BÓNG ĐÊM
Gởi T.M.Linh
Tình vỗ cánh bay về cố
lý
Nói sao tả hết nỗi
lòng đau
Nước vỗ mạn thuyền câu
giã biệt
Trăng nương buồm lướt
gió trôi mau
Trăng trong tiếng hát
trôi vào mộng
Của nắng hanh vàng –
của mưa khuya
Trả người tranh vẽ đêm
tê cóng
Đập vỡ trần gian khóc
gió lùa
Trang sách im hơi trời
trở rét
Mùa đông mù kín ướt
xiêm y
Tuyết trắng ru quên
tình khôn dại
Nhẩm tính thở dài đọng
ướt mi
Ta bất hạnh – trời
xoay vòng ngược
Nghiệp – trôi xa – quả
- cánh diều bay
Hàng me soi bóng chào
canh vắng
Đoản khúc tình nhân –
khúc biệt ly!
Sài Gòn, đêm
02/11/2013
Lê Phương Châu
Đọc nhan đề “BÓNG ĐÊM”, ta suy
nghĩ thật nhiều điều. Đó là bóng của đêm hay bóng của của ai trong đêm? Là thực
hay hư? Dù hiểu theo cách nào, nhan đề vẫn gợi lên cho người đọc nỗi buồn, hay nói đúng hơn là sự cô
đơn, xót xa…
Quả thực như vậy, nỗi buồn bắt
đầu lấn chiếm các câu thơ đầu tiên. Hai từ “cố lý” níu câu thơ đầu xuống nặng
trĩu, nặng trĩu. Mối tình của ai (của tác giả chăng?) đang ở nơi xa xôi, nơi
xưa cũ làm sao mà không buồn đau được . Ta gặp hình ảnh quen thuộc trong ca
dao, dân ca là “nước”, “mạn thuyền”; trong thơ Hàn Mặc Tử như “trăng”, “gió”.
Vậy nên câu thơ: “Nước vỗ mạn thuyền câu giã biệt/ Trăng nương buồm lướt gió trôi mau” rất quen, rất gần gũi. Nhưng cứ tưởng “nước”và “thuyền” liền
cánh, “trăng” và “gió” liền cành thì ở đây, nỗi buồn đau của nhân vật trữ tình
đã thấm vào vạn vật. Cho nên, tưởng hạnh
phúc, sánh đôi lại chia lìa, cách xa. Cuộc tình ấy chỉ thoáng qua trong đời làm
đau đớn con tim ai.
Ta như bước vào cõi thơ Hàn Mặc Tử với “mộng” và “đêm” . Từ nỗi đau tê tái lòng, tác giả như sống trong cõi mộng hay ao
ước sống trong cõi mộng để bớt đau đớn chăng?
Câu thơ “Đập vỡ trần gian khóc
gió lùa” thật lạ. Đó như một cá tính mạnh mẽ nhưng cũng như một nỗi niềm của
người con gái yếu ớt phản ứng lại nỗi đau tình.
Và cũng như người con gái yếu ớt
khác trong tình yêu, nhân vật trữ tình trong bài thơ quay về với lòng mình, với
trang sách cũ. Bài thơ được viết ở Sài Gòn mà ta lại thấy tuyết trắng như ở
trời Tây . Tuyết của thiên nhiên hay chính là tuyết trắng trong lòng người.
Khôn hay dại, dù có nhẩm tính ngàn lần thì đời người cũng sa vào bẫy yêu, cạm bẫy
yêu, đau đớn vì tình mà thôi.
Khổ thơ cuối là sự chiêm nghiệm
của nhà thơ về cuộc đời theo luật nhân quả của Phật giáo. Tuy nhiên, tất cả
những lời Phật nói đã bị đảo ngược “Trời xoay vòng ngược” hay “Nghiệp - trôi xa
- quả - cánh diều bay ”. Cho nên, ta đã
sống hết mình, yêu hết mình thì cuối cùng cũng cô đơn tuyệt tận, đau khổ ngất
trời, một mình trong đêm nhẩm khúc biệt mà thôi. Bài thơ khép lại với tiếng thở dài
lạnh lẽo .
Đọc “BÓNG ĐÊM”, ta không loay hoay tìm bóng của
đêm hay bóng của ai, hay bóng của mối tình đã chết… Ta ngậm ngùi thông cảm cho
một tâm hồn bị tổn thương vì tình, xót xa vì yêu. Cầu mong cho ai đang yêu, sẽ
yêu sẽ không phải gặp“Bóng đêm”của mình, không phải nhẩm “Đoản khúc tình nhân -
khúc biệt ly” . Phải chăng đó là thông điệp của tác giả Lê Phương Châu ?
Hà Thị Thu Hằng
*Trong tập Như dòng sông trôi xa của nhà thơ Lê Phương Châu, NXB Hội Nhà văn- 2013
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét