Vợ chồng Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong
1-
Mới chỉ 6 giờ mà may bay
đã hạ cánh! Theo hành trình, tôi sẽ đến phi trường Malpensa vào lúc 6h35 sáng.
Qatar là một hãng máy bay mà từ nhiều năm nay lúc nào cũng đến sớm hơn giờ ấn
định. Elena đã có mặt. Nàng đã về Ý truớc tôi hai tuần, để có thể có thời gian
quây quần với người thân lâu hơn; sáng đó nàng đã thức từ 4 giờ để chuẩn bị đón
tôi từ Việt Nam sang.
Tối hôm trước tôi đã nói với các cháu ra tiễn
ở sân bay Tân Sơn Nhất: Chú (cậu) là người đàn ông may mắn, đi người đưa, đến
người đón. Người khổ nhất là Elena, lúc nào cũng cô độc, thui thủi, việc gì
cũng phải tự lo, thế mà luôn ân cần và vui vẻ, lúc nào cũng muốn mọi người xung
quanh được chăm sóc một cách chu đáo.
Niềm vui của Elena là cho đi chứ không phải
nhận lại.
Nhiều lúc tôi nghĩ là cô ta còn “nợ” tôi từ
tiền kiếp. Và kiếp này “phải” trả.
Và cô ta đang sẵn lòng “trả nợ”.
Tự chấp nhận và biến mình thành “con nợ truyền
kiếp”. Với niềm vui.
2-
Trên con đường từ sân
bay về thành phố Milano, những hàng cây bên đường lá xanh mơn mởn. Elena cho
biết là mấy ngày trước có vài cơn mưa, rửa sạch bụi. Nhờ thế nên màu xanh của
lá còn xanh hơn, thật khác với những tán lá vàng nâu của thành phố Sài Gòn, lúc
nào cũng đầy khói, bụi vì xây dựng và đào bới.
Có lẽ nhờ cơn mưa bất
chợt mấy ngày trước đó nên cuối tháng 5 mà trời vẫn còn mát mẻ như mùa xuân.
Con đường 3 làn rộng
rãi, quang đãng, xe chạy bon bon hoàn toàn khác với cảnh hỗn loạn, chen lấn
từng thước đất, tranh nhau nửa vành bánh xe ở nơi tôi vừa tạm biệt.
3-
Con đường thẳng tắp.
Chẳng mấy chốc chúng tôi đã rời xa lộ. Xe rẽ vào đường làng. Thành phố chưa
thức giấc nên có ít người qua lại. Sự xô bồ của đời sống Tây phương vẫn còn đang
ngái ngủ, làm tôi cảm thấy như mình đang hòa vào một dòng sống khác.
Chỉ ít phút nữa là tôi
sẽ về đến nhà. Nhà. Nhưng đây là đâu? Là Milano, nơi tôi đã từng sống 40 năm,
sao mà xa lạ, chỉ sau một năm xa cách. Liệu đây có phải là lần cuối cùng tôi
quay lại thành phố này, trước quyết định sẽ không, hay còn rất ít lần quay lại?
4-
Lúc Elena đậu xe, tôi
nhìn thấy những chú sóc nhanh lẹ nhảy nhót trên thảm cỏ trong vườn. Chợt nhớ
những buổi sáng mùa xuân ngồi uống cà phê ở ban công trên tầng 3, tầng cao nhất
ở căn nhà Cassina de Pecchi này. Bầu trời rộng mở. Không có những cao ốc che
mất tầm nhìn. Những hàng cây xanh lá mướt. Chim chóc bay lượn, ca hát líu lo.
Tôi thường nhìn những cụm mây trắng trên nền trời xanh. Thỉnh thoảng có vài
cánh chim lao vút ra vườn. Và tiếng quạ kêu quang quác trong không gian yên
tĩnh. Các chú quạ hay làm tổ trên cây thông thật cao gần đó nên nhiều khi đáp
xuống trục ăngten trên nóc nhà đối diện làm chúng rung rinh.
Cây betulla (bouleau) trước
nhà lúc này cành lá rất xanh. Đỉnh của nó chỉ cao hơn sàn nhà tôi chừng hơn 1
mét, cành xa bờ chưa đầy 2 mét, nên những buổi sáng mùa đông, cầm tách cà phê
nóng trên tay, tôi thường đứng trên ban
công nhìn tuyết đang tan hay những bụi sương theo cành trụi lá chạy xuống, nhưng
đến cuối ngọn thì dừng lại, đọng thành giọt mà chưa đủ sức nặng để rơi; đong
đưa treo mình như hạt ngọc. Nó kiên nhẫn chờ đợi, lung linh phản chiếu tia nắng
như một lăng kính, mãi đến khi những bụi nước li ti khác hoà nhập, hạt nặng
hơn, lúc đó mới gieo mình rơi xuống, hòa với lớp tuyết đang tan nằm dưới gốc
cây.
Bước vào nhà, Elena thao
thao nói chuyện mà tôi chỉ nghe tiếng được tiếng không. Đầu óc tôi đang “tơ
tưởng” về mấy quyển sách đang nằm trong túi xách. Đó là 3 quyển “Bàn tay nhỏ dưới mưa”, bản thảo vi tính
mà anh Nguyên Minh đã in ở Việt Nam để tôi đem
qua đây tặng bạn. Sách in thử mà rất đẹp. Tôi sẽ dành riêng cho: Thiện
(Paris), Vũ (Milano) và chị Huỳnh Ngọc Nga (Torino), chị bạn văn duy nhất của
tôi ở Ý...
Đầu óc tôi còn đang mơ mơ màng màng về hành
trình văn học của mình, về “Bàn tay nhỏ dưới mưa”, tiểu thuyết đầu tay mà đã
được công ty văn hoá Phương Nam ký hợp đồng để mua tác quyền 5 năm và sẽ in
trong năm nay (NXB Hội Nhà văn-2011).
Khi còn ở Ý và viết “Hành
trang ngày trở lại” (NXB Trẻ, 2007) tôi
đã xem Việt Nam là nơi trú ẩn an toàn sau những bon chen của xã hội Tây phương.
Còn
khi đi về để viết “Bàn tay nhỏ dưới mưa”... thì xã hội Việt Nam đã như xã hội
Tây phương, đã và đang bị Tây phương hoá.
Thời gian chẳng bao lâu
mà thay đổi quá nhiều.
Tôi đã mệt mỏi với những
xô bồ. Cần sống chậm lại. Đó có thể là cách kìm hãm sự thao túng của kỹ thuật
lên văn hoá, văn minh và thiên nhiên. Những chiêm nghiệm và bức xúc đó, phần
nào đã tuôn trào, rơi trên mặt giấy và biến thành những con chữ.
“Bàn tay nhỏ dưới mưa”
vì thế đã được lồng trong bối cảnh xã hội mà tôi chứng kiến và đối chiếu, từ
bên này hay bên kia trong các chuyến đi về. Thế nhưng câu chuyện của người đàn
bà tuổi bốn mươi mới gặp được “một nửa” của mình có điểm xuất phát từ
đâu? Vì sao chỉ sau 3 năm hạnh phúc nàng đã phải đối diện với căn bệnh nan y và
nhìn lại toàn bộ đời mình, rồi cuối cùng tự hỏi, ta là ai?
Vậy Gấm là ai?
Hai năm trước, khi đọc bản thảo đầu tiên trong
lần họp mặt ở Thân Trọng Điền Trang – (Đà Lạt), nhà văn Lữ Kiều (bác sĩ Thân
Trọng Minh) và nhà văn Khuất Đẩu, cũng đều hỏi tôi câu hỏi đó.
Nhưng
tôi im lặng. Không hiểu vì sao mình lại “thai nghén” nó!
5-
Nghỉ
một hôm vì chênh lệch giờ giấc, sáng hôm sau chúng tôi đi thăm ba của Elena bị
bệnh. Sau trận tai biến, gần một năm ông phải ngồi xe lăn và nói chuyện rất khó
khăn. Elena rất buồn vì có lúc phải áp sát tai mà vẫn rất khó hiểu những lời phì
phào của ông. May có bà dì Fiore chăm
sóc và một nữ y tá đến theo dõi tình
hình và chích thuốc vào mỗi sáng.
Buổi chiều, khi chúng tôi đang trên đường về
nhà thì
Giuseppe gọi điện mời đến nhà. Tôi hẹn bạn sáng hôm sau.
Chúng tôi ngồi với nhau dưới mái hiên nhà bạn.
Cũng hơn năm rồi rồi tôi và Giuseppe mới gặp lại nhau, kẻ thì bận áo cơm, người
ngược xuôi lăn lộn. Chuyện cũ, chuyện mới cứ tự nhiên ộc ra như suối. Giuseppe
từng là một kẻ rất... rất giang hồ. Nhưng ở anh, có tấm lòng với anh em huynh
đệ thật chí nghĩa chí tình. Từng hoạt động trong phong trào thiên tả, rồi về sau
hụt hẫng. Quen nhau từ khi tôi mới qua Ý và học cùng phân khoa Hoá và Công Nghệ
Dược. Lúc đó anh hoạt động trong phong trào sinh viên. Tôi còn nhớ có lần đi biểu tình chống Mỹ can thiệp ở Việt Nam, khi về ngang qua khu San Babila, tay anh cầm cờ Mặt trận nên bị bọn phát
xít nơi đây vây đánh đến chảy máu mũi rồi bỏ chạy trước khi cảnh sát ập đến.
Năm
tháng đi qua, lý tưởng ngày xưa chỉ còn là kỷ niệm. Sau bao chìm nổi, giờ anh
là một quan chức cấp cao của tập đoàn dược phẩm Bayer (Đức). Lên cao, lại chán
trò đấu đá tranh giành quyền lợi trong công ty, anh thu mình, tìm lối thoát và
trở thành chủ tịch một câu lạc bộ đọc sách. Biết tôi viết và dịch, anh ân cần mời
tôi một tối đến tham dự một buổi họp mặt của các thành viên trong nhóm. Tôi và
Elena vui vẻ nhận lời.
6-
Buổi sáng, trời mát mẻ.
Tôi và Elena đến nghĩa trang thăm mộ mẹ nàng. Gọi là “mộ” nhưng thực ra đây là
một hộc nhỏ trên tường, trong đó lưu giữ tro than của bà. Cuộc đời thật lạ.
Chúng tôi sống với nhau những ngày đáng nhớ và từ “lúc ấy” không còn gặp nhau
lần nữa. Sống chết là quy luật nhưng đây đó vẫn còn có bao người đang sống như
mình sẽ không bao giờ chết.
Elena cẩn thận lau bụi trước khung
ảnh của bà rồi thắp một nén nhang. Chấp tay đứng gần bên, tôi nhìn vợ mình đã
bị “Việt hoá” như thế nào. Tàn nhang, chúng tôi dạo bước ra về.
Nghĩa
trang vắng vẻ.
Vài
chiếc lá rơi, lìa cành nhánh khẳng khiu, buồn đến ngậm ngùi…
Khi bước vào xe, đột
ngột Elena bảo: Mình về và bắt đầu dọn nhà là vừa. Phải chuẩn bị nhà trống để
cho thuê và có thể lần tới quay về Ý mình không còn được ở căn nhà này nữa.
Tôi bàng hoàng. Dù
đã chuẩn bị tinh thần từ trước khi về lại Ý trong chuyến đi này... nhưng tôi
vẫn không tránh khỏi bất ngờ.
Thế là bắt đầu một cuộc
ném đồ đạc. Băng cassette. Video phim ảnh. Báo chí.Tài liệu. Các vật dụng... mỗi
lần vứt bỏ là một nhát dao cắt vào da thịt.
Bốn mươi năm tôi đã sống
ở đây, đã thay đổi chỗ ở nhiều lần và những vật dụng thân thiết ấy đã theo tôi.
Giờ thì phải đành bỏ lại... vì không thể nào mang theo được. Sách vở là điều
làm tôi khó nghĩ. Bỏ đi, tiếc. Đành phải chia bớt môt ít cho bạn bè, hy vọng họ
có thời gian để đọc, còn những sách “quí”, phải gói ghém cẩn thận để đem về Việt Nam trong những chuyến đi về.
Bốn mươi năm. Tôi đã gắn
bó với đất nước này thật mật thiết, bạn bè Ý rất đông, lấy vợ người Ý, học, làm
việc, kinh nghiệm tích lũy nhờ học hỏi với các nhà khoa học rất giỏi và khiêm
tốn.
Tôi chợt nghĩ đến nhưng
người tôi đã mang ơn. Nhiều lắm. Những bạn sinh viên Franco, Guido, Giuseppe...
lúc nào cũng sẵn lòng chia sẻ cùng những lời khích lệ lúc ngã lòng. Những đồng
nghiệp chí tình Umberto, Loris, Marco, Enrica, Anna, Sandra... những vị thầy
đáng kính và tận tâm Berti, Villa, Trabucchi.
Sống đời sống ở phương Tây mọi việc đều rõ
ràng, sòng phẳng, thế nhưng lòng tôi luôn luôn canh cánh một món nợ. Nợ nước Ý.
Nợ tình yêu của Elena, người con gái bốn mươi năm trước đã quen và yêu tôi hơn
mọi thứ quý giá nhất trên đời. Một tình yêu hoàn toàn trong sáng, vô vụ lợi,
không toan tính nhỏ nhen. Nàng chấp nhận đến với tôi từ khi còn là một “công
tử” ngu ngơ du học, đến những năm tháng
khó khăn, sau 75, ở căn nhà không lò sưởi, mùa đông bên trong nhà còn lạnh hơn
bên ngoài; nàng chẳng rời tôi thời không tiền ăn sáng... nhịn đói ôm sách ra
thư viện để được ấm thân, vừa học vừa mong đến giờ ăn ở quán cơm sinh viên
(mensa). Nàng động viên, khuyến khích và cho tôi sức mạnh để vượt qua bao nỗi
khó khăn, từ khi tốt nghiệp, việc làm tạm bợ bị bóc lột đến xương tuỷ vì không
có quốc tịch, lương ba cọc ba đồng, cho đến lúc vươn lên, trở thành giám đốc kỹ thuật và trưởng phòng nghiên cứu phát triển dược thú y cho một công ty thuộc
tập đoàn lớn nhất nước Ý (Ferruzzi group).
Bốn mươi năm, tôi đã đi
theo sự chọn lựa mà nhiều khi cũng không có quyền chọn lựa. Nhiều lúc tôi đã
phải cắn răng chịu đựng nhưng có lúc cũng mỉm cười, nhìn chướng ngại như môt
cuộc thử sức rồi ngẩng đầu để đi lên. Rất nhiều năm, thân mình chưa lo nổi còn
tự gánh lấy trọng trách cưu mang cả gia đình. Mười ba năm quen nhau mà chưa dám
làm đám cưới... thế mà Elena vẫn chờ cho đến lúc gánh nặng trên vai tôi nhẹ
bớt. Giờ thì tôi hiểu ra, khó khăn còn là một thứ xúc tác để những bông hoa trong
khu vườn tình người nở rộ. Thăng trầm, vinh nhục... tất cả đều đã trải, đều đã vô
thường, thay đổi, và chỉ có hằng số Elena
là còn ở lại. Nàng luôn ở bên tôi. Lúc nào cũng ở bên tôi. Dù có khi chúng tôi
cách xa nhau hơn 10.000 km.
Là người luôn chấp nhận
hy sinh, Elena yêu tôi bằng một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu ấy như hai trái tim nằm giữa lằn ranh, vừa Hoà vừa Nhập, thách
thức mọi khác biệt của hai nền văn hoá. Mới đây nàng còn từ bỏ tất cả những gì
thân thương để tiếp tục theo tôi trong một hành trình mới, về sống ở Việt nam, một
đất nước còn bao khó khăn và ngổn ngang những vấn đề.
Tất cả những hồi tưởng
này, lướt qua đầu tôi như một cơn gió nhẹ nhưng mơ hồ làm bật ra một vài ý
tưởng. Lời giải đáp cho những câu hỏi còn loé sáng hơn khi tôi có cơ hội trình
bày tác phẩm “Bàn tay nhỏ dưới mưa” trong buổi họp mặt tại câu lạc bộ người yêu
sách.
7-
Ở thư viện Albairate, sau khi chào hỏi Giuseppe đặt
lên bàn 3 quyển bản thảo vi tính Bàn ty nhỏ dưới mưa rồi yêu cầu tôi tóm tắt câu chuyện cho
các bạn. Qua vài lời giới thiệu ngắn ngủi tôi kể chuyện về người đàn bà bất
hạnh, tuổi bốn mươi mới gặp được “một nửa” của mình, là tri âm thể xác và tri
kỉ tâm hồn. Đến lúc ấy Gấm mới nhận biết được tình yêu, say đắm “như yêu lần đầu” và hiểu ra là “hạnh phúc thật ra ở ngay trong những điều
nhỏ nhặt”. Gặp “Anh”, kiến thức Gấm được mở mang và học được nhiều điều quan
trọng. Nhưng số phận éo le, đúng khi tưởng nắm giữ được hạnh phúc với người đàn
ông của đời mình thì Gấm lại bị ung thư.
Từ căn bệnh thời đại này tôi đã lồng
câu chuyện tình yêu vào một bối cảnh xã hội rộng lớn, trong đó lòng tham của
con người đang làm trái đất cạn kiệt, xã hội rối loạn, dịch bệnh, ô nhiễm môi
trường, an toàn thực phẩm... và con người càng ngày càng sống phản lại tự
nhiên.
Còn Gấm, đứng trước cái chết được báo trước, nàng trăn trở, hoảng loạn,
suy tư, ý thức “lẽ sống còn quan trọng
hơn sự sống”... và cuối cùng tự hỏi “Ta
là ai”.
Tôi bất ngờ và
thú vị vì thấy có nhiều người đồng tình. Một cuộc thảo luận về nhịp sống hối hả
làm thời gian bị đo lường, chắt bóp. Có người nói hiện nay tuy phương tiện giải
trí có nhiều mà niềm vui dường như rất hiếm. Tâm trí của mọi người đều bị động. Có
người nhắc đến các công nhân lắp ráp làm việc theo nhịp máy trong dây chuyền
sản xuất, các động tác phải tuân theo các công đoạn trong một thời lượng quy
định. Xong việc, về nhà, vội vàng, căng
thẳng vì đường phố đông đúc. Cái gì cũng “express”, cũng “fast”... từ ăn uống đến
mua sắm.
Giuseppe
nói “Thế giới thay đổi quá nhanh trong những năm gần đây làm con người không
kịp thích nghi và do đó đánh mất thăng bằng tâm lý. Có các phương tiện để liên
lạc mà trong xã hội chẳng ai biết nhau. Sự gia tăng các phương tiện truyền
thông hình như tỉ lệ nghịch với sự giao tiếp giữa các cá nhân, con người sống Bên nhau nhưng không sống Với nhau. Tiếp xúc qua không gian ảo,
nhìn nhau qua màn hình.”
Tôi dịch một vài trích đoạn cho các
bạn, từ tình yêu ngút ngàn của Gấm dành cho “anh” đến nỗi hốt hoảng của Gấm khi
biết mình sắp chết, đoạn phân tích tâm lý lúc nàng chạy về phía Bình Quới nhìn
mây trắng hợp tan rồi nghĩ về lẽ tử sinh làm mọi người rất thích.
Một thành viên câu lạc bộ hỏi tôi, viết xúc động
vậy sao không dịch ra tiếng Ý? Trước đó
tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc này. Nhưng tại sao không? Có thể lược bỏ
bớt những phần không thiết yếu...
Mọi người xôn xao bàn tán nhưng lúc đó đầu óc tôi
chỉ nghĩ đến quyển tiểu thuyết đang
chờ in ở Việt Nam. Giuseppe nói: “Mới đây mà đã bốn mươi năm!” Bốn mươi năm!
Bốn mươi năm! Tôi giật mình. Chợt tỉnh. Bốn mươi năm chẳng phải là số tuổi của Gấm
đó sao? Cớ sao số tuổi của Gấm trùng với
40 năm tôi từng sống ở đây? Vì sao nàng chỉ hưởng hạnh phút có 3 năm rồi bị ung
thư? Những trùng hợp này chỉ là ngẫu nhiên hay là tiếng gọi của tiềm thức, về
một tình yêu cuồn cuộn của một thời tuổi trẻ, si mê, đầy nhiệt huyết và mộng mơ
ở trời Âu và giờ đây như những đám mây bay qua bầu trời và sắp biến mất? Những
thăng trầm, khổ đau, hạnh phúc của Gấm có khác gì đời sống của tôi mấy mươi năm
qua? Thương yêu hờn giận, gắn bó đến thế, làm sao lòng không vương vấn, không đau
như cắt ruột khi phải chia xa, dù được quay về nơi mình cất tiếng chào đời? Thế
thì 40 năm sống ở trời Âu có khác gì 40 năm cuộc đời của Gấm? Rồi ba năm hạnh phúc,
cũng chính là 3 năm mà tôi đã trở về quê hương. Tôi đã bình an biết bao. Nhưng
khi ánh hào quang của cuộc trùng phùng chấm dứt, những biến đổi xã hội Á Đông
đang thay da đổi thịt, hoà theo nhịp sống cuồng loạn của toàn cầu hoá... đã xoá
mất nếp bình thản cũ xưa, xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong thời hội nhập. Những
bất an thực phẩm, ô nhiễm môi trường, trái đất cạn kiệt... tạo ra bao căn bệnh ung thư.
Gấm chết. Như chết một
ước mơ, chết một đời sống bình yên.
Ba năm, thời gian đủ để tôi nhận ra là đời
sống như tôi nghĩ đã không còn.
Con
người, gia đình con cái ít quây quần bên nhau. Người già cô đơn. Các căn bệnh
thời đại xuất hiện: lo âu, buồn rầu vô cớ rồi sinh ra trầm cảm. Rồi tự sát. Sức
khoẻ cơ thể có thể tốt nhờ tiến bộ y học mà sức khoẻ tâm thần và sức khoẻ xã
hội ngày càng kém sút. Chúng ta sống thọ hơn mà cuộc sống lại ít ý nghĩa hơn. Có
khác gì những điều đang xảy ra ở trời Tây?
Ba năm, ngồi cà phê quán cóc ở vệ đường, tôi
cũng nhìn thấy nhiều người lái xe bằng một tay, tay kia bấm phiếm nhắn tin,
nghe điện thoại. Những bà mẹ chở con đi học thêm,
đứa bé ngồi phía sau tranh thủ ăn, tranh thủ uống. Những người khác luồn lách,
chạy xe với tốc độ kinh khiếp như đi vào chỗ không người. Có lần, trên chuyến
xe đò về miền Trung ăn tết, tôi kinh hồn thấy tài xế vừa chạy xe vừa dụi mắt
chống cơn buồn ngủ. Chiếc xe chao đảo, suýt lao đầu xuống vực...
Nhịp sống đã thay đổi
từng ngày, nếp sống văn hoá quay cuồng theo.Tình người đảo lộn. Ngay trong gia
đình, cũng chẳng thiếu cảnh anh em vác dao chém nhau, chuyện con chửi mẹ, đánh
cha, thậm chí giết cha mẹ cũng chỉ vì cơn sốt đất. Người người đang sôi lên vì
kiếm tiền, kiếm việc làm thêm và mua sắm tất bật.
Những trăn trở ấy, không
biết tự lúc nào đã đưa đẩy những ngón tay lên bàn phím, và từ tiềm thức, “Bàn
tay nhỏ ” đã biến thành những con chữ.
Cầm trên tay, thấy sách
được chia thành từng nhiều đoạn nhỏ, Giuseppe tò mò hỏi tôi đã lấy nguyên mẫu
và cảm hứng từ đâu?
“Nguyên mẫu lấy từ nhiều
nhân vật. Tôi đem gộp lại chuyện đời, hạnh phúc và khổ đau của nhiều người và
viết thêm nỗi băn khoăn và tâm sự riêng của chính mình. Theo đó, tôi đã viết “Bàn tay nhỏ dưới mưa” như nhiều mảnh gương,
mỗi mảnh phản chiếu theo một góc. Có mảnh quay vào trong, soi nội tâm nhân vật,
có mảnh hướng ra ngoài để nhìn ra thế giới. Qua các trang viết đều có phản
chiếu một chút người, một chút ta, một chút bạn bè và những cảm nhận về những
vấn đề mang tính bản thể: sự sống và cái chết, nhân phẩm và sự sa ngã, khát
vọng vô cùng của con người và những hữu hạn của tồn tại...” Il trauma che stiamo vivendo in questo
momento assomiglia al trauma che abbiamo vissuto 80 anni fa, durante la Grande
Depressione, ed è stato causato da una serie di circostanze analoghe. Allora,
come oggi, abbiamo affrontato un crollo del sistema bancario. Ma allora, come
oggi, il crollo del sistema bancario era in parte una conseguenza di problemi
più profondi. Anche se risponde correttamente al trauma (i fallimenti del
settore finanziario) ci vorrà un decennio o più per raggiungere il pieno
recupero. Se noi rispondessimo in modo inappropriato o con gli stessi strumenti
neoliberisti che hanno favorito la crisi, questa durerà ancora a lungo e il
parallelo con la Grande Depressione assumerà una nuova dimensione tragica. [ I
macro-economisti mainstream sostengono che il vero spauracchio in una
recessione non è caduta dei salari, ma la loro rigidità: se i salari fossero
più flessibili (cioè bassi), la disoccupazione si sarebbe ridotta, auto-
correggendo il problema! Ma questo non è stato vero durante la Depressione, e
non è vero oggi. Al contrario, bassi salari e redditi portano semplicemente a
una riduzione della domanda, indebolendo ulteriormente l'economia.]
Secondo la vulgata tradizionale, la politica restrittiva della FED ha causato
la crisi del 1929, oppure il crollo (autunnale) di Wall Street ha provocato la
recessione (che inizia in estate!!!) dell'economia americana. Il problema oggi,
come allora, è un'altra cosa: la cosiddetta economia reale.
I paralleli tra la storia delle origini della Grande Depressione e quella della
nostra crisi sono forti. Allora ci stavamo muovendo dall'agricoltura alla
industria. Oggi ci stiamo muovendo dalla manifattura ad un'economia di servizi.
Negli USA si calcola che il calo dei posti di lavoro nel settore industriale è
stato drammatico, da circa un terzo della forza lavoro 60 anni fa a meno di un
decimo di oggi. Il ritmo si è accelerato notevolmente nell'ultimo decennio. Ci
sono due ragioni per il declino. Uno è una maggiore produttività, la stessa
dinamica che ha rivoluzionato l'industria e costretto la maggioranza degli
operai americani a cercare lavoro altrove. L'altro è la globalizzazione, che ha
inviato milioni di posti di lavoro all'estero, a paesi a basso salario o quelli
che hanno investito di più nelle infrastrutture o nella tecnologia. Qualunque
sia la causa specifica, il risultato inevitabile è esattamente lo stesso di 80
anni fa: un calo del reddito e posti di lavoro. Per un certo tempo, la bolla
immobiliare ha nascosto il problema creando una domanda artificiale, che a sua
volta ha creato posti di lavoro nel settore finanziario e nella costruzione e
altrove.
Giuseppe vỗ vỗ lên vai
tôi: “Tác phẩm này giống như cuộc hành trình của con người đi tìm tình yêu, hạnh
phúc và sự bình an trong một thế giới hỗn độn và điên loạn. Hãy cố dành thời
gian để dịch ra tiếng Ý!”
Tôi gật đầu. Còn một
điều nữa cũng vừa lóe lên trong trí nhưng tôi không nói với bạn. Đó là về cái
chết của Gấm? Tại sao nàng đi trước mà không phải là anh? Bởi đó là nỗi khắc
khoải, nỗi lo sợ, ước muốn và cũng là trách nhiệm của người chồng... Anh không
thể “đi” trước, bỏ lại vợ mình trong một đất nước xa lạ... Uớc muốn này mới đầu
tôi tưởng chỉ của riêng tôi, nhưng thời gian sau, khi Elena viết truyện ngắn
đầu tay “Bàn tay trong một bàn tay” thì tôi chợt hiểu
đó cũng chính là những ám ảnh và ước muốn thầm kín của nàng.
8-
“Nền kinh tế hiện
nay giống như một chiếc xe đạp. Nó buộc chúng ta phải làm việc và đạp liên tục
thì mới chạy được, dừng lại là té ngã”. Anh bạn Franco đã từng nói
với tôi như thế. Và hôm nay hình như mọi người đang kiệt sức, không đạp nổi.
Nền kinh tế rất mạnh của Ý và Âu châu đã suy thoái từ vài năm qua. Nhiều hãng xưởng đóng cửa hay
làm việc cầm chừng. Bạn bè nhiều người lo lắng.
Buổi sáng, Elena cầm tờ báo
và gọi tôi đến xem. Một cửa tiệm nợ lương 5 tháng không trả. Một thanh niên Phi châu đến hối thúc lương tháng. Chủ và thợ sinh ra cãi
vã. Ông chủ vào nhà lấy tiền và ném vào mặt người làm công. Lúc anh ta cúi nhặt, ông
rút súng bắn mấy phát vào lưng. Một phát trúng gần tim và anh
ta chết trên đường cấp cứu. Cô gái Ý đi cùng anh ta cũng bị thương. Cô là
nhân viên tư vấn của một tổ chức thiện nguyện. Cô đến giúp vì anh bạn ngoại
quốc không nói rành tiếng Ý.
“Ở mọi nơi trên thế giới, sự tàn ác đều như nhau. Lòng tốt có
giới hạn. Mà cái ác thì không cùng.” Tôi đắng họng. Không biết bình phẩm ra sao. Mãi sau Elena mới nói: “Cuộc đời này là gì? Chẳng qua chỉ là một hơi thở! Tại sao chúng
ta không sống cho cái Tâm mình đẹp? Chỉ vì Tham mà người ta ganh ghét và chém
giết nhau. Thế mới biết Phật giáo thật thâm diệu: Ai biết xem thường danh lợi thì đời sẽ bình an
và lúc nào cũng cũng có thể mở lòng chào đón mọi người, với tình thân ái.”
Tôi nhìn vợ mình. Một tình yêu vô
bờ bến đang dâng trào. Và bỗng dưng tôi nhớ là khi viết về cái chết của Gấm, chẳng
có trang nào mang theo niềm tuyệt vọng. Sức sống của tình yêu luôn có phong
cách khác thường, dù biết sắp đi đến đoạn cuối cuộc đời nhưng đôi mắt tình yêu vẫn
nhìn đời sống ngời ngời khát vọng, bao dung.
9-
Mới đến Milano “hôm qua” thế mà nay đã sắp về
lại Việt nam rồi. Một tháng trôi qua trong nháy mắt. Tôi xuống phố Cassina dé
Pecchi để mua sắm vài món đồ. Đang bước, tôi bỗng nghĩ là mấy mươi năm trước những
con đường này hoàn toàn xa lạ với tôi, thế rồi trở nên quen, đã đi qua đi lại bao
nhiêu lần và bây giờ lại sắp hóa ra xa lạ.
Sự vật biến đổi.
Còn duyên thì hợp, hết duyên thì tàn.
Milano-Sài Gòn.
Sài Gòn-Milano.
Hai ngày nữa là có chuyến bay rồi!
Nhắc nhở đó làm
loé lên trong trí tôi mấy câu thơ của người bạn vong niên ở Hà Nội mà tôi rất quý:
Cùng chung một
chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến
người đang trở về
Lái
đò lái mãi thành mê
Sang
về chẳng biết mình về hay sang.
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-hoa-nghe-thuat/Truyen-ngan/468663/Ban-tay-trong-mot-ban-tay.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét