Năm rồi Nhà thơ
Triệu Từ Truyền đã xuất bản tiểu thuyết luận đề Tương Tác - 320 trang, NXB Hội Nhà
Văn - 2013. Theo yều cầu của một số độc giả, muốn hiểu ý niệm tương tác là gì? Hương Quê Nhà xin đăng phần mở đầu của bản thảo triết luận này.
Con người không ngừng đi tìm những
giải pháp cho đời sống. Đời sống của con người từ nguyên thủy đến hiện đại luôn
bị những nỗi đau dày vò
Nhiều học thuyết có hệ thống từ hơn
2000 năm qua đưa ra giải pháp, mong xóa bỏ tận gốc đau khổ của hành tinh xanh.
Hàng trăm triết gia từ Đông sang Tây, suốt dọc lịch sử nhân loại ra sức trình
bày giải pháp. Thầy và học trò của các học thuyết này đã có nhiều thành tựu,
song cũng chưa hơn một liều thuốc giảm đau. Căn bệnh của nhân loại chưa trị
được tân gốc, và có phải cần đặt ra giết sạch vi trùng và siêu vi không; như những bậc thầy đưa ra “diệu
kế” của mình, học trò thực hiện quyết liệt, thậm chí bằng những kế sách phi
nhân ác độc?
tôi đi giữa đêm lạnh lắng từng nhịp bước nẻo đời
vẫn thấy chơi vơi
tôi qua giữa chặng đường
còn hoài nghi gì nữa...?
đạo lý của con người
biến hóa biết bao đời và thay đổi bấy nhiêu nơi
người ơi, mặt đường nhựa đen quẩn quanh trong thành phố
đi tới đi lui to nhỏ được gì?
lướt tới nữa mấy khi gần chân lý
lời đáp ngàn năm xưa Chúa nghĩ vẫn chưa thành.
Giữa Đêm Noel- 25/12/1985
Rõ
ràng nỗi thất vọng trước đấng toàn năng cũng là nỗi thất vọng trước những đấng
cứu nhân độ thế khác, trong đó có các bậc thầy tư tưởng và triết gia .
Bài viết này không viết lại lược sử triết học, cũng không phê phán
một học thuyết nào vì việc đó có rất nhiều sách đã xuất bản trên toàn cầu. Hơn
nữa, học thuyết nào cũng có nhân tố đúng, cũng có đóng góp cho một giai đoạn
thực tiễn của lịch sử, nhưng như những nấc thang lên cao dần, học thuyết sau
tiệm cận gần thực tại hơn học thuyết trước.
Tiến
trình của triết học cũng là tiến trình của khoa học. Vì vậy, những khám phá
toán học, vật lý và sinh học thường là chứng liệu cho tư duy triết học. René
Descartes (1596 – 1650) được
Phương Tây tôn vinh là người sáng lập triết học hiện đại, ông áp dụng phương pháp quy nạp của
khoa học, trước hết của toán học,
vào tư duy triết học. Từ tiểu luận triết học (Essais philosophiques) xuất bản năm 1637. Tác phẩm
gồm bốn phần, ba phần đầu nói về hình học; quang học, sao băng và phần 4 quan trong nhất: trình bày về
phương pháp (Discours de la méthode) mới thật sự mổ xẻ về triết lý.
Có nhiều lộ trình để đi đến triết lý, không nhất thiết cùng lộ
trình với René Decartes. Ở phương
Đông thông qua tri thức xã hội và lịch sử cũng dẫn đến tư duy triết lý như:
Không Tử, Mạnh Tử. (Phương Tây có cùng trường hợp là Aristole; Platon;
Socrate). Độc đáo là Phật Thích Ca và đệ tử thông qua
thiền định, trực cảm tâm linh, một kênh hiểu biết khác, ấy là tâm thức. Tuy
nhiên, lộ trình khởi thủy của triết học phương Tây luôn dính liền với tri thức
khoa học, vật lý, hình học, thiên văn học. Càng về sau càng dính dáng sâu với
khoa học xã hội như xã hội học; kinh tế học; lịch sử; mỹ học… Tóm lại, triết học
là bộ khung tư duy của các lãnh vực khoa học và chiều ngược lại triết học cũng
cần hấp thu những thành tựu của khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội, như
gốc cây hấp thu dưỡng chất do lá cành quang hợp.
Một thí dụ cho luận điểm trên là triết học của Karl Marx (1818 -
1883) bắt nguồn từ triết học, kinh tế học và xã hội học, cộng với sử dụng nhiều
thành tựu của toán học. Trong tác phẩm Biện Chứng Của Tự Nhiên, để chứng minh
quy luật phủ định của phủ định, Engel đã dùng ý niệm toán -a x –a = +a (trừ a
nhân với trừ a bằng cộng a).
Tuy nhiên Toán học là chuỗi suy luận
từ một định đề ban đầu, cũng chỉ là một hệ thống duy lý, chưa hẳn từ thực tiễn
nhân sinh. Song, chính toán học là công cụ cốt lõi để giải quyết nhiều lãnh vực
của nhân sinh. Định đề Euclid: “Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng ta vẽ được một
và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.” Mỗi định đề cũng chỉ đáp ứng cho một
mặt của thực tại. Bên cạnh Eucid (330-275 ), còn có hai đề xuất: qua một điểm nằm ngoài một đường
thẳng không kẻ được một đường thẳng song song nào (Riemann 17 tháng 9, 1826 – 20 tháng 7, 1866)) và có thể kẻ vô số những đường
thẳng song song với nó (Lobatchevsky (1 tháng 12 năm 1792 – 12 tháng 2 năm 1856) ). Như vậy là hình
học có đến 3 định đề sau hơn 2000 năm tư
duy qua nhiều thế hệ. Phải chăng hình học đã đi đầu cho quan niệm “đa chân
lý”; đa thực tại. Mãi đến giữa thế kỷ 20, Vật lý mới có thuyết tương đối mở
rộng, và thuyết lượng tử tiếp tục củng cố cho quan niệm đa thực tại. Đồng thời
triết học mới ra đời như hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh vô thần để chối
bỏ định mệnh do thượng đế đặt để, thực chất xã hội cũng đa quyền lực, không chỉ
có quyền lực duy nhất của hoàng đế, hoặc đảng của tập đoàn lợi ích nào đó, thậm
chí mỗi người là quyền lực của chính mình. Nhà văn Nga Dostoievsky viết: “ Nếu không có thượng đế thì tôi
là thượng đế”.
Nhận biết được tương tác nhân sinh để chấm
dứt thời kỳ biệt phái, ngông nghênh của vài vị tự cho mình là thiên tài, thẩm định lại vấn đề cơ bản của triết
học, chấm dứt tranh cãi lực nào quyết định thân phận con người.
Trước khi kết luận thẩm định vấn đề cơ bản
của triết học, nên tìm hiểu những tương quan sau đây:
I/ Bốn tương tác tự nhiên dẫn đến bốn
tương tác nhân sinh:
Nếu trong vật chất, tương tác mạnh (a) diễn ra trong nhân nguyên tử, do những
hạt sứ giả gluon trói chặt
nhân nguyên tử (1), tương ứng diễn ra trong nhân sinh là tương tác bản năng,
chính bản năng sinh tồn làm con người hiện hữu, bản năng là nhân tố chính của
tập quán, truyền thống, bản sắc văn hóa của
mỗi cộng đồng người.
Tương ứng với tương tác yếu (b) là tương
tác tâm thức, do năng lượng tâm linh vượt qua nhiều vũ trụ khác nhau
nên thoạt nhìn không được mạnh như tương tác bản năng, song chúng quyết định
tài năng, bản lĩnh, thành tựu của con người tương tự như hạt sứ giả W và Z có
vai trò quan trọng trong cấu tạo vũ trụ.
Hai
tương tác nhân sinh: bản
năng và tâm thức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất cho từng nhân thân (cá nhân), cũng như
tương tác mạnh và tương tác yếu luôn diễn ra trong thế giới vi mô vậy.
Tương tác hấp dẫn (c) (trọng trường) và tương
tác điện từ (d) diễn ra
trong thế giới vĩ mô, tương ứng như vậy tương
tác tri thức và tương tác quyền lực diễn ra trong cộng đồng xã hội loài
người.
Tương tác tri thức làm xã hội loài người
đứng vững và phát triển khoa học, cũng như tương tác hấp dẫn giữ vật thể trên
trái đất không bay vào khoảng không vô định, rộng hơn giữ cho hệ mặt trời bền
vững, giữ cho các thiên hà tồn tại trong vũ trụ đang giãn nở.
Đồng thời, tương tác điện từ diễn ra khắp nơi, ai cũng có thể
biết; thấy; chạm phải được. Tương ứng như vậy, tương tác quyền lực cũng phổ
biến trong xã hội, từ lực cầm quyền các cấp (mà người dân thấp cổ bé miệng mọi
thời kỳ lịch sử thường ví nó như tai ách; gông xiềng), lực giáo quyền, đến lực
người đứng đầu một hội đoàn; kể cả gia đình... đều chi phối mỗi cá thể; đương
nhiên tương tác quyền lực
cũng có hai mặt cũng như điện có thể thắp sáng và cũng có thể làm chết người
trong nháy mắt.
Đến đây thấy rõ bốn tương tác nhân sinh là
bốn lực căn bản duy trì cộng đồng và cá thể của xã hội loài người tồn tại và
phát triển. Không nên chỉ nhấn mạnh và khuyếch
đại một lực tương tác nhân sinh sẽ dẫn đến sai lầm trong nhận thức và thực
tiễn. Trong lịch sử nhân loại có triết gia xem bản năng chi phối mọi hành vi
của con người, nghĩa là chỉ nhấn mạnh tương tác bản năng. Ngược lại, có học
thuyết chỉ thấy bảo vệ quyền lợi giai cấp, bảo vệ lợi ích kinh tế là động cơ để
phát triển (trong đó giành quyền sở hữu tư liệu sản xuất), nghĩa là chỉ biết
có tương tác quyền lực mà thôi. Mặt khác, có triết gia chủ trương lịch sử văn
minh là do chủng tộc thông minh, với nhiều cá thể siêu nhân điều khiển đám
đông, triết gia ấy chỉ thấy có tương tác tri thức. Tương tác tâm thức bị một số
người lợi dụng đề cao mê tín, thần quyền bóp méo tương tác tâm thức thành quyền
lực của một đấng siêu hình nào đó, phủ nhận vai trò của tương tác khác dẫn đến
phủ nhận khoa học, phủ nhân bản năng tốt của con
người.
Thử tưởng tượng
trong thế giới vật chất nếu chỉ có một tương tác, mà ba tương tác còn lại
vắng mặt, chắc chắn sẽ không có vũ trụ, không có hệ thái dương và dĩ nhiên cũng
chẳng có trái đất. Nhờ có đủ bốn tương tác trong tự nhiên mà sinh vật người mơi
hình thành và tồn tại. Vì vậy cá nhân và cộng đồng người cũng cần có đủ bốn
tương tác nhân sinh mới có thể tồn tại văn minh được.
Từ bốn tương tác
nhân sinh: tương
tác tri thức - tương tác quyền lực - tương tác bản năng – tương tác
tâm thức, dẫn đến cần điều chỉnh vấn đề cơ bản của triết học.
II/ Đổi mới các quan
niệm triết lý:
1/ Không còn ranh
giới rạch ròi giữa vật chất và ý thức, cũng như không có ranh giới giữa sóng và
hạt trong vật lý vậy. Nhận thức triết học từ đầu thế kỷ thứ 20 trở về trước chỉ
giới hạn trong thế giới ba chiều không gian với một chiều thời gian (mà thực
chất cũng chính là một chiều không gian mà thôi). Nên những nhà vật lý quan
niệm rằng nhân loại trên trái đất đang sống trong vũ trụ bốn chiều không gian (2), bao hàm khái niệm bên cạnh không gian bốn chiều còn có những đa chiều
không gian khác nữa. Bị giới hạn trong bốn chiều không gian nên triết học chỉ
biết có vật chất và ý thức, dẫn đến biện chứng pháp duy tâm hoặc duy vật, dẫn
đến tầm nhìn duy lý hạn chế
và sai lệch trong nhân sinh. Thành tựu của thuyết tương đối rộng và thuyết
lượng tử cũng như những thành quả thực nghiệm về 12 hạt lepton, 6 hạt boson (3) làm thay đổi ý niệm về vật chất và tinh thần, cùng lúc những thành tựu về vật
lý vĩ mô, về vũ trụ hướng tới khái niệm năng lượng vô hình của những vũ trụ đa
chiều không gian, tạm gọi là năng lương tâm linh. Phải chắng năng lượng tâm
linh vừa tham gia vào cấu trúc vũ trụ bốn chiều, vừa kết nối các tương tác tự
nhiên, vừa là kênh liên thông giữa các vũ trụ đa chiều?
2/ Vì vậy, nên bổ sung vào quan niệm của
Descarte vấn đề cơ
bản của triết học không chỉ liên quan đến hai ý niệm vật chất và tinh thần mà
cần bổ sung ý niệm tâm linh, cho nên con người cũng phải có ba thành tố: tâm
linh - thân xác – ý thức.
3/ Chính năng
lượng tâm linh dẫn đến nội dung mới hơn của biện chứng pháp, biện chứng pháp
tâm linh (có thể gọi là biện chứng vô thường) sẽ giúp con người không xung đột
vũ trang; không có kẻ thù giữa người và người.( 4 )
4/ Quan niệm về cái
tôi hiện hữu nên nói: “tôi
tương tác là tôi hiện hữu” để
thay thế câu nói của Descarte: “tôi
tư duy là tôi hiện hữu” và câu nói của Albert Camus : “tôi nổi dậy là tôi hiện
hữu”.
Bốn điểm kết của bài viết này cũng là bốn
vấn đề triết học thiết thực cần đào sâu nghiên cứu đến nơi đến chốn.
Chú thích: (1) Sáu hạt sứ giả (boson)
|
Tên
|
Ký hiệu
|
Phản hạt
|
|
Spin
|
Khối lượng
(GeV/c2)
|
Trung gian tương tác của
|
Sự tồn tại
|
|
Γ
|
Tự nó
|
0
|
1
|
0
|
|
Xác nhận
|
|
W⁻
|
W+
|
−1
|
1
|
80,4
|
|
Xác nhận
|
|
Z
|
Tự nó
|
0
|
1
|
91,2
|
Lực tương tác yếu
|
Xác nhận
|
|
G
|
Tự nó
|
0
|
1
|
0
|
|
Xác nhận
|
|
H⁰
|
Tự nó
|
0
|
0
|
125,3
|
|
Xác nhận
|
|
G
|
Tự nó
|
0
|
2
|
0
|
|
Chưa xác nhận
|
· (a) Lực tương tác mạnh ảnh hưởng bởi các hạt quark, phản quark và gluon- (hạt boson truyền tương tác của chúng).
Thành phần cơ bản của tương tác mạnh giữ các quark lại với nhau để hình thành
các hadron như proton và neutron. Thành phần dư của tương tác mạnh giữ
các hadron lại trong hạt nhân của một nguyên tử chống
lại lực đẩy rất lớn giữa các proton đó là lực điện từ.
· (c) Tương tác hấp dẫn của Trái Đất tác động
lên các vật thể có khối lượng và
làm chúng rơi xuống đất. Lực hấp dẫn cũng giúp gắn kết các vật chất để hình
thành Trái Đất, Mặt Trời và
các thiên thể khác;
nếu không có nó các vật thể sẽ không thể liên kết với nhau và cuộc sống như
chúng ta biết hiện nay sẽ không thể tồn tại. Lực hấp dẫn cũng là lực giữ Trái
Đất và các hành tinh khác ở trên quỹ đạo của chúng quanh Mặt Trời.
· (d) Tương Tác điện từ, gần như mọi tương tác giữa các nguyên tử đều có
thể quy về lực điện từ giữa proton và electron nằm bên trong. Nó sinh ra tương
tác giữa các phân tử, và các lực đẩy và kéo khi tác động cơ học vào các vật, và
tương tác giữa các quỹ đạo của electron, điều khiển các phản ứng
hoá học.
· (2) Đa vũ trụ là giả thiết về sự
tồn tại song song các vũ trụ (có cả vũ trụ chúng ta đang sống), trong đó bao
gồm tất cả mọi thứ tồn tại và có thể tồn tại: không gian, thời gian, vật chất,
năng lượng và các định luật vật lý. Thuật ngữ được ra đời vào năm 1895 bởi nhà
tâm lí và lí luận học người Mỹ William James. Những vũ trụ cùng tồn tại trong
khối đa vũ trụ được gọi là thế giới song song.
Lý thuyết dây: Lý
thuyết dây hình thời gian giãn ra tạo nên vũ trụ, bảy chiều khác vẫn cong nhỏ
như trước. Vũ trụ chúng ta đang sống là một màng bốn chiều, vốn là biên của một
hình cầu năm chiều. Nằm cách ta một khoảng cách vi mô trong chiều thứ năm là
một màng khác, được gọi là "màng bóng" (như hình với bóng, nhưng bóng
cũng thực như hình). Hai màng hình và bóng chỉ tương tác nhau qua lực hấp dẫn.
Khi đó vật chất hay năng lượng tối của màng này chính là vật chất thông thường
của màng bên cạnh. Hai màng có thể tự co giãn và va chạm nhau. Đối với chúng ta
(đang sống trên một màng), cú va chạm chính là Big Bang
(3) Nghĩa là Hợp đề luôn luôn mới hơn,
tiến bộ hơn và nhất là hoàn toàn hủy diệt xóa bỏ Đề, kể cả Phản đề. Điều này
thực tại không diễn ra như vậy. Thực tại là trong âm có dương, trong dương có
âm. Thực tại là photon (ánh sáng) vừa hạt vừa sóng; những hạt hạ nguyên tử luôn
luôn chuyển hóa giữa hạt và sóng. Phải chăng nên dùng khái niệm biện chứng vô
thường cho thực tại nêu trên?
Có thể mượn việc tháp cây để nhận ra
biện chứng vô thường. Trong vườn cây cũ (đề) được ghép với giống cây mới tốt
hơn (phản đề) sẽ cho kết quả ba loại cây: cây trực sinh (giống hệt như cũ); cây
hỗn hợp giữa cũ và mới (hợp đề); cây hoàn toàn mới (phản đề). Nghĩa là Hợp đề
không thể hủy diệt hết cái trước đó (cũ), Hợp đề là vô thường của Đề, Đề là vô
thường của Phản đề. Trong sinh học và xã hội không thoát khỏi biện chứng vô
thường. Nếu có một loài sâu gây hại mùa vụ (đề), dùng hóa chất để trừ khử chúng
(phản đề), không phải thế là hết loài sâu đó (hợp đề) mà sẽ có những con sâu
kháng thuốc, rồi sinh sản một thế hệ sâu mới khó giết chúng hơn, như vậy ở đây
hợp đề vẫn chính là tiền đề có chất lượng cao hơn, biện chứng pháp Hegel phá
sản trong trường hợp phổ biến này.
Tư duy lục bát là tư duy biện
chứng vô thường; nghĩa là tiền đề gặp phản đề cho ra đa hợp đề:
Đề
(these)—Phản đề (anti these)— Đa hợp đề (multisynthese)
Hơn nữa đa hợp đề này có cả phản đề
và đề xuất hiện trong hệ quả. Như vậy trực cảm tâm linh sẽ chọn ra vài hợp đề
có xác suất cao nhất trong nhiều hợp đề đó. Nói cách khác hợp đề là xác suất
như trong cơ học lượng tử. ( trích Dòng Chảy Lục Bát của Triệu Từ Truyền - 2009)
THAM KHẢO
I- (vài từ tiếng Anh để tiện tra
cứu:
interacting
particles = hạt tương tác
grain structure = hạt
cấu trúc
particle texture =
hạt cấu tạo
natural interaction
= tương tác tự nhiên
human interaction = tương tác nhân sinh)
II- Triết học là nỗ lực của lý trí tìm kiếm những nguyên lý tối hậu của thực tại và của hiện hữu.
Triết học chào đời trong cái nôi bình
minh nhân loại, khi con người ngơ ngác trước lẽ hiện sinh và tự hỏi: Tại sao
tôi có trên đời? Tôi sống để làm gì và sau khi chết tôi sẽ đi về đâu? Tại sao
lại có sinh, lão, bệnh, tử và vô vàn những xung đột, bất công nẩy sinh trong
cuộc sống v.v… Tự vấn về thân phận mong manh của kiếp người luôn là nỗi thao
thức khôn nguôi của con người. Triết học tham gia vào lý giải những vấn nạn đó
và có tham vọng giải quyết một cách rốt ráo mọi vấn đề.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét