“Ba ơi! Mua
hoa cho con để con tặng cô ngày nhà giáo Việt Nam ba nhé”. Tôi vừa nhấp ngụm
trà vào miệng
chưa kịp nuốt, gần như muốn trào ra vì thấy vui, nàng công chúa của tôi đang học
lớp hai mà hiểu
được ý nghĩa của
ngày 20/11 như thế
nào. Một thoáng vui
chưa trọn vẹn thì nỗi buồn lại trở lại với tôi của
ngày cuối cấp hai.
Năm ấy, tôi đang học
lớp
9. Tính tôi có hơi liếng
thoắng,
nhưng trung thực không ba hoa
chích chòe, nên nhiều bạn học nữ rất quý mến.
Thầy
giáo dạy môn văn của tôi rất “đẹp trai” còn mang một
cái tên rất hay “Hùng Mạnh”.
Ngoài ba mươi tuổi đầu
chưa lập gia đình chỉ
thích chơi với học sinh nam của lớp mình, các lớp
khác đang đánh dấu hỏi thật lớn về thầy. “Hay là ông thầy này…? Tám năm đứng trên bục giảng, thầy dạy chính môn văn.
Người ta bảo thầy cô
giáo dạy văn đa số có tâm hồn lãng mạn
nhưng nhìn thầy, tôi
không nghĩ như vậy vì thầy thật
nam tính. Không hiểu thầy thật sự quý
tôi vì tôi là học
sinh giỏi môn văn hay thầy
thương hại cậu học
sinh nghèo tỉnh lẻ với chiếc áo sơ mi sờn
vai và chiếc quần bạc thếch ở mông. Tôi để ý thầy những lần giảng bài đi qua, đi lại trong lớp thỉnh thoảng
nhìn ngang qua chiếc áo
sờn vai ấy. Tuấn bạn học cùng lớp
và ngồi sau tôi hàng ghế sau giờ ra chơi ghé sát vào vai
tôi bảo nhỏ “Ê Đức, trong những lần giảng bài tao để ý thấy thầy
hay nhìn mày lắm
đó! Có khi nào ô…n…g ấy… mày không vậy?”. Tôi hiểu ý của bạn
tôi muốn đề cập tới chuyện gì rồi,
có điều nó không nói toạc
móng heo thôi. Tôi cười và đá nhẹ vào mông nó la lên “Cái thằng, quỷ tha
ma bắt
mày nha, ăn nói bậy bạ tới tai ổng
chết
toi mày đó”. Hai đứa tôi rượt nhau chạy
vòng vòng sân trường đến
khi kẻng đánh mới vào lớp.
Nhớ lại có một lần đồng nghiệp của thầy bệnh
thầy rủ tôi và ba người bạn nữa đến bệnh viện
thăm. Mọi
người ai cũng bảo em bận lắm sắp ôn bài chuẩn bị cho kỳ học
hai. Nhìn vào cặp mắt thầy buồn
hiu mặt dù thầy đang mang kính cận, thấy tội thầy quá nên tôi và Tuấn không nỡ cuối cùng tháp tùng với thầy đến bệnh viện thăm đồng
nghiệp của thầy. Từ bệnh viện về nhà tôi khoảng hai cây số, chiếc xe đạp cà
rịch, cà tang của thầy chở tôi
ngồi
phía sau tưởng chừng
như xe và người cuốn theo mỗi khi có ngọn gió bấc của tháng mười. Thằng
Tuấn bạn tôi nó thật
tâm lý nên cứ né né, tránh
tránh không muốn đi song song với thầy và tôi. Một
là
nó đi trước, hai nó đi
sau luôn luôn tạo cho thầy và tôi có một không gian nói chuyện thoải mái hay sao ấy! Tôi đã nhiều
lần bảo nó “Đức à! Mày đừng làm như vậy nữa sự thật không có gì đâu
mà, thầy tốt và quý tao ở
chổ “Vừa đẹp
trai con nhà nghèo học giỏi có vậy thôi”. Nghe tôi nói xong nó nhìn bâng quơ
và cười hì hì. Chiếc răng khễnh hé ra mỗi
khi nó cười nhìn cũng có
duyên lắm chứ! Vậy mà
cả lớp tôi cứ bảo nó Tuấn ma cà rồng, hôm nào nghe được
nó rượt đuổi và la toáng lên “Ta là ác quỷ đây, ta sẽ cắn cổ các ngươi hút hết máu đó”. Bọn tôi chia nhau thành từng nhóm cả trai lẫn gái chạy
tán loạn khắp sân trường. Đúng nghĩa, nhất quỷ, nhì ma, thứ
ba học trò mà.
Một tuần lớp
tôi học thầy hai hôm, gồm
thứ hai và sáu, một tiết học
hai tiếng. Cứ đến
ngày học thầy là Tuấn
nhìn vào mặt
tôi cười
cười. Hôm nay thầy rất vui và trong thầy như cậu sinh viên vừa
ra trường ấy vì chiếc
áo màu trắng làm thầy trẻ đi mười tuổi. Thường thầy gọi lớp
trưởng lên trả lại bài tập của thứ hai. Không hiều sao lần
này tự tay thầy đi từng
bàn và phát bài cho cả lớp. Tới chỗ của tôi thầy bỏ lơ và đi lên bục giảng.
Tôi hồi hộp và đâm lo lắng mà không dám hỏi bài tập của
mình đâu. Bạn ngồi gần tôi hỏi “Đức! Sao không có bài của mầy vậy? Hỏi thầy đi. Cả lớp xôn xao lên, thầy gõ bàn nói thật
lớn “Im lặng, lớp trưởng
đâu lên đây thầy nhờ đọc bài văn rất xuất sắt của
người
chưa được nhận đó là em Lê Tiến Đức”. Cả lớp tôi ồ lên, tiếng
nói của ba dãy bàn “Biết ngay mà, học trò cưng của thầy, lúc nào cũng xuất với sắc. Còn nhiều tiếng xì xầm
khác tiếp theo “Đức giỏi văn từ năm
lớp 6 cả khối văn
thầy cô nào chả biết nó giỏi”.
Thầy ra ám hiệu im lặng bằng cách đưa hai tay ra phía trước rồi hạ xuống. Bạn lớp trưởng của
tôi tên Thu Nga gốc của
sông Hương núi Ngự. Âm
điệu của người Huế nếu
nghe quen thì dễ, bằng như ngược lại thì trời ơi! Sao mà khó nghe chi lạ. Tôi còn nhớ
bài văn năm ấy Lục
Văn Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Cả lớp
tôi im phăng phắc đến đoạn Lục
Vân Tiên ra tay “Anh hùng cứu
mỹ nhân, cả lớp ồn lên như cả ngàn con vịt
lùa về chòi sau một ngay kiếm
ăn. “Ai làm Lục
Vân Tiên? Ai Kiều
Nguyệt Nga?”. Thầy tôi lại trở về động tác cũ như lần
trước
hai tay đưa ra phía trước và
từ từ hạ xuống, vậy mà không yên lặng hoàn toàn vẫn còn đâu đó trong lớp tiếng
xì xầm bàn tán. Lúc ấy tôi nhìn lên bục giảng với cặp kính cận
màu trắng của thầy
đâu đó trong ánh mắt đượm một
chút buồn một chút bực
dọc vì thiếu sự tôn trọng của học sinh. Thu Nga vừa kết thúc bài văn với giọng đọc của
người Huế tôi gần như nhẹ nhỏm vì
tôi đã tìm được
đáp số.
Không biết điều gì xảy ra cho tôi, sau khi tôi được thầy tuyên dương cũng chính
lúc ấy thầy lại
tuyên bố thẳng với cả lớp “Bài văn em Đức có
xuất sắt nhưng thầy không cho điểm 8 mà chỉ
được điểm 6 thôi.” Một
lần nữa cả lớp
có cơ hội nhốn nháo hơn lần
trước. Bao câu hỏi từ phía dưới lớp hướng mắt lên bục giảng nhìn thầy “Ủa? Sao mà kỳ lạ vậy thầy? Chúng em không hiểu, thầy có thể lý
giải cho cả lớp hiểu đi ”. 41 bạn học của
tôi nhìn thầy gần
như van xin thầy, cầu khẩn thầy nói rõ lý do. Thầy trả lời với một cụm từ ngắn gọn “Đó là một bài học”. Cả lớp tôi lên tiếng “Không hiểu gì cả”. Mà đúng như vậy sau giờ tan học tôi trở
về, tôi giận thầy lắm,
muôn ngàn câu hỏi tại sao? Tại sao? Cứ chờn vờn
trong đầu óc cùa tôi. Dòng tư
tưởng của tôi bị cắt ngang vì ở phía sau có tiếng người gọi lại “Tôi buồn
chán nhưng cố gắng ngoảnh lại
phía sau, trời ạ! Đó là tiếng của thầy
tôi. Tôi cho xe dừng lại đợi thầy.
Thầy hỏi tôi, giọng Nam bộ rất ngọt
ngào “Em giận và tức thầy lắm hả?”. Tôi nhìn thầy và trả lời “Em không trả lời câu hỏi của thầy, em chỉ xin phép thầy cho em hỏi
ngược lại, nếu như thầy là em thầy
sẽ nghĩ thế nào?...”
Thầy đưa tay lên sửa lại gọng
kính vì đã lệch sang một bên, nhìn tôi như
thông cảm và thương hại, rồi thầy tiếp tục câu chuyện
dở dang “Chính vì điều ấy nên thầy
gặp em nói cho em hiểu”. Đi khoảng 3 trăm mét thầy trò tôi tìm được quán cóc nhỏ. Thầy gọi một ly café cho thầy, tôi uống chanh muối.
Tôi cho tay vào ly lúc ấy thầy bắt đầu “Lên lớp” với tôi. Sở
dĩ thầy trừ của em
hai điểm
trong bài văn xuất sắc, để em học cách
sống
làm người. Em học giỏi
không nên tự tin và nhảy cẩng lên khi em thỏa mãn một điều gì. Em thật
sự có tài ắt mọi người sẽ biết,
không cần tự tin quá mức
đến một lúc nào đó, em thấy hụt hẫng
khi niềm
đam mê của em không thành hiện thực, thầy thương em và quý em nên dạy bảo em như thế. Tôi không chịu thua khi nghe thầy bảo vậy.
Tôi hỏi lại thầy “Thầy nói vậy chẳng
khác nào thầy kêu em tự dối lòng à? Em đạt được thành quả tốt trong học
tập em hạnh phúc, thể
hiện niềm vui ấy bằng cách nhảy
múa hay la hét lên cũng được
mà thầy”. Đó là em sống thật với
chính em. Thầy đưa tay nắm tay tôi lại tiếp tục.
Thầy không tranh cãi với em nhưng em thật tình quá làm các bạn sẽ buồn
khi bài kiểm
tra không được điểm cao.
Sau lần ấy, mỗi lần
tôi được điểm cao với bất cứ môn học
nào tôi cứ lặng im, không thể hiện ra ngoài. Thậm chí các bạn
tôi khen tôi tôi trả lời
“Làm được thôi chứ hay gì đâu”. Tôi lại bị bạn
quát vào mặt, ê thằng này, sao mày khiêm
nhường vậy? Muốn bọn tao khen lần nữa hả? Thật là khó quá phải không các bạn. Cuối cùng tôi nghe lời thầy.
Thì ra bài học
ngày xưa thầy nói trong lớp chính là cách sống thầy dạy
cho tôi. Đừng vì một chút tài mà cao ngạo. Đôi khi tự tin thái quá đến khi thất bại sẽ thấy hụt hẫng như lời thầy nói năm xưa.
Mười mấy năm trôi qua nhanh như thoáng. Thầy
tôi bước sang tuổi 50, thầy có gia đình và hai con gái. Không như
ngày xưa mọi
người nghĩ về thầy… Hằng
năm gần đến ngày Hiến chương Nhà giáo trong tôi ngậm ngùi luôn nhớ về kỷ niệm học trò với bài văn Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga năm âý!..
Tôi xin thay mặt tất cả học sinh, sinh viên gửi đến quý thầy cô giáo luôn mạnh khỏe với lời tri ân sâu đậm nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét