Ngồi
kể lại chuyện này với người bạn thân, tôi không khỏi ngậm ngùi nhớ về người phụ
nữ mang dáng vẻ khắc khổ trước cổng trường. Người phụ nữ trạc ngoài ba mươi tuổi – người mà tôi vẫn
xưng bằng cái tên chị Hai. Tôi
không nhớ đã quen chị như thế nào, có lẽ là một người mua bánh mì như bao người
khác. Tôi chợt thương chị khi hay tin chị bị nhiễm HIV.
- Mày quen con đĩ
bán bánh mì kia à? – Bà chủ phòng trọ hỏi khi vừa thấy tôi bước ra từ dãy trọ.
- Sao bác lại nói
chị ấy như vậy?
- Con ấy ngày xưa
làm đĩ, giờ dính HIV, cháu coi chừng đấy!
Tôi
biết được điều ấy, nhưng cũng mặc kệ cho nhưng lời dặn dò của bà chủ phòng trọ.
Chợt thấy lòng nặng trĩu…
- Hôm nay bánh mì
chả hay thịt nè, Nam.
– Chị vừa nói tay vừa trở ổ bánh mì đang nướng dở trên lò.
- Dạ, như mọi hôm
chị ạ. – Nói xong, tôi đứng nhìn xem chị làm.
Có
người đàn bà mang dáng vẻ công nhân viên chức nhà nước chở con đi ngang qua
tính ghé vào mua bánh mì cho con, chợt thấy chị rồi người đang bà ấy phóng xe,
nói với con như muốn cho chị và mấy người mua bánh mì kia biết:
- Qua kia mẹ mua
cho, chứ ăn bên này si-đa chết.
Chợt nhớ lại những lời của bà chủ phòng trọ,
tôi thấy chị hiền và mang một nét gì đó của con gái miền Tây Nam bộ. Trên
môi chị lúc nào cũng nở một nụ cười dễ mến với đám sinh viên lao nhao mua bánh
mì kia. Người con gái ngoài ba mươi chưa chồng, đang mang trên mình căn bệnh
thế kỷ, đó là nhưng gì tôi biết về chị. Từ khi biết được chị là con người như
vậy tôi chợt thương chị nhiều hơn. Tôi lén nhìn ánh mắt chị, chợt quay mặt đi
hướng khác mà sống mũi cay xè…
Mỗi
buổi sáng, chị đứng trước cổng trường, bên chiếc xe đẩy bán bánh mì mới to bự
làm sao, không bù vào vóc dáng của chị. Cũng vì thế mà sáng nào tôi cũng ăn
bánh mì của chị. Có những hôm đi học quên mang tiền, đi ngang qua xe đẩy bánh
mì, nhưng bị chị gọi lại. Tôi đành nói dối là đã ăn sáng rồi. Tôi bị chị “vạch
mặt” mấy lần:
- Ăn đi nè ông
tướng, trình độ nói dối của ông còn kém lắm! – Nói xong, chị dúi vào tay tôi ổ
bánh mì nóng hổi vốn dĩ của thằng bạn đứng bên cạnh.
- Mai em gửi tiền
cho chị nhé! – Tôi nở một nụ cười, đáp lại tôi là ánh mắt và một nụ cười trìu
mến.
Rồi
những tháng ngày ăn bánh mì, chị như hiểu được nỗi lòng.
- Hôm nay đổi món
nhé Nam,
chị mua cho em gói xôi nè! Ăn bánh mì riết không chán à?
- Ăn bánh mì của
chị sao mà ngán được ạ! – Những ổ bánh mì chị bán cho tôi lúc nào cũng nhiều
chả với thịt. Có hôm tôi nói chị bán như thế thì còn lời gì, chị quay sang mắng
tôi.
Còn
những câu chuyện buổi sáng về chị có lẽ tôi kể hoài không bao giờ hết. Những
buổi sáng dậy trễ, xe đẩy bánh mì của chị đã về không còn đứng ở góc đó nữa.
Tôi nghĩ mình đã mất một bữa sáng, thế nhưng khi vào lớp nhỏ Lan chuyền xuống
cho tôi ổ bánh mì đã nguội. Lan bảo bánh mì ấy là của chị gửi. Giờ ra chơi ngày
ấy tôi như nuốt không nổi mẩu bánh mì, từng giọt nước mắt cứ trực trào, sống
mũi lại cay xè thêm một lần nữa… Thương chị.
- Mày đang ăn bánh
mì của con đĩ trước cổng trường đấy à? Coi chừng bị dụ rồi dính HIV chứ chẳng
đùa! – Thằng Phú ngồi bên cạnh quay sang hướng tôi ngồi. Sau câu nói ấy là
những tiếng cười phát ra từ mấy thằng ngồi bàn trên.
Những
khoản tiền sinh hoạt phí hàng tháng gia đình gửi lên chưa kịp, chị cũng đều
cho mượn. Một buổi trưa đi học về, có ai đó đứng trước cổng, đội chiếc mũ rộng
vành vừa chạy vừa kêu tên tôi, tôi quay lại thì ra là chị. Chị dúi vào tay tôi
bịch bánh tráng trộn, một bịch chè đậu. Rồi chị quay đi, tôi vô tình thấy những
giọt mồ hôi trên khuôn mặt ai đó vừa rơi xuống… Khoảng
thời gian cứ thế trôi qua, tôi với chị càng thân hơn. Tôi với chị chỉ gặp nhau mỗi
buổi sáng trước giờ vào học. Tình cảm chị em mỗi ngày một sâu đậm. Những chuyện
riêng tư tôi kể cho chị nghe. Và có một ngày chị ôm tôi và khóc… Tách
cà phê vẫn còn ấm nóng, từng giọt từng giọt rơi xuống lan trên lớp sữa. Những
câu chuyện được chị kể, cuộc đời chị như chìm đắm trong những giọt cà phê vừa
tan kia. Chị
mồ côi từ nhỏ, chẳng ăn học gì. Một mình làm lụng kiếm tiền nuôi ba đứa em còn
tuổi ăn tuổi lớn. Ai kêu gì chị làm nấy. Làm từ sáng tới chiều tối chưa đủ, tối
chị còn tìm đến các quán ăn xin rửa chén, phụ chạy bàn các quán nhậu. Chị gắng
làm kiếm thật nhiều tiền cho các em được đi học bằng bạn bằng bè. Chị đã đánh
thằng em trai kề khi nó đòi nghỉ học để phụ chị kiếm tiền tran trải cho cuộc
sống. Chị đã hứa trước vong linh ba má, dù hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa thì
không có đứa em nào phải nghỉ học giữ chừng. Chị không muốn sau này cuộc sống
mấy em phải khổ giống chị. Làm thuê nuôi mấy em ăn học không đủ, chị nhắm mắt
bước vào cuộc sống của những gái điếm đứng đường mỗi tối. Con điếm đứng mỗi tối
dưới chân cầu như chị không ít. Nhiều đêm trở về phòng, trên thân thể chị hằn
những vết roi, mặt đầy những vết bầm, tóc rối như tơ vò... Nhìn mà thương mấy
đứa em nằm ngủ, chị cố gắng khóc thật khẽ…
Cái
nghề nhục nhã ấy chị nào muốn. Sống với nghề ấy được ít năm, tin đồn có con
điếm trong xóm được lan ra. Mấy đứa em như mất hết sức sống, không tin vào mắt
mình rằng có người chị như thế. Đã từng sống trên đồng tiền dơ bẩn mà chị đem
về từ khách…
Một
cuộc sống mới dần về với chị, mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Cuộc sống ấy
chẳng còn bao lâu. Chị quyết định đi nơi khác làm ăn, để các em khỏi mang tiếng
xấu.
Chị
trải lòng mình kể hết cho tôi nghe, từng giọt nước mắt thấm đầy trên vạt áo của
chị. Chị gục trên vai tôi và khóc nức nở…
Tôi
chẳng hiểu chị cám ơn tôi vì điều gì, sao mà nghe nặng vậy. Đáng ra câu cám ơn
ấy là tôi nói nói đúng. Tôi mắc nợ chị nhiều quá.
Kể
từ ngày hôm ấy, tôi không còn thấy chị bán bánh mì ở trước cổng trường nữa.
Không còn ai đó đứng đợi tôi mỗi sáng. Những chiếc bánh mì giờ đây tôi ăn luôn
thiếu một thứ gia vị vô hình…
Hơn
năm nay, tôi luôn tìm chị. Ngồi trên xe buýt, thấy ai đẩy xe bán bánh mì là tôi
đều nhìn, hy vọng đó là chị...
Giấc
mơ hôm nào về chị nay lại hiện về nhòa trong nước mắt.
đọc tạp bút của Thảo, lòng cứ man mác.
Trả lờiXóaChúc em có nhiều bài viết ngày càng hay hơn và tham gia tích cực GĐAT TP.HCM nhé.
Trả lờiXóaPS: Anh Hữu Duyên ơi, xem cách nhảy đầu dòng bài viết lại nhé anh?