhà cấp bốn sáng đẹp với tiện nghi cần thiết cho cuộc sống với
chủ trương
không dựng tường rào xung quanh phần nào nói lên sự phóng khoáng của gia chủ.
Buổi
tối được chờ đợi đã đến, lần đầu tiên trong đời tôi sẽ đi cùng mấy người bạn đến
nhà thờ địa phương vui lễ Noen. Được nhắc từ trước, tôi mặc áo ấm, từ nhà đi
một đoạn
trải nhựa, xe rẽ vào con đường đất sỏi cắt qua một khoảng rừng cao su tối thẫm.
Lạnh,
ngạc nhiên dồn đến khi cái lạnh đột ngột ập đến da mặt ta, luồn theo tay áo, ẩn hiện
dưới mắt cá chân dù trời không mưa và không khí không đến nỗi có độ ẩm cao lắm. Ng
ngồi sau lưng kể rằng từng nghe nói cây cao su về đêm sẽ toả khí lạnh, lại vào
đêm Noen
thì sẽ "cộng hưởng" lắm đây. Tôi hiểu tâm trạng của Ng, bạn về đây
cũng một phần vì
nể tôi, ngại tôi đi không có người dẫn đường và về nhà bạn là nữ thì cũng không
tiện chứ
Ng thế nào cũng buồn nhiều hơn vui trong đêm mừng Chúa Giáng sinh bởi người đi
lễ thường
từng đôi nép vào nhau chia sẻ hơi ấm và cầu mong những điều diệu kì sẽ đến với tình
duyên của họ, còn Ng thì ...
Đêm
thánh vô cùng bắt đầu bằng phần hội với những tiết mục cây nhà lá vườn, ngoài
sân khấu chính là khoảng hiên trước nhà thờ. Phần vì sau một chuyến đi dài và
bản thân
cũng ít thích sự ồn ào, tôi bước vào nhà thờ với những hàng ghế trống, chọn một
chỗ gần
cửa ở một góc hơi tối, ngồi lặng lẽ nghĩ về những điều đã qua trong một năm đầy sóng
gió của đời mình và ngoài xã hội. Nhà thờ với không gian tâm linh cao và ánh
sáng dịu
tỏa ra từ hai ngọn đèn gần tượng chúa trên cây thập giá thật bình yên. Bên cạnh
lối ra vào
là rừng cao su, tôi vô tình đưa mắt ra khoảng tối ấy, những thân cây thẳng,
đứng lặng lẽ
kể câu chuyện của mình theo cách riêng bởi cơn gió truyền tin, tôi cũng có câu
chuyện của
mình và Ng hình như đang ngồi trên một băng ghế phía xa. Bất
giác tôi liên tưởng đời người với đời cây. Cao su cũng có những tháng năm yên
bình dưới bàn tay chăm sóc. Đến tuổi trưởng thành, giai đoạn có ích nhất của
cây lại luôn
mang trong mình những vết thương cũ và mới, nhưng dòng nhựa trắng thì chảy mãi cho
đời, giá trị của cây và của mỗi chúng ta phải chăng là khi đang mang những vết thương
và biết tự làm liền nó, rồi bình thản chấp nhận vết cắt mới để tận hiến... Rừng
cao su
về đêm đứng cạnh nhau, tàn lá hoà vào nhau nhưng thân hình cô biệt và chúng ta cũng
thế, có những điều hoà nhập, cộng đồng và cả những trầm tích giữ yên chôn chặt vào
gốc rễ làm động lực vươn lên.
Buổi
lễ kết thúc với lời nói chân thành của cha bề trên: "Hãy là quà tặng của
nhautrong
cuộc sống này và giữ sự thanh thản thật sự trong tâm hồn mình chứ không chỉ là
vẻcố
gắng bên ngoài". Lời nói ấy đã "cứu vớt" tôi rất nhiều bởi trong
chuyến đi này tôinhận
ra giá trị của nỗi đau mà mỗi người trải nghiệm. Rừng cao su đã lạnh suốt đêm nhưng
không phải là cái lạnh oán hờn và chết chóc, đêm vẫn có biết bao người làm việc cần
mẫn với cây để ngày mai luôn nồng nàn quay trở lại.
Ngày cuối năm 2011
Trần Thi Ca
"Hãy là quà tặng của nhau trong cuộc sống này và giữ sự thanh thản thật sự trong tâm hồn mình chứ không chỉ là vẻ cố gắng bên ngoài"
Trả lờiXóa