Nhà văn Đào Phạm Thùy Trang
Con vợ quấn mền
kín cả người rồi bắt đầu ca “bài ca con cá”:
-
Anh không thương em… hu… hu… hu… các chị của em ai cũng được chồng cưới cả cây
vàng và hàng chục triệu đồng, đoàn xe hoa mười chiếc. Em là con gái út, đời
người có một lần… em “xin” anh cũng chừng đó chứ có nhiều nhõi gì mà anh không
cho? Hu… hu…
-
Nhưng em cũng biết anh không nhiều tiền mà? Bảo em chờ vài năm nữa thì em không
chịu, anh biết làm sao?
-
Hu… Hu… chờ gì mà chờ “Trai ba mươi tuổi còn xoan, gái ba mươi tuổi đã toan về
già”. Hay anh chờ em lụ khụ như bà ngoại rồi mới đủ tiền cưới?
-
Thì vậy nên mình cố chịu hẹp một chút. Vợ chồng cố làm ăn dành dụm, vài ba năm
nữa khá lên mấy hồi!
-
Không biết chừng đó là chừng nào! Còn bây giờ bè bạn, họ hàng cười em thúi mũi
nè! Bởi vậy anh đừng “đụng” tới em!
Con
vợ phán câu quyết định và lăn vào phía trong giường, chiếc mền bông nó cuộn
tròn như tằm trong kén. Thằng chồng thở dài ghé lưng ở mép ngoài. Đêm nào con
vợ cũng ca “bài ca con cá” như thế. Đây là ngày thứ bảy sau cưới mà vợ chồng
chưa có đêm tân hôn.
***
Con
vợ làm việc ở UBND phường. Thằng chồng là một chân thư ký ở một cơ quan trên
huyện. Lương nhà nước “tinh sạch” gói ghém một chút cũng đủ chi tiêu, nhà mới
cất. Hai đứa “mí” nhau từ thời học phổ thông, năm năm đại học biết bao khó khăn
gian khổ rồi cũng dắt dìu nhau qua tuốt. Thêm ba năm đi làm, tình cảm đã có thể
xem là chín chắn. Thằng chồng xinh trai, da trắng, bản tính xởi lởi pha chút
bốc đồng nhưng khá nhiệt tình với công việc. Con vợ không đẹp, da đen, hàm răng
“bàn nạo”, mắt lộ, dáng đi “chẻ hai con đường” nhưng được nết giỏi quán xuyến
nên thằng chồng yêu như điên (Sau này mới biết điên mới yêu). Chưa cưới nhau mà
nó đã quản thằng chồng từng đồng từng cắc, không lúc nào trong túi thằng nhỏ có
hơn năm chục ngàn. “Đàn ông có tiền sẽ sinh hư”, nó quan niệm như thế nhưng
thằng chồng vẫn say như điếu đổ.
Ngày
đám hỏi, bà già vợ không đòi hỏi gì vì đã biết hoàn cảnh sui gia, chỉ “xin” cho
đàng gái đưa dâu qua đàng trai năm chục người, sính lễ vừa vừa phải phải nhưng
nhất định phải là sáu mâm hoa quả- bánh trái- trầu cau, hai chục bước chân từ
cửa nhà ra xe hoa chú rể phải che dù cho cô dâu, mà phải là dù ngũ sắc!!! Cô
dâu “xin” đoàn xe hoa sáu chiếc.
Hai
nhà cách nhau mười cây số, với lượng khách “họ nhà gái” và đoàn xe như thế nhà
trai “kham không nỗi” nên “xin” được đón tiếp bốn chục khách nhà gái. Xe cưới
chỉ hai chiếc, gồm một xe hoa và một xe chở họ. Nhà gái xem bộ không vui nhưng
cô dâu bảo “tình cảm là chính”. Đàng trai thưa rằng sẽ cho cô dâu năm chỉ vàng,
ba triệu tiền quần áo và mười triệu nộp tài, mọi việc về chụp ảnh, quay phim
bên “đàng” nào “đàng” đó tự thanh toán.
Vậy
mà “rầm một phát”, còn một tuần nữa cưới, con vợ đòi thằng chồng nhân hai mọi
thứ tiền, vàng, sính lễ. Còn đoàn xe hoa phải nhất quyết sáu chiếc, khách nhà
gái sang nhà trai chẵn năm chục người. Xe hoa đi cùng lúc với xe họ chứ không
có cảnh “xe hoa đi trước hoặc đi sau xe họ năm mươi mét” (vợ chồng “không được
tuổi”, phải như thế mới trừ được xung khắc, sống trăm năm- thầy bói bảo vậy).
Con vợ lý luận, nó không phải là kẻ “vô đầu vô vị” mà đi trước xe cha mẹ. Thì
đi sau. Có là gái hư gái thúi gì mà phải đi sau!?
Thằng
chồng cười cầu tài: “Em bảo sao cũng được, “nhất vợ nhì trời” mà! Còn bây giờ
đến UBND xã lo cho xong cái giấy kết hôn đi cưng!” Con vợ vùng vằng “Tình cảm
là chính, tờ giấy xé cái tẹt chứ ăn nhằm gì, em không lo, mắc gì anh lo? Để
cưới rồi đăng ký muộn màng gì. Nhưng mà… anh ráng lo cho em nở mày nở mặt với
họ hàng, chị em nghe mình. Đoàn xe hoa nhiều chiếc quay phim mới đẹp ông xã à!
Với lại mình cho em quay phim vi tính (?) nghen, bạn em bảo vậy mà, loại hai
triệu một cặp đĩa đó!”. “Hôm bữa cha mẹ hai bên đã thống nhất, giờ thay đổi sao
được hả em?”. “Anh làm cho đẹp mặt vợ con mình, có gì lại không được? Vậy mà
nói “nhất vợ nhì trời” à?”
Nhà
trai nhất quyết rước dâu theo “phép của thầy” và bắt buộc tài xế xe hoa và xe
họ phải cách nhau 50m. Cô dâu khóc như mưa bấc, phía sau các anh chị của cô dâu
vỗ vào thùng xe rầm rầm, buộc tài xế phải chạy gần xe hoa cho “đẹp đội hình”.
Có kẻ còn hăm nhảy xuống đường cho tan nát đám cưới chứ ai lại làm ăn kiểu “nửa
trâu nửa bò” như thế!
Cuối
cùng xe cũng đi hết con đường 10km.
Cô dâu khóc bụp cả mắt. Son phấn nhòe nhọet như bức tượng vụng tô. Vùng vằng
không chịu bước vào cổng Tân hôn. Ông già chồng bực quá, áo dài đã bứt tung hàng
nút, thằng rể cũng bỏ phăng áo vét, vứt cà vạt và hai cha con đồng thanh hét
“Mấy anh em phụ rạp, kéo cổng rào lại giùm tui! Họ vô thì vô, không thì biến”.
Thường,
cô dâu người ta khi khách về hết thì thay đồ ra rồi dọn dẹp, bụng có sôi èo èo
cũng không dám ngồi ăn dù mâm bàn ngồn ngộn. Rồi khi trời sụp xuống còn chuẩn
bị khay trầu rượu làm lễ “gửi phận” với gia đình chồng. Đàng này, khách còn
chưa về hết, con vợ vận nguyên áo dài cưới, nói (chứ hổng phải thưa) với cha mẹ
chồng rằng mình phải “về bển” (tụi nó có nhà riêng bên đàng gái) lo… việc nhà.
Cha chồng xởi lởi: ừ thì con cũng chờ chồng con tỉnh tỉnh rượu một chút rồi đi
chứ cha mẹ có cấm cản gì mà gấp gáp. Con vợ bảo, đã thề suốt đời không đi xe
thằng chồng lái vì nó còn yêu cuộc đời lắm, mà thằng chồng thì lái xe “bạt mạng
cô hồn”. Cha chồng bảo, đó là lúc yêu nhau, giận hờn thì nói vậy, bây giờ là
chồng vợ rồi, chuyến xe đầu tiên của đời sống vợ chồng mà như vậy coi sao được.
Con vợ (thề có… ông thổ địa, nó đôi co với cha chồng ngay tại “bàn giữa” với
khói hương còn nghi ngút) bảo rằng tính nó một là một, hai là hai, nó đã quyết
thì chỉ có… thiên lôi cản được. Cha chồng không cho nó nhờ anh chị chở giùm thì
nó kêu tắc-xi đi chứ không bao giờ để thằng chồng chở. Cha chồng (chắc là có
chút rượu) cau mày, hai cọng gân xanh xanh bên thái dương đã bắt đầu giần giật.
Vậy con có thể đi tắc-xi suốt đời được không? Nếu được thì con cứ bước ra đi
cho cha coi thử, cha sinh vào ngày thiên lôi đả cây gòn chín tầng ở đầu xóm
mình đó! Bằng không thì chờ chồng con thức dậy! Ông phủi đít cái rột bước vào
nhà trong. Mặt ghế đai ông ngồi in hằn hình tròn rành rạnh.
***
Mười
một giờ khuya ngày thứ 9 của vợ chồng nó. (Chín ngày nay hai vợ chồng về nhà
cha mẹ chồng có 2 lần, chắc là “cơm lành canh ngọt” rồi). Điện thoại reo những
hồi chuông dài rát ruột. Thằng em mắt nhắm mắt mở alô thì nghe:
-
Bác lên ngay đây! Lên ngay mà coi con trai bác phá nhà em gái tui!
-
???
-
Anh ngồi im đó! Chị Chín giữ anh ấy lại để giữ nguyên hiện trường cho tui! Cha!
Mẹ! Cha mẹ lên đại đi! Không thôi coi chừng sẽ có án mạng đó!
Cả
nhà thằng chồng hiểu gì… là chết liền. Nhưng nghe “đàng mình” không nói gì, lại
nghe có “án mạng” nên ba chiếc xe gồm mẹ chồng và bốn người anh chị em vút đi
trong đêm.
Cả
nhà con vợ mười mấy người vây quanh một vật thể y như rằng án mạng đã xảy ra.
Bà mẹ chồng muốn sụm bà chè (tưởng con trai mình đã đai-cu-sin) nhưng cũng may
thằng nhỏ vẹt đám đông kêu lớn “Không có gì đâu mẹ”.
Chuyện
là: Mấy người anh em của con vợ hôm trước bận việc không đi đám cưới được, hôm
nay về làm tiệc nho nhỏ gọi là chúc mừng. Thằng chồng tửu lượng không ra gì,
con vợ lại “hơi bị cứng” nên bao nhiêu nó “hứng” hết, coi như là “giúp” chồng.
Chiều, con vợ đã xỉn nhưng cũng đủ tỉnh táo để biết mình… đã có chồng nên khi
thằng chồng khép cửa phòng thì nó giãy nảy:
-
Không... đêm nay anh ngủ ngoài phòng khách đi!
-
Sao vậy?
-
Vì hôm nay em say rượu, ai biết anh sẽ “làm gì” em! Em nhất quyết bao giờ anh
lo đủ nghi thức, sính lễ cưới đủ như em yêu cầu thì em mới cho anh “đụng” tới
em hà!
-
Nhưng tụi mình đã cưới nhau rồi mà?
-
Cưới thì cưới, nhưng không đủ, anh phải ngủ ngoài phòng khách! Và nó đẩy thằng
chồng ra rồi chốt chặt cửa phòng. Thằng chồng ngồi như chó chực xương ở cửa
phòng năn nỉ, nào là dù sao mình cũng cưới rồi, tình cảm là chính chứ mọi thứ
khác rồi cũng qua đi. Nào là còn suốt cả đời này anh bù đắp cho em hết… Em mở
cửa đi, để mọi người biết thì kì lắm. Anh năn nỉ mà. Thằng chồng dai như đỉa.
Con vợ hét “Bây giờ anh muốn… quấy rồi tình dục phải không? Chỉ tiếc đây là Việt
Nam
chứ ở Mỹ là cảnh sát bắt anh từ lâu rồi đó!” Thằng chồng nổi khùng “Tui có vợ,
tui không ngủ một mình! Mở cửa thì tui vô, không thì tui phá!” Bùm! Cánh cửa
pilactis bung bản lề rớt cái độp xuống nền gạch. Con vợ ré lên “Bớ người ta! Bớ
làng xóm! Má ơi… Chị Tám, chị Chín, chị Sáu… ơi qua coi chồng con nó phá nhà
nè!”
Bà
già vợ nói với bà già chồng:
-
Mười mấy năm nay tụi nó quen nhau tui cứ thấy nó hiền nên mới gả con gái út
ngọc ngà của mình cho nó. Ai ngờ nó dữ dằn như vậy. Nay nó phá cái cửa, mai nó
phá cái nhà, mốt nó phá bàn thờ… tiền chứ đâu phải lá mít mà hư rồi sửa? Thôi…
hổng ấy chị mang nó về bảo ban lại, bao giờ nó biết thương vợ con thì trở về
đây…
-
Sao chị sui không nghĩ, tại sao nó như thế?
-
Ui… chén trong sóng còn khua, huống chi là vợ chồng. Mà có lẽ con trai chị còn
chưa biết, nhà này mười một chị em gái, gả đứa nào tui chia đất đai, của cải
cho đứa nấy nên thảy thảy thằng chồng đều phải biết thân biết phận mình “chui
gầm chạn” mà nể nịnh vợ để sống!
-
???
-
Tui nhờ chị đem con trai về dạy lại (?), bao giờ nó biết thân biết phận thì trở
về.
-
Thôi má ạ, con hiểu rồi! Cảm ơn má và các chị. Con không để nhục hai lần đâu!
Con trả con gái lại cho má đó, mấy ngày nay con chưa “bóc tem” nó đâu!
Thằng
chồng hùng hổ rồ máy xe ra cổng trong sự ngỡ ngàng của cử tọa. Chỉ có con vợ là
cố giấu nụ cười sau hai hàng nước mắt.
Người
ta bảo thằng chồng yêu quá hóa ngu.
Người
ta bảo con vợ có “âm mưu” gì đó chứ yêu nhau lâu như vậy sao lại…
Nguời ta bảo để “trị” con vợ, thằng chồng phải cứng rắn lên, dù nó “một lạy
quỳ, hai lạy đứng” tới xin lỗi cũng đừng chấp nhận ngay.
Người
ta bảo phải làm một “bản giao kèo” “Phu xướng phụ tùy”
Người
ta bảo…
Nhưng
người ta không bảo rằng con vợ không thèm tới xin lỗi chồng.
Một
ngày. Hai ngày. Năm ngày. Nửa tháng. Hai mươi ngày. Một tháng. Tháng rưỡi. Hai
tháng… Hai đứa nó vẫn ai ở nhà nấy dù trên con đường hàng ngày đi làm đều chạm
mặt nhau côm cốp.
Con
em thằng chồng xót của (hai phần ba tiền cưới vợ cho anh, mẹ nó đều phải vay
tiền góp) liền viết thư hỏi tòa báo mục “Tư vấn pháp luật” rằng vợ chồng chưa
đăng ký kết hôn, phải tiêu tốn hàng chục triệu lễ lạt như vậy, mà giờ gia đình
“cận tan rã” như thế thì phải làm sao? Tòa báo đáp, không chứng nhận kết hôn
thì hôn nhân không tồn tại, nhưng đây là hôn nhân thực tế, có người chứng hôn
thì được đưa ra tòa án, để hủy hôn. Hai tháng mười ngày sau ngày cưới,
con vợ mang 4 chỉ vàng sang nhà chồng “trả sính lễ” để “thôi” lý do: không hợp
nhau.
Con
vợ nói:
-
Cha mẹ coi đó… ảnh có thương yêu gì con đâu… vợ chồng người ta hục hặc chồng
phải năn nỉ năm hồi mười chặp… con còn thì… Thôi “Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét
thì vào” giờ ảnh không thương con nữa, có nắm níu cũng không được gì. Con xin
trả lại mẹ 4 chỉ vàng, còn 1 chỉ đôi bông tai là hoa đời con gái của con, xin
cho con giữ lại. Còn mười lăm triệu nộp tài con cũng mua sắm bông trái, thuê áo
cưới, chụp hình hết rồi. Mẹ cho con xin luôn!
Bà
mẹ chồng… á khẩu. Con vợ trả 4 chỉ vàng kèm câu thoòng “Nếu thế này mẹ không
đồng ý thì có thể… đi thưa, con làm việc nhà nước nên cũng biết chút luật lệ.
Vợ chồng không đăng ký kết hôn thì trên pháp lý không là gì cả”. Thằng chồng há
hốc mồm, ngày nào con vợ nói “vợ chồng tình cảm là chính, tờ giấy xé cái tẹt là
xong” giờ đúng là “xong” thật. Chuyện cả đời người hóa ra tích tắc.
Mười
chín ngày sau khi “thôi chồng” là đám hỏi của con vợ. Tháng sau là đám cưới.
Nghe đâu thằng chồng ở một xã cận biên giới. Con vợ mang đĩa phim cưới
tới nơi mình làm việc chiếu cho đồng nghiệp xem, ra chiều sung sướng lắm, nó
nói với mọi người “Đời người phụ nữ là phải có chồng, chứ em không biết anh Hàm
sẽ tốt với em bằng anh Quân không. Hồi chưa có gì với nhau mà hàng tháng anh
Quân còn đưa em hai phần ba lương, đám cưới mẹ chồng cho năm chỉ vàng chứ ảnh
còn cho riêng em chiếc lắc 2 chỉ. Cái xe Mio em đang chạy đây cũng là anh Quân
mua cho. Bây giờ anh Hàm sống với em không phải mua sắm, lo lắng gì nữa cả, chỉ
là em nói gì ảnh không được cãi thôi. Em không tin “Trời trả báo”, tại
duyên nợ em với anh Quân có tích tắc vậy thôi hà!”
Đ.P.T.T (Tây Ninh)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét