Tác giả Nguyễn Thành Công
Cái
tựa bài này nghe rất xưa, không hot. Bao nhiêu phân tích đông tây kim cổ về vấn
đề cũ mòn này, ngay trong sách làm văn 12 hiện nay cũng có hẳn một đề bàn về
tiền và hạnh phúc, và câu chuyện xung quanh nó chiếm bao nhiêu là thời gian của
dân gian khi người ta ngày càng thấy sức mạnh của đồng tiền cứ như là vô hạn,
chi phối hết, tác động hết thảy cả những thứ có vẻ thiêng liêng bất khả xâm
phạm.
Tôi
đang nghĩ đến cháu Hào Anh khi lướt mạng theo dõi truyền thông đưa tin về bi
kịch mới của nhân vật này: cháu đánh đuổi chửi mắng mẹ và dượng, xua họ ra khỏi
ngôi nhà mơ ước được xây từ đóng góp của
bao tấm lòng hào hiệp. Buồn lắm, khi một câu chuyện cổ tích tưởng có cái kết
hay hóa ra lòng vòng, đớn đau thêm mãi.
Tôi
đã sống ở Cà Mau trong những ngày tháng dư luận sôi lên khi vụ án hành hạ ngược
đãi trẻ em của vợ chồng Giang – Thơm làm rúng động dư luận. Hình ảnh bầm dập
của cháu lấy bao nhiêu nước mắt của mọi người, có tôi, một cá nhân cũng đang
trong cảnh khốn khó. Công lý lên tiếng, Hào Anh được cứu, rất rất nhiều tấm
lòng sẻ chia đã mở ra cho một số phận khốn cùng, câu chuyện cảm động về tình
người và lẽ phải đã được viết.
Nhưng
chuỗi sự kiện tiếp theo không được vui lắm. Những nhật báo hàng đầu từng bênh
vực, che chở, nâng Hào Anh lên khỏi bi kịch, nay đưa những tin xấu về cháu. Hào
Anh vướng vào một vụ nghi án ăn cắp và bị CA giữ, rồi thanh tra CA tỉnh Cà Mau
vào cuộc; rồi những đồn đãi không trên báo chí, toàn những chuyện không vui.
Hôm nay thì rõ: Hào Anh không đứng tốt được, chật vật hòa nhập cuộc sống, trượt
dốc rất nhanh, cao trào là vụ đánh đuổi cha mẹ mới đây chiếm đầy các nhật báo.
Đa
phần báo chí chỉ đưa tin, nhưng cũng có tờ báo phân tích. Tôi thấm thía với mổ
xẻ của một chuyên gia tâm lý: Hào Anh – với một xuất thân không thuận lợi,
thiếu thốn trầm trọng hơi ấm tình than để tạo dựng nhân cách, lại không được
học hành tốt, hoàn cảnh xô đẩy liên tiếp, bị ngược đãi hành hạ dã man thay vì
an ủi sẻ chia… nay, một số tiền cực lớn thuộc về cháu trong khi Hào Anh chưa
được chuẩn bị gì để quản lý, sử dụng hiệu quả, tác dụng ngược, cháu không thoát
được khỏi bi kịch. Cha mẹ cháu không thấu hiểu sự thiếu thốn của cậu, người đời
khó bù đắp, và mọi thứ rõ ràng không dễ giải quyết bằng tiền. Tóm lại, Hào Anh
thiếu một nền tảng giáo dục tốt.
Cho
nên giàu- nghèo rất là tương đối. Có trẻ trông rất nghèo về tiền bạc, song sở
đắc được sự giáo huấn chất lượng của gia đình và nhà trường, có tâm hồn trong
sáng, hiểu biết cuộc sống, có mục tiêu lý tưởng… thì không hẳn là nghèo, tiền
nào mua được những điều đó? Hào Anh không được như thế, và tiền có vẻ làm hại
hơn làm lợi cho cậu. Tôi được biết một chị bán chim cút nướng gần nhà, tần tảo
lắm, vậy mà chị bật mí: tôi là hộ cận nghèo song có hai con đang là sinh viên
đại học chính qui, chúng ngoan lắm. Chị là hộ cận nghèo song tính ra khá giàu
có, hạnh phúc.
Mọi
cái không thể qui hết ra tiền, mọi cá không thể bán mua, có những giá trị vượt
trên sức mua của đồng tiền, và nhờ thế cuộc sống chung không gãy đổ. Nhưng đã
gãy đổ với Hào Anh…
N.T.C
(Bạc Liêu)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét