Cây bút trẻ Lê Quang Trạng
Gia đình nó thuộc dạng nhà “giàu”. Nó là con một
nên được cưng như trứng mỏng. Nếu kể trong nhóm bạn “thượng lưu” thì nó là số một.
Giàu số một, ăn xài số một, quậy số một và… học dở cũng số một. Tuy thế nhưng
không thằng nào trong nhóm dám khi dễ nó. Nó là một đứa “chọc trời khuấy nước”
từ hồi còn nhỏ. Đến nỗi nó tên thật là Lê Đại Quân mà bạn bè toàn kêu nó là “Lê
Đại Quậy”.
Cha mẹ nó đi làm xa, nó ở nhà với ông bà nội.
Ông bà nó cũng lớn tuổi đâu thể nào quản nổi thằng cháu khỉ khọt như nó. Nó quậy
đến nỗi ai cũng biết danh. Ngay từ khi mới học lớp một nó đã dám giấu dép cô
giáo. Lên tới lớp sáu nó dám một mình đánh ba thằng bằng tuổi nó gãy răng…
Sau khi
thằng anh họ của nó ở quê “lỡ” đi cưới vợ. Nó cũng thấy nôn nao. Lớp chín, gần
thi chuyển cấp. Nó không quậy dữ dằn như xưa. Thấy cũng mừng, ai ngờ đâu một
buổi chiều, cha mẹ nó đi làm vừa về tới nhà, nó kêu cha mẹ và ông bà nó vào bàn
giữa ngồi nói chuyện. Nó nói thẳng:
- - Con
muốn cưới Hương là vợ ngay lúc này?
Nó
nói một câu trắng nhách, khuôn mặt ông bà nó cũng trắng nhách. Riêng mặt cha mẹ
nó thì xanh lè. Chẳng ai nói nên lời. Tối đó cha nó kêu nó lại:
- Con
còn nhỏ lắm, nghĩ tới việc cưới vợ gả chồng chi. Mà ai đâu đi cưới vợ cho con mới
có mười lăm mười sáu tuổi. Con cố gắng học hết đại học đi rồi cha mẹ cưới vợ
cho con.
Nó nói “không!” rồi bỏ về
phòng một nước một.
Đêm đó nó xách ba lô quần
áo, đu cây ăng ten xuống đất rồi bỏ nhà đi. Nó định tới nhà Hương nói chuyện
nhưng nhà nhỏ Hương khó lắm, nhỏ cũng đâu có nói là nhỏ yêu nó đâu. Lỡ tới đó
làm phiền nhà người ta, Hương sẽ buồn nó rồi sao? Nó quyết định không đến nhà
Hương lúc này. Nó lang thang khắp nơi, nó thiếp mắt một tí ở góc công viên rồi
giật mình tỉnh giấc, nó lại đi tiếp. Sáng sớm nó đón nhỏ Hương ở đầu ngõ. Chận
xe nhỏ lại nó nói:
- - Quân
bỏ nhà đi bụi nè! Hương thấy không?
Nhỏ Hương trố mắt nhìn
nó:
- - Sao
vậy Quân? Quân về nhà đi học đi. Đi bụi vậy khổ lắm đó biết không?
- - Không!
Quân không về? Khi nào cha mẹ Quân đồng ý cưới vợ cho Quân thì Quân mới về.
Nhỏ
Hương cười híp mắt:
- Trời!
Thôi Quân về nhà đi. Không có nhỏ con gái nào chịu lấy thằng Quân quậy mà học dở
gì đâu. Quân về nhà đi, đi học lại, cố gắng học giỏi là người ta chịu liền…
Nó
khoái chí:
- Thiệt
vậy hả? Sao không nói sớm. Vậy Quân về nhà nha! (Nó cứ nghĩ nhỏ Hương đã hiểu
tình cảm của nó và đã ra điều kiện đồng ý nó).
Nó về nhà, chun vào
phòng đánh một giấc trong khi cha mẹ nó đi tìm nó đỏ trời. Đến khi phát hiện nó
thì cả nhà mới thở phào nhẹ nhỏm. Cứ nghĩ ông con này đang quậy một trò nào đó như
mọi khi mà thôi. Không ai nghĩ nó đang muốn gì.
Nó cố gắng lắm mới đậu
vào lớp mười với số điểm cao hơn điểm sàn không phẩy hai mươi lăm điểm. Hình
như nó có cố gắng trong học tập nhưng quậy thì vẫn còn quậy. Một buổi học, nó
phát hiện ra khóm bông hồng nở hoa đỏ tươi ở ngoài vách trường. Nó quyết định
leo rào qua hái cái bông đó. Hậu quả, nó bị bắt lên Văn phòng. Cộng hết tội
tình bấy lâu nay của nó. Nó bị mời phụ huynh vào trường để trao đổi tình hình học
tập của nó. Nó làm gì dám đem thư mời cho ông bà nó đi họp. Lỡ ông bà nó tức
quá lên máu rồi sao. Còn ba mẹ nó, nếu phát hiện nó quậy như vậy thì chẳng phải
nó bị cắt năm trăm ngàn tiền thưởng “ngoan” hàng tháng sao? Nó buồn bực ra ngồi
trên chiếc xe cà rem của ông già mà nó hay gọi là “Sư phụ”. Nó nhờ Sư phụ giả
làm ông ngoại nó đi họp dùm nhưng ông già không chịu. Nó năn nỉ ông, nó khóc
trước mặt ông. Giang hồ mà khóc lóc trước một ông lão bán cà rem nghèo mạt này
thì còn gì là danh dự. Ông thấy thằng nhỏ tội nghiệp quá. Ông liều mình đi họp
cho nó. Họp xong ra, nó mua cho ông hết xe kem để đãi bạn. Nó ăn mừng thoát nạn.
Nó đền đáp ông già nói chuyện hay y như thật… Ông già lắc đầu lấy từng cây kem
một cách buồn bã và chậm chạp đưa cho nó.
Từ đó ngày nào nó cũng
ghé xe kem của ông. Nó khoái ông già vui tính mà hiểu tâm lý nó vô cùng. Nó leo
lên xe lắc chuông leng keng leng keng vang trời. Nó quậy ông hết chỗ nói. Nó kể ông
nghe chuyện tình của nó. Nó nói ông biết những chuyện bực mình trong lớp và thậm
chí cho ông biết trước lịch quậy của nó. Lần nào cũng vậy, ông già kể nó nghe
những câu chuyện đời, chuyện ở trong tù, chuyện éo le ngang trái của những bậc
đàn anh một thời lừng lẫy… Ông khuyên nó dằn cơn quậy xuống. Nó nghĩ ông già “hiền
như ma sơ” này làm sao rành được chuyện đời quá như vậy? Nó không tin ông là
người từng trải sương gió giang hồ nhưng nó thấy ông nói đúng lắm. Nó thấm từng
câu từng chữ chứ không như những “bộ kinh sám hối” mà ba mẹ nó thường hay tụng
đi tụng lại cho nó nghe hoài không biết chán. Nó ghét như thế và nó chả thèm
nghe một chữ nào. Chính nó cũng không hiểu được tại sao thời gian gần đây nó
không bày ra được trò quậy nào có hồn có vía cả. Toàn là nói miệng rồi thôi. Ông
già phá đám nó. Ông kể nó nghe, ông khuyên nó… Nó thừa sức làm những gì nó
thích. Ông lão cà rem làm sao cản nó được nhưng sao mỗi lần nghe ông nói, nó
không muốn quậy chút nào. Nó phải học, học để không bán cà rem như ông già
nhưng có lẽ quan trọng nhất bây giờ là nó phải học giỏi để… cưới Hương…
Một buổi chiều, nó tìm
ông lão:
- - Sư
phụ! Sao nhỏ Hương không chịu con vậy Sư phụ!
Ông
lão cười:
- - Mày
học dở mà còn quậy thầy chạy nữa. Ai đâu chịu mày.
- Hổm
rày có quậy hồi nào đâu. Kiểm tra môn nào cũng trên năm phẩy hết đó. Vậy còn
đòi gì nữa ông già?
- Đâu
mày thử đạt loại Khá – Giỏi năm nay coi. Nếu mày được vậy, tao sẽ chỉ mày cách
lấy lòng nhỏ Hương.
- Sư
phụ khi dễ tui đó hả?
Ông
già biết nó nóng nhưng vẫn nói bình thường:
- Thì
mày làm được đi rồi hả nói. Dân anh chị nói thì phải làm cho bằng được. Mày mà
làm được tao cho mày một xe kem và theo làm “cố vấn tình cảm” cho mày.
-
Ô
kê Sư phụ. Sư phụ đợi đó mà xem.
Ba tháng nay nó đi học từ sáng tới tối, ôn bài
bù đến nỗi quên cả việc quậy. Thi học kỳ hai vừa xong. Nó tính nhẩm điểm thử. Chỉ
còn không phẩy hai mươi lăm nữa thôi thì nó đã đạt loại giỏi. Nó tức muốn ói
máu nhưng nó đã quyết định rồi. Năm sau nhất định nó sẽ đạt loại giỏi cho bằng
được mới thôi. Như vậy bây giờ “Nó đạt loại khá là cái chắc”– Nhỏ Hương nói thế!
Nó muốn tới xe kem của ông lão để báo công. Đồng thời quậy ông lão già dám khi
dễ nó mới được. Nhưng lỡ ông lão không tin rồi sao. Nói chuyện với ông già đó phải
bằng chứng giấy trắng mực đen mới được. Nó nghĩ vậy nên qua thi nó chỉ ở nhà
bày trò quậy mà thôi. Nhưng bỗng nó thấy kỳ kỳ. Lỡ nhỏ Hương thấy nó quậy như
thế rồi sao? Nó cảm nhận được nó đã lớn hơn những trò quỷ quái của nó nhiều. Nó
không thể làm như vậy. Bây giờ nó rất vui. Nhỏ Hương không còn cằn nhằn nó nữa
(thế nào cũng ăn chắc chuyện này thôi). Sư phụ nó cũng phải bái phục nó và theo
làm cố vấn cho nó mà. Nghĩ vậy nên nó không quậy nữa!
Buổi lễ tổng kết vừa xong, nó cầm tờ giấy khen đến
góc phố mà ông lão hay dựng xe kem. Nó ngồi chờ mãi nhưng không thấy ông. Nó hỏi
anh bán thuốc lá kế bên:
- - Anh
thấy ông lão bán cà rem thường ghé đây đâu hông?
- - Ông
già đó chết rồi?
Nó
hoảng hốt:
- - Sao?
Sao ông chết vậy anh? Tại sao vậy?
- - Bữa
ông than nhức đầu, người ta đưa ổng vào bệnh viện rồi ông bị đột quỵ qua đời.
Con cái ổng đưa ổng về chôn.
- Trời
ơi! Sao ông lão nói với em ông không có vợ con?
- Sao
không nhóc! Ông già đó hồi trước là dân anh chị ở Sài Gòn. Ở tù ra, về đây sống
đó.
Nó thấy tim nó nghẹn lại.
Một giọt nước mắt nóng hổi thật to rơi trên má nó. Nó ngước mặt lên trời:
-
Trời
ơi!...
Hình như nó đau lắm, cái đau của nó không giống như
cái đau vì ông già hứa mà chưa làm tròn cho nó. Cái đau đó giống như nó vừa mất
đi một người thân. Người thân đó không phải là cha mẹ giàu có của nó. Không phải
là thầy cô tri thức của nó. Người thân đó là ông già bán cà rem nghèo rớt mồng
tơi mà nó hay gọi là Sư phụ. Sư phụ nó “hiền như ma sơ”- theo nó nghĩ nhưng là dân anh chị một thời…
Nó ra về, nó khóc suốt đêm đó. Nó kể cho cha mẹ
nó nghe chuyện ông lão Sư phụ của nó. Nó nói chính ông lão bán cà rem đã dạy
cho nó những bài học quý giá nhất của cuộc đời…
Lê Quang Trạng (An Giang)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét