Nhà thơ Lệ Thu
Nhà văn Mang Viên Long
Cho đến tháng 8 năm 2014, nhà thơ Lệ
Thu đã có 10 tập thơ được xuất bản, tính từ tập thơ đầu tiên là “Xứ Sở Loài Chim Yến” (năm 1980) và
tuyển tập 268 bài thơ (và một trường ca gồm 12 chương) có tựa “Điềm Đạm Việt Nam” vừa được nhà xuất
bản Văn Học ấn hành; như “tổng kết” một chặng đường dài làm thơ của chị!
Gần nửa thế kỷ làm thơ, sống gắn bó với thơ - Lệ Thu đã chứng tỏ sự nhạy
bén và tinh tế qua từng tác phẩm được giới thiệu; điều nầy cho thấy, sức sáng
tạo của chị rất đỗi phong phú, bền bỉ; nhất là luôn “bắt nhịp” được với mọi
biến chuyển vi tế của đời sống, của thời đại, cho dầu vẫn với phong cách “điềm
đạm” của những vần thơ giàu âm điệu, trong sáng và trữ tình!
Bài thơ “Tự Nhủ” được Lệ Thu
viết vào năm 1999, năm cuối cùng của thế kỷ 20 - cũng là bài thơ “đón chào”
thiên niên kỷ mới của chị. Mở đầu bài thơ, Lệ Thu đã “tự nhủ” với lòng mình ngay hai điều:
khi ta quá cách xa những cuộc đời bất
hạnh…”
Hai lần “đừng” (không nên) là
hai lần “tự dặn lòng” đầu tiên mà chính Lệ Thu đã từng trải nghiệm (hay “nhìn”
thấy); coi đây là “kim chỉ nam” cho những bước đi tiếp theo trong lộ trình sáng
tác của mình - cũng là “lời nhắn nhủ” với tất cả một cách khiêm cung, tế nhị: “Đừng viết về niềm vui/khi lòng ta thực sự
buồn” - Lòng ta đang buồn nẫu ruột, sao lại viết là vui? Đó là một thái độ
sáng tạo nghiêm túc, chân chính cần có nơi người nghệ sĩ. Người đọc, sẽ nhận
ra, nếu có kẻ nào làm ngược lại - tức là “viết về niềm vui/ khi lòng thực sự
buồn”, là tự lừa dối mình và lừa dối người khác! Đây là một việc làm đã không
phải là của văn học, mà còn cho thấy phẩm chất thấp kém, yếu hèn của người sản
sinh ra nó. Là tự mình “bôi đen” tên tuổi, danh dự của chính mình!
khi ta quá cách xa những cuộc đời bất
hạnh…”
Lần “đừng” (không nên)
thứ hai nầy, tuy đơn giản - nhưng lại là điều rất quan yếu mà người cầm bút cần
phải “tâm niệm” (và tránh xa) mỗi khi làm công việc gọi là “sáng tạo”: Sự giả
trá “khi ta quá cách xa những cuộc đời bất hạnh” mà huênh hoang, tô
vẽ, hay bóp méo (vvv) về “nỗi buồn” của
con người trước cuộc sống - là đồng
nghĩa với sự “học đòi & đạo đức giả”
mà thôi! Đây cũng là một thái độ lợi dụng văn học, cho ý đồ xấu xa được che đậy
lộ liễu…
Cả hai sự “lừa dối”
nầy, đều phát xuất từ một cái tâm không chính đáng - hay rõ hơn, là từ một
người cầm bút không có đức “tàm sỉ”
(tự xấu hổ), và không có tài năng!
Và thơ (hay văn) phải
là:
“những con sóng đi tìm bầu bạn
những trái tim chân thật đợi
chờ
Sự rung cảm tự nhiên
được dâng trào sôi nổi như “những con
sóng đi tìm bầu bạn” và tình thương yêu giữa người và người phải được nở ra
ngát hương với “những trái tim chân thật
đợi chờ”. Đây là một lời quy kết ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng vô cùng sâu
sắc, bền vững!
Nhà thơ đã tiếp tục
khẳng định một điều tưởng đã cũ - nhưng là điều phải được nhận như là lời “tuyên ngôn” cho bất cứ người làm công
tác sáng tạo nghệ thuật nào:
“Phải biết làm người trước lúc làm thơ”
Thơ (văn - nghệ thuật nói chung) có
mặt vì con Người có mặt. Tất cả là để phục vụ cho con Người - nâng cao tâm hồn,
cải thiện cuộc sống; đồng thời chuyển hóa cái xấu ác thành cái nhân bản, thiện
lành! Thiêng trách trước tiên của người làm nghệ thuật là phải “làm Người” cái
đã. (Không biết “làm người” thì viết để làm gì, cho ai?). Chúng ta có thể hiểu
thêm rằng “phải biết làm Người trước khi
làm tất cả mọi việc”…
“Phải biết nhận về mình chát
chua cay đắng
để vị ngọt cuộc đời còn đọng ở
câu thơ…”
Mở đầu bài thơ là hai lần “đừng” (không nên) và tiếp theo là hai
lần “phải” (nên làm) - nhà thơ đã
“điềm đạm” tự nhủ với lòng: “Phải biết
nhận về mình chát chua cay đắng/để vị ngọt cuộc đời còn đọng ở câu thơ” -
như một lời tâm sự thì thầm tha thiết. Hy sinh cuộc đời riêng cho lợi lạc số
đông, là một “thông điệp” mà người nghệ sĩ có tâm huyết, có hoài bão - cần phải
trui rèn, học tập. Một nhà văn phương Tây đã từng bày tỏ: “Muốn cho người khóc ta, thì chính ta phải khóc trước đó!” cũng là điều
dễ hiểu. Sự từng trải gian khó, khổ đau; chịu nhiều bất hạnh, cô đơn (…) luôn
là nguồn năng lực vô song, giúp người nghệ sĩ đạt đến ước mơ dâng hiến một cách
trọn vẹn và hoàn hảo nhất! Nhà văn Nga PauxTopxki cũng đã nói: “Thơ là cuộc sống được thể hiện ở dạng hoàn
thiện nhất, là thế giới mở ra trong tất cả chiều sâu mà cặp mắt dửng dưng lười
nhác không thể bao quát được”.
Hệ quả tất yếu mầu nhiệm của Thơ
phải là:
bóng tối mình không đổ xuống
những chồi xanh
Khi mặt trời lặn sau địa cầu
làm giọt sương đêm cho hoa ủ
mật.”
“Khi chiều vãn nắng” (ngày đang hết/
cuộc đời đang trôi qua) - nhà thơ đã “tự nhủ” phải làm sao cho "Bóng tối mình không đổ xuống những chồi
xanh”- bằng cái tâm rộng mở nhân ái, rằng không thể để lại sự yếu hèn, thấp
kém, tội lỗi cho “những chồi xanh”
của một ngày mai đang phơi phới. Cụm từ “bóng
tối mình” được sử dụng ở đây thật bao quát, sâu thẳm và vô cùng gợi cảm!
Nhà thơ đã tâm
niệm (hay ước mơ):
“Khi
mặt trời lặn sau địa cầu
làm
giọt sương đêm cho hoa ủ mật.”
Tôi nhớ lời phát
biểu của nhà thơ Đức -Wolfgang Goethe (1749 - 1832): “Lời thơ làm ra tôi chứ không phải tôi làm ra lời thơ” - chức năng
của thơ tự nó “làm ra tất cả” khi được phát nguồn từ trái tim nhạy cảm chân
thật! Một chút “ánh trăng” êm ái hay những “giọt sương đêm” phơn phớt trong
lành; nhưng đã là duyên lành “cho hoa ủ mất”, cho đời thêm hương vị ấm nồng!
“Nghìn đời xưa và nghìn đời sau
Thơ chung thủy với thi sĩ, luôn “làm kẻ
đồng hành” như bóng với hình trong cõi nhân sinh đầy hệ lụy! “Thi sĩ gian truân” thì thơ liền “ứa lệ”! Thơ gắn bó keo sơn với thi sĩ
là vậy - và nhất định không thể “làm hành khất” cho dầu bị trôi dạt vào trong
một bến bờ đen tối nào! Muốn đạt được sự “đồng nhất” trọn tình nầy, trước hết -
nhà thơ phải nặng nghĩa “sống chết” với thơ trong suốt cuộc đời mình (chứ không
thể tự nhiên mà có được)!
Nhà thơ đã tinh tế gợi ra hình ảnh “hạt cát thông minh” cùng với “người vĩ đại vô danh”, để giải bày một
cách nhẹ nhàng, lời “tự nhủ” với mình
(và với người):
“Có triệu triệu con người vĩ đại vô
danh
Hạt cát thông minh không tách
riêng mình
Con người thường có
ảo tưởng về mình - nhất là người nghệ sĩ, luôn “tách riêng mình để tự xưng sa mạc…”: dầu họ chỉ là một hạt cát! Cái
“ảo tưởng” nguy hại nầy sẽ giết chết sự sáng tạo, ngăn chận bước tiến của nghệ
thuật ngày mỗi đổi mới. Muốn được là “hạt
cát thông minh” không phải là điều dễ làm! Điều kiện trước tiên, là phải có
cái “Tâm như đất”. Đại sư Nalada đã
nói: “Có một điều ta luôn có thể làm được, đó là giữ Tâm bình thản như đất!”
khi đứng trước mọi nghịch cảnh. (“Ai người
như đất khiêm cung/Giữ lòng ấm áp, bao dung, nồng nàn/Nhận về nắng dội, mưa
chan/Mà cho trái ngọt, mùa vàng, hoa thơm (…)” - Tri Âm
Của Đất, Lệ Thu - thì mới có thể thành tựu.
Điều kiên thứ hai:
“Không nhất thiết uống những gì thiên hạ khát
Phải biết sợ thời gian, biết sợ
chính mình.”
Bên cạnh cái tâm an tĩnh như nhiên
rộng mở ấy (Bi) - là một sự lựa chọn (Trí)
để có thái độ cương quyết (Dũng):“Không nhất thiết uống những gì thiên hạ khát”.
Kết thúc những lời “Tự Nhủ” - nhà thơ đã dặn lòng: “Phải biết sợ thời gian, biết sợ chính mình.”.
Hai điều “nhắc nhở” mình sau cùng là hai cái “sợ”: “sợ thời gian & sợ chính mình”. “Sợ” thời gian qua mau, đời
người ngắn ngủi khi chưa làm được gì cho mình, cho đời - nên cần phải trân quý,
đã đành; nhưng tại sao lại “sợ chính
mình”?
Thái độ luôn biết tỉnh giác tự “phòng hộ mình” là một thái độ minh
triết. Nói rõ hơn, “phòng hộ mình” (hay “sợ chính mình”) là phòng hộ cái tâm điên
đảo buông lung luôn giao động chạy theo cái bất thiện. (“Tâm phàm phu cứ lén lút đi một mình, rất xa, vô hình vô dạng, như ẩn
náu hang sâu. Điều phục được Tâm thì giải thoát khỏi vòng ma trói buộc” - PC
37). Tâm niệm “sợ chính mình” chính là sự chánh niệm, để giữ mình luôn trong
sáng, chất trực trước mọi thử thách, cám dỗ!
Bằng một giọng thơ
rất “điềm đạm”, nhà thơ Lệ Thu đã “nói với mình” (và nói với người) rất nhiều
điều tâm huyết, sau gần nửa thế kỳ sống với thơ ca. Bài “Tự Nhủ” có thể xem như
“lời trần tình” về thơ của Lệ Thu cùng chúng ta vậy!
khi ta quá cách xa những cuộc đời bất hạnh
những con sóng đi tìm bầu bạn
những trái tim chân thật đợi chờ
Phải biết làm người trước lúc làm thơ
Phải biết nhận về mình chát chua cay đắng
để vị ngọt cuộc đời còn đọng ở câu thơ
bóng tối mình không đổ xuống những chồi xanh
Khi mặt trời lặn sau địa cầu
làm giọt sương đêm cho hoa ủ mật.
Nghìn đời xưa và nghìn đời sau
Có triệu triệu con người vĩ đại vô danh
Hạt cát thông minh không tách riêng mình
Không nhất thiết uống những gì thiên hạ khát
Phải biết sợ thời gian, biết sợ chính mình.
"đừng viết về niềm vui
Trả lờiXóakhi ta thật sự buồn
......". Thật là tuyệt. Cám ơn anh Mang Viên Long đã giới thiệu.