Nhà thơ Yến Lan
Từ trước tới nay, nói về “thơ tình” hay “mùa xuân”
người ta chỉ nhắc tới Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh ... chứ mấy
ai biết đến tình và xuân trong thơ linh Lân của Bàn Thành tứ hữu ở xứ võ Bình Định.
Có
ai biết bao nhiêu suối tình và xuân trong thơ Yến Lan đã âm thầm sâu lắng chảy
không ngừng nghĩ, bền bỉ, dạt dào cho tình yêu quê hương, mùa xuân của nhân
loại. Dẫu nhà thơ đã đi rất xa, song những vần thơ lưu của ông về mùa xuân và
tình yêu vẫn còn đó trong âm thầm và lặng lẽ!!!
Mùa xuân này, mùa xuân của năm 2014, mời
các bạn yêu thơ thử đến với tình và xuân
của Yến Lan; để nhà thơ dắt ta đi qua cuộc hành trình nhân thế với những nét tế
vi của cuộc sống đời thường, và để rung động trước vẻ đẹp của non sông đất nước
thấm đẫm tình người ở trên thế gian này.
Lâm Bích Thuỷ
Đề tài về tình yêu văn học nhân loại
“nhiều như sao trên trời, như cát dưới biển”, đặc biệt là thơ mới 1930-1945
luôn choáng ngợp trong mọi cung bậc của tình yêu. Thơ Yến Lan không nằm ngoài qui luật đó. Nhưng thơ tình Yến Lan với cái
riêng trong phong cách đã cho ra đời nhiều bài thơ tuyệt tác. Đóng góp của
ông trong mảng đề tài này là cái chất riêng khó gặp ở phong cách thơ khác cùng
thời. Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” từng
đánh giá thơ Yến Lan: “có cái không khí
là lạ nhưng nhẹ nhàng dễ khiến người ta thích…”
Sắc màu mùa xuân và tình yêu của Yến Lan như
những con suối nhỏ âm ỉ chảy mãi cả một đời thơ:
Mây mãi sa đà đình núi cao
Chim
say tổ ấm chẳng rời nhau
Nếu
không ngọn suối ra sông lớn
Một
chút tình quê biết gửi đâu
Ơn suối
Thật vậy, nếu tình yêu trong thơ Xuân Diệu
được nhận định “Vừa có cái cao khiết của
tâm hồn vừa có cái cường tráng lành mạnh của nhục thể” thì tình yêu trong
thơ Yến Lan rất chân thật trong cảm xúc, nó vừa miên man,
lung linh, lấp lánh, hư mà thật, thật mà hư… nhưng cũng thắm thiết nồng nàn.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã nói: “Thơ phải
nhìn rõ trong bóng tối”, thì nhà thơ Yến Lan là người đã có con mắt kỳ ảo
thấy được bóng tối đó, nó là vô thức, bởi được bao phủ lớp sương khói
bàng bạc, huyền diệu, thơ mộng. Cảnh vật, con người trong thơ ông hết sức bình
thường nhưng nhờ phủ lên không gian thơ một lớp sương khói bàng bạc của thời
gian: Vàng
Ai về xóm Cửi năm năm trườc
Đều thấy em ngồi dệt đoạn tơ
Quanh em vàng tựa trời gieo xuống
Vàng ở trong màu xuân lắm thơ
Hình ảnh đẹp của cô thôn nữ đang ngồi quay tơ, dệt vải
bình thường nhưng hình ảnh bình thường ấy của cuộc sống được nhà thơ vẻ đậm nét
huyền diệu. Người đọc được chìm trong không gian vàng huyền hoặc, nhẹ nhàng và
thơ mộng
Không
biết tự bao giờ, nỗi buồn
đã đi vào thơ ca, trải dằng dặc theo cuộc sống nhân loại. Với Nguyễn Du đó là
nỗi đau của đời (trong “Kiều”)
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Còn nữ sĩ Hồ Xuân Hương là nỗi buồn, ngán ngẫm
cho duyên phận không trọn vẹn như mong ước (Tự
tình)
Ngán
nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh
tình san sẽ tí con con
Xuân
Diệu thì ngẩn ngơ buồn vì cô đơn bơ vơ chính ngay trên quê hương mình: Hôm
nay trời nhẹ lên cao/Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
Riêng
Hàn Mặc Tử thì tái tê: (Muôn năm sầu thảm)
Thân tàn ma dại đi rồi
Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan
Với tính cách hiền hòa, kín đáo và tế nhị, thơ
tình Yến Lan không thể hiện sự đòi hỏi mãnh liệt của nhục dục. Cả với nỗi buồn
phải chờ đợi mỏi mòn ông cũng trải nó ra man mát: (Cam chịu)
Lầm lũi em đi chẳng nói năng
Vắng
em anh cũng thắt buồng gan
Gần nhau hay phải xa nhau mãi
Mặt biển tình ta dải thẳng băng
Tình
yêu trong thơ ông dù dang dở, song không phải như Hồ Dzếch “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở / Đời mất vui
khi đã vẹn câu thề”, mà bởi cái triết lý rất nhẹ nhàng, thâm thúy về qui
luật cuộc đời mà ông lý giải: “Nợ”
Nhà
không vườn, không gác, không sân
Tôi
nợ đời rau trái tôi ăn
Nợ hàng xóm trưa hè bóng mát
Nợ
em cài bên cửa một vầng trăng
Cái triết lý về thời điểm hạnh phúc cứ theo mãi kiếp người, dằn vặt,
trăn trở. Cảm nhận về tình yêu của ông thì nhẹ nhàng, trong sáng nhưng lại khắc
khoải khôn nguôi: (Mùa xuân này lạnh lắm
em ơi)
Em
đi, ngày tháng biệt mùi tăm
Kén
đã luân sinh mấy kiếp tằm
Một
mảnh hồn ta còn đọng mãi
Trên
vành nong úa sắc thời gian
Quê hương trong mỗi con người là sự mặc định của số phận.
Người ta có thể có nhiều vợ, nhiều chồng nhưng quê thì mỗi người chỉ có một như
là chỉ có một cha, mẹ đẻ ra mình mà thôi. Chính vì triết lý rất đời ấy, tình
quê của Yến Lan không bao giờ đổi thay, không bao giờ chối bỏ; dù trong hoàn
cảnh nào ông cũng đặt quê hương lên trên hết:
Nhưng quê hương...? Cháu biết chữa? Quê
hương
Có những mối giây quấn quýt, buộc ràng;
Gút chặt trong ta những thầm kín nhất.
Cho đến cả những vật xưa đã mất
Cứ còn tuyền trong hơi ấm tim gan!
(Quanh
một chồi cây đổ)
Còn trong bối cảnh sống cuộc đời nô
lệ, bị áp bức thì thơ ông thể hiện trạng thái “đau, ngơ ngẩn, sầu muộn, quặn mình, nức nở” tái tê trong “Bình Định
năm 1935”-
Nhánh
tòng bá có đau vì xứ sở
Chớ
quặn mình thêm nức nở hồn tôi
Không
được sống xin cho cùng được thở
Vạn
lý tình trong gió ngọt xa xôi
Cuộc
sống vốn dĩ cơ cực, khó khăn, nhưng tình yêu thi sĩ trong nhà thơ thật trong
trẻo, thanh cao dễ vỡ như pha lê, nhưng lại thuần khiết, nhẹ nhàng:
Tuổi trẻ băng đồng đi hái hoa
Tặng
em ngấp nghé chực quanh nhà
Người không ra đón, hoa dần héo
Héo
cả làn mây đỉnh núi xa
Không
trách ai đâu, chỉ trách mình
Dáng
nghèo lam lũ áo thư sinh…
Bó
hoa đơn giản hương đồng nội
Lầu gác ai đâu dễ động tình…
Trong
thời phong kiến, tình yêu thường bị ngăn trở bởi sự giàu nghèo, sang hèn, vì
phụ thuộc hệ lụy vật chất nên khiến những người yêu nhau đau khổ bẽ bàng. Bằng
giọng điệu nhẹ nhàng, sâu sắc nhà thơ đã chỉ ra nỗi xót xa của định kiến trong
tình yêu:
Thói thường đăng đối cuộc nhân duyên
Cha mẹ em giàu dễ để yên
Cho một lứa đôi không xứng
vế
Dẫu tình yêu đôi lứa trong thơ ông có vẻ âm thầm, không dữ dội, cuồng
nhiệt nhưng lại đằm thắm, da diết vô cùng! (Đồng
nội hồn tôi)
Vì
với tình tôi phải nhẹ nhàng
Phải
là ý ngọc, phải tim vàng
Phải là trọn vẹn, là trong sáng
Là một bài thơ khắc chữ nàng
Còn thứ tình nào mảnh liệt hơn thế
khi dòng trường giang không còn cuộn sóng và lòng người trở thành một bến đò
của dĩ vãng, của ngàn năm đợi:
Em đi bờ bãi cũng theo đi
Sóng lặng trường giang trải phẳng lì
Từ ấy lòng anh làm cố độ
Câu thơ chờ đợi hóa chòm si
Cố độ
Viết về tình yêu, Yến Lan thường
mượn hình ảnh ẩn dụ “Thuyền và bến”.
Đó là hình ảnh trở đi trở lại như một bài ca dao, song thơ ông vẫn rất mới; mới
ở thể thơ, ở cảm hứng thơ. Không hoảng loạn như Hàn Mặc Tử, không đắm say,
cuồng nhiệt như Xuân Diệu, không kỳ bí như Chế Lan Viên; ông cứ nhẹ nhàng, từ
tốn, giản dị như chính cuộc sống của ông. Song, cuộc sống vẫn luôn vận động,
biến chuyển với cái triết lý riêng của nó và được liên đới với bao kiếp người: (Những giọt bông hường)
Ta đang sống vì có người đã chết
Hồn kết tinh bằng bao nhớ thương xưa
Đời lớn nhanh và mạnh như bẹ dừa
Tôi là cả tinh hoa muôn thế kỷ
Sống phút sống của hàng ngàn thi sĩ
Mơ giờ mơ của bao cửa không gian
Mơ hồn xuân như đã mở thiên đàng
Tôi sống khỏe và hoa hồn độ nở
Bao đời nay, thi sĩ yêu trăng trong thế bị động, vầng trăng
là đối tượng để yêu để được say đắm thở than. Không hiểu sao, chỉ riêng Bình
Định quê tôi, vầng trăng lại phát ra thứ ánh sáng diệu kỳ, lạ lẫm đến thế, khiến
thi sĩ sinh ra trên dải đất này đều bị ám ảnh. Thứ ánh sáng kỳ ảo đó, với Hàn, trăng ở xa đến vậy mà ông đã
sở hữu được, để rồi: “Ai mua trăng tôi
bán trăng cho?” Và trong cơn say Ông đã trở thành ma cà rồng say máu: Say trăng
Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra
Ánh trăng trong thơ Xuân Diệu,
thường gợi một không gian rộng đến choáng ngợp như một sự đối lập với nỗi cô
đơn, nhỏ bé của con người:
Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
………
Trăng sáng , trăng xa, trăng rộng quá
Hai người, nhưng chẳng bớt
bơ vơ
Chỉ có Yến Lan mới rơi vào trường
hợp hãn hữu thế này:
Quê ngoại bên kia bãi cát vàng
Mẹ tôi về, lỡ chuyến đò
ngang
Cơn đau trở dạ không
giường chíếu
Tôi lọt lòng ra giữa bãi
trăng.
Bởi vậy, ông được ánh trăng vây phủ, bao bọc,
nâng niu vỗ về khi vừa lọt lòng mẹ ra, trên bãi cát vàng. Từ đó ánh trăng là duyên
nợ, là tình yêu của cội nguồn. Nên, với Yến Lan trăng là chủ động, ấp ủ, nó là
chất vi lượng bồi bổ cho tinh thần của ông:
Trăng
đi từ tóc đi vào máu
Như sữa tuôn dòng chảy khắp thân
Tôi yêu trăng quá, mê trăng quá
Như má yêu môi, đến đến gần
Cho
nên có hệ lụy là: (trích Bệnh
trăng)
Từ thuở
lên hai đã yêu trăng
Đã bồng đã ấp, đã nâng niu
Ban
ngày tôi ngủ trong lòng mẹ
Lại ngủ trong trăng lúc tắt chiều.
Ngay từ thuở mười ba, mười bốn tuổi, Yến Lan
đã nhẹ nhàng, đĩnh đạt bước vào làng thơ cùng “Bến My Lăng” với hình ảnh ông lái đò u buồn, đợi khách trên bến
sông đầy trăng huyền ảo; ánh trăng chạy dọc theo thời gian và chiếu sáng lung
linh như một nhân chứng lạnh lùng chờ đợi khắc khoải suốt bao năm, mãi đây vẫn
còn ám ảnh lòng khách thơ.
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi
Tình yêu đôi lứa chưa ai đong, đo, đếm, tả hết
được, cho dù có hàng vạn chiếc máy tính siêu hiện đại. Thời gian khiến mọi thứ
trở nên bất lực nhưng tình yêu trong thơ Yến Lan thì không, nó trở thành vĩnh
cữu…
Dồn
lên thành thạch nhũ
Lớp
phấn -đá - tình - em
Cuồn
cuộn như bão tố
Cơn
gió lộng hồn anh
Thời
gian vút mũi tên
Em
kể gì năm tháng
Tảng
thạch nhũ tan ra
Bên
gối người sấp mặt
Cơn
bão cũng chan hòa
Con
suối tình dào dạt
Tình
yêu trong thơ Yến Lan, giản dị, mộc mạc như chính đời ông. Đối với ông, những
ưu tư, phiền muộn ở đời mang đến cho ông những thiệt thòi để rồi ông không được
hưởng như bạn cùng thời, song không vì thế mà ông lao tâm tổn sức bất mãn đi
đến suy sụp tinh thần. Trái tim nhân ái của ông biết chọn lọc, tìm ra những nét
đẹp, những tình đời đáng trân trọng để sống thanh thản bình yên trên dải dất quê
nghèo- nơi nuôi dưỡng và nắm giữ hồn quê và hồn thơ của ông.
Vành
trăng này từng dắt trẻ dung dăng
Đón
quà tết trung thu Bác tặng
Từng
hăm hở trên nẻo đường ra trận
Lưỡi
dao vàng xẻ dọc Trường Sơn
Cha tặng con, con bận rộn mùa
màng
Đồng lúa hạn nước chợt về giữa
giấc
Đường chạng vạng xe phân lăn tất
bật
Gà lên chuồng, thóc rạ vẫn vương
rơi
Một vành trăng lai láng nguồn vui
Trộn với mồ hôi cần cù con đổ
Loáng qua hết những nhọc nhằn
gian khổ
Và cứ vậy, mỗi độ én về chao liệng trên vùng
quê; Tết cổ truyền đến, bất chợt nhớ lại tuổi thơ của mình, nhà thơ trở nên
tươi trẻ lại
Ta
đến hàng đồ chơi
Ngựa gỗ chen gà đất
Xem nghệ nhân vẽ vời
Có đậm màu dân tộc
Ta đến hàng sứ, sành
Chọn bình hoa chậu kiểng
Vui còn chú môn sinh
Đem
biếu chùm lan biển
Sắc xuân, hương vị Tết luôn tràn ngập
trong thơ ông cho dù xuân nhà ông đến muộn hơn mọi nhà:
Vụng sắm cành đào không kịp tết
Ra giêng chợt hé một vài bông
Xuân người lả tả bay đi hết
Ngoảnh lại xuân ta mới chớm hồng .
Xuân muộn
Ngoài sắc màu xuân, tình đời, tình người nhà thơ không
ước mơ gì lớn lao, ông chỉ chọn cho mình cái quí hơn - đó là tình người:
Mơ một mùa xuân đẹp
Tình
đời rộng bao la
Chớ
vin nhà chật hẹp
Cổng
khép người lại qua
Thơ tình của Yến Lan nó mạnh mẽ như
thế, nhưng cũng thắm thiết, nồng nàn và cả lãng mạn nữa! Thế mà ít ai biết đến!
Một chút tình con đối với cha, xin gửi đến bạn đọc nhân năm cũ hết, tết mới
đang đến gần./.
Lâm
Bích Thuỷ (TP. HCM)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét