- A lô, chào anh!
- Dạ, chào chị! Tôi đang nghe đây!
- Tôi gọi điện đến từ trung tâm giới thiệu việc
làm, hôm trước anh cần người làm vườn, chiều hôm nay bên tôi sẽ cung cấp người
làm vườn cho bên anh, các giấy tờ hồ sơ bên tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng, anh cứ yên
tâm, cảm ơn anh.
- Dạ, cảm ơn chị.
Ngôi biệt thự ấy tường chừng phải có cả một đại
gia đình ở bên trong vì ngôi nhà rất rộng có cả khuôn vườn trồng nhiều loại cây,
nhưng thực ra trong ngôi nhà ấy chỉ có một nam thanh niên sinh sống, đó là Trung,
cậu ta là người đi du học nghành Y bên nước Úc về đã được 2 năm nay. Ba mẹ
Trung đã ly hôn và họ đều đi bước nữa, cả ba và mẹ của Trung đều là người làm
chủ doanh nghiệp nên kinh tế họ rất vững chắc, có điều là họ chỉ quan tâm đến
Trung theo cách chu cấp kinh tế khi cần mà thôi.
Chiều nay hoàng hôn đã nhuộm tím cả bầu trời, gió
thổi nhẹ tạo cho Trung một cảm giác buồn hiu quạnh, đứng một mình giữa sân nhà,
Trung ngẩng mặt nhìn lên bầu trời tím ngắt, bầu trời thật bình yên chỉ có mây
và chim trời bay lượn, bỗng giật mình khi tiếng chuông cổng reo, Trung bước từng
bước chân như mỏi mệt ra mở cánh cửa cổng. Đứng bên ngoài cánh cửa cổng là người
xin làm vườn, người làm vườn tay ôm chiếc ba lô, Trung hơi bất ngờ khi người đến
xin làm vườn không phải là người trung tuổi hay người già mà những nơi khác họ
vẫn thuê làm, có mấy người ở độ tuổi thanh niên mà làm công việc này, thế mà
người đến xin làm vườn lại là một cậu thanh niên, cậu ta lễ phép chào:
- Em
chào anh, em tên là Tiến, em được trung tâm giới thiệu việc làm giới thiệu đến
nhà anh để giúp gia đình anh công việc làm vườn, đây là giấy giới thiệu của
trung tâm, anh xem đi ạ!
Trung
đọc xong tờ giấy giới thiệu của trung tâm giới thiệu việc làm rồi nhìn Tiến hỏi:
- Cậu là người miền Bắc hả?
- Dạ, vâng ạ!
Trung hỏi thêm người làm vườn: Cậu có
làm vườn được không? Cậu biết uốn, tỉa cây
kiểng không?
Tiến trả
lời hơi rụt rè:
- Em làm được anh, ở quê gia đình em cũng làm
nông mà, còn uốn, tỉa cây kiểng thì em sẽ cố gắng làm mãi cũng sẽ quen tay thôi
ạ!
- Được rồi, cậu mang ba lô đồ vô trong đi.
- Cảm ơn anh.
Bắt đầu buổi tối ngày hôm ấy ngôi biệt thự có
thêm Tiến về ở, Tiến ở riêng một phòng nhỏ phía giáp nhà kho, Trung dẫn cậu ta
đi hướng dẫn từ phòng khách, đến sân thượng rồi chỉ cầu dao điện máy bơm nước
và Trung dẫn Tiến ra nơi treo mấy giỏ phong lan rồi căn dặn:
- Loài hoa phong lan này luôn cần độ ẩm,
cậu chú ý giùm tôi ha.
- Dạ, vâng!
Trung nhìn Tiến rồi hỏi:
- Sao cậu không xin làm những công việc
không lấm tay chân, như đi làm công nhân khu công nghiệp chẳng hạn?
Tiến cười hồn nhiên rồi trả lời:
- Em chỉ học hết lớp 7 thôi anh, trình
độ thấp khó xin việc làm lắm ạ! Mà không sao đâu anh, làm công việc nào thì
cũng phải làm thôi ạ!
Trung gật đầu:
- Cũng phải, làm công việc nào thì cũng
phải dùng sức lao động, thôi đi vô ăn cơm.
Tiến e ngại vội vàng đáp:
- Em, em ăn rồi anh ạ, mà anh để em ăn
cơm riêng được không? Em tự nấu dưới gần
chỗ em ở được không ạ?
Trung
vỗ vào vai Tiến nói:
- Cậu đừng ngại, tôi sống có một mình,
có lúc tôi bận việc thì cậu đảm nhiệm việc nấu ăn giúp tôi nha!
Tiến trả lời lắp bắp:
- Em, em, em nấu ăn vụng về lắm, em chỉ biết
nấu những món nhà quê thôi!
- Không sao, nấu mãi sẽ quen tay cũng
như lúc chiều cậu mới đến cậu nói là uốn, tỉa cây kiểng mãi thì sẽ quen tay, cố
gắng học hỏi là được.
Tiến đi cùng Trung vô bàn ăn, Tiến cứ ngơ ngác
nhìn xung quanh có vẻ lạ lùng bởi những đồ dùng trong ngôi nhà toàn là đồ sang
trọng, trong lúc dùng bữa Trung nhìn Tiến tay cầm chiếc nỉa lấy bấy:
- Cậu
không quen cầm cái đồ này phải không?
Tiến mỉm cười trả lời:
- Dạ, em cầm đũa quen rồi ạ! Và lại em
cũng chỉ ăn cơm, mì tôm và những món ăn thông thường, em chưa ăn món có bột mì và
xúc xích như thế này bao giờ anh ạ!
Trung cười và nói:
- Ồ, tôi quên mất, người Việt Nam mình
chỉ có món cơm là phổ thông và dễ ăn nhất, ngày mai nấu cơm vậy.
Tiến đáp lại:
- Dạ, vâng!
Trung hỏi tiếp:
- Ba mẹ cậu ra sao?
Giọng Tiến trả lời hơi trầm:
- Mẹ em mất từ khi em còn nhỏ, còn ba em
đang sống cùng bà nội.
Trung gật đầu và đồng cảm về hoàn cảnh
của Tiến.
Trời đêm về khuya, thời tiết cuối năm ở Sài
Gòn cũng hơi se lạnh, Tiến loay hoay sắp đặt mọi đồ đạc chỗ ở, còn Trung thì vẫn
ngồi trên lan can sân thượng tay cầm điếu thuốc lá đưa vô miệng hút một hơi
xong lại thở dài và ngẩng mặt lên trời suy nghĩ, có lúc Trung lại hồi tưởng lại
ký ức tuổi thơ khi còn có đủ ba mẹ sống chung. Ngày ấy là khoảng thời gian
Trung có được hạnh phúc, bình yên nhất vì được bao bọc bởi vòng tay yêu thương
của ba mẹ, có những lúc như có ai đó chạm vào để ký ức của Trung thức dậy, cậu
ta mơ màng thấy những khoảnh khắc cùng ở bên ba mẹ hiện về, thấy mẹ chỉ tay lên
trời: “Con nhìn kìa, hình những ông sao kia là ông thần nông…”. Nhưng từ ngày ba
mẹ lao vào kinh doanh, mỗi người một lĩnh vực kinh doanh riêng nên thường xảy
ra mâu thuẫn rồi dẫn đến ly hôn, ai có đường thì người ấy đi,Trung là đứa con
duy nhất đứng ở giữa con đường chia hai ngả, ba đi lấy vợ, mẹ cũng đi lấy chồng,
từ đó Trung rất buồn. Sau khi học xong đại học Y thì cậu ta quyết đình đi du học
bên nước ngoài, khi hoàn tất xong những năm du học Trung trở về Việt Nam, đã có
một số bệnh viện mời Trung về làm việc nhưng cậu ta lắc đầu vì bản thân đã mắc một căn bệnh mà người đời thường gọi là căn bệnh
thế kỷ, Trung bị nhiễm bệnh HIV khi còn ở bên nước ngoài, bây giờ Trung đang trị
bệnh theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp điều trị lâu dài bằng thuốc Antiretrovaral
(ARV).
Ngày đi du họ bên Úc, Trung quen một cô
bạn gái bản địa, vì cảnh sống xa quê và thiếu tình cảm của ba mẹ từ lâu nên
Trung luôn cảm thấy cô quạnh, lúc đầu Trung và cô gái đó chỉ là bạn nhưng về
sau nảy sinh tình cảm. Cách sống, sinh hoạt ở bên nước ngoài thì rất thoáng, để
rồi những lần chăn gối với cô bạn gái, tin tưởng cô bạn gái nên cậu ta không
dùng các biện pháp yêu an toàn nên đã nhiễm phải căn bệnh HIV, mãi sau khi về
nước Trung cảm thấy sức khỏe bất thường rồi đi xét nghiệm máu thì biết rằng
mình đã mắc bệnh. Từ đó Trung chán nản mọi thứ, cũng không muốn nghĩ đến công
việc.
***
Tiến đảm nhiệm việc làm rất chăm chỉ, cậu ta
cũng đã biết uốn, tỉa các loại cây kiểng và cũng biết nấu một số món ăn mới. Buổi
tối Tiến hay ngồi đọc mấy cuốn sách cũ mua ngoài lề đường giá rẻ, Trung trên
phòng ngủ lục lọi mấy cuốn sách cũ rồi cầm xuống đưa cho Tiến:
- Tôi có mấy cuốn sách này, cậu cầm đọc
đi.
- Dạ, em cảm ơn anh!
- Trung nhìn thấy Tiến có một cuốn sách
viết về quê hương đang để ở bên trên mặt gối đầu rồi hỏi:
- Cuốn sách kia có vẻ hay đấy!
Tiến
cầm cuốn sách lên mở trang 152 rồi đọc:
- Làng tôi là một dải đất màu nâu, nằm
xen kẽ những quả đồi cao thấp, con đường làng quanh co vào từng ngõ nhỏ, mỗi
năm khi mùa xuân về có hoa đào nở, có chút gió khô thổi se se lạnh, có cái nắng
nhẹ trải dài trên đường quê một màu vàng nhạt, mọi người trong làng ai cũng tất
bật làm những công việc còn lại cho xong để đón một năm mới, một cái Tết sum vầy.
Đọc
xong một đoạn Tiến ngưng lại rồi nói:
- Bài viết này tác giả viết về quê hương
em đấy anh.
Trung cười rồi nói:
- Hay quá, làng quê Việt Nam ta lúc nào
cũng mộc mạc thân thương, thôi cậu đọc sách tiếp đi, tôi về phòng.
- Dạ, vâng!
Buổi trưa
ngày hôm sau Trung không nghỉ trưa mà bỗng dưng mặc quần áo dài rồi đi ra
ngoài.
Trời tối mà Trung chưa về, đêm đã khuya mà vẫn
không thấy bóng dáng Trung, Tiến cảm thấy sốt ruột, Tiến gọi điện mà không thấy
Trung nghe máy, Tiến cứ ngồi ở bậc thềm nhà nhìn ra phía cổng, tiếng cửa công
rung kêu kẹt kẹt và cả tiếng Trung gọi:
- Mở cửa, mở cửa…
Tiến
vội vàng chạy ra mở cửa cổng, Trung nhậu nhẹt ở đâu về với bộ dạng say xỉn, áo
quần xộc xệch, khi Tiến đưa được Trung lên phòng, miệng Trung cứ nói lảm nhảm.
- Gia đình tôi ư? Tôi không có gia đình,
bạn bè tôi ư? Tôi cũng cóc cần bạn bè, cả lũ chúng nó chỉ là lũ khốn, lũ lợi dụng.
Trung cứ nói lảm nhảm rồi lại khóc sụt
sịt, bỗng chiếc điện thoại cùi bắp của Tiến có tiếng chuông tin nhắn tổng đài gửi
đến, Tiến cầm lên xem, vừa mới ngó mắt vào màn hình điện thoại thì Trung giật
cái điện thoại của Tiến ném vô thành giường rồi quát lớn:
- Điện
thoại, lúc nào cũng điện thoại, lại giống mấy thằng bạn ngày trước hả, ngày nào
cũng gọi điện cho tôi, lúc cà phê, lúc đi nhậu, có thằng, có con lại còn muốn nhận
làm anh em kết nghĩa nữa chứ, nhưng đến khi biết tôi có bệnh thì chúng nó biến
hết đâu mất.
Trung nói mãi rồi cũng ngủ, Tiến ra ngoài lấy
chiếc khăn mặt ưới vào lau mặt, tay cho Trung rồi Tiến cũng trở về phòng mình,
khi về phòng Tiến đã quên không nhặt chiếc điện thoại của mình bị Trung ném trên
thành giường.
- Cả
đêm Tiến không chợp mắt được vì cứ suy
nghĩ những câu nói lảm nhảm của Trung vừa rồi, mà lúc nãy Trung có nói đến anh ấy
có bệnh, mà bệnh gì nhỉ? Tiến cứ loay hoay nằm xuống rồi lại ngồi dậy hai tay
ôm đầu gối.
Sáng ngày hôm sau Trung tỉnh dậy, tay bo đầu
vì còn váng bởi men rượu, nhìn xuống thành giường thấy chiếc điện thoại cùi bắp
của Tiến vẫn còn nằm đó nhưng nắp vỏ điện thoại đã bể tung ra, Trung với tay cầm chiếc lõi điện thoại
và những mảnh nắp vỏ điện thoại ngồi suy nghĩ lại, nhớ lại chuyện đêm qua chỉ mang
máng nhưng càng cố nghĩ thì càng rối loạn luẩn quẩn đầu óc.
Trung tắm
xong có vẻ tỉnh táo, đứng bên cửa sổ nhìn ra vườn thấy Tiến vẫn loay hoay uốn,
tỉa cây, buổi chiều Trung cầm chiếc điện thoại của Tiến ra ngoài tìm vỏ nắp
thay thế mang về, trong lúc Tiến đang làm ngoài vườn thì Trung đã đi vô phòng của
Tiến rồi để chiếc điện thoại lên trên mặt bàn.
Ngồi
ăn cùng nhau bữa tối, dường như cả 2 người không ai nói câu nào, thỉnh thoảng họ
lại nhìn trộm nhau, có lẽ Trung cảm thấy có lỗi với Tiến bởi chuyện tối hôm
qua, còn Tiến thì không giận gì vì cậu ta luôn nghĩ Trung là ông chủ, mà cũng
do Trung bị say xỉn. sau khi dùng xong bữa tối, dọn dẹp xong Tiến trở về phòng
luôn, Tiến nhìn sang mặt bàn thấy chiếc điện thoại của mình Trung để ở đó hồi
chiều mà bây giờ Tiến mới thấy.
Đêm
khuya rồi mà Trung vẫn không ngủ được, Trung vùng dậy bước thật nhanh xuống
phòng của Tiến, đứng trước mặt Tiến sừng sững như một cái xác không hồn, Trung mở
lời:
- Xin lỗi cậu, tối hôm qua tôi uống nhiều quá
nên tôi, tôi…
Tiến
nhìn Trung rồi ngồi gọn sang 1 bên mép giường:
- Anh ngồi đây đi, em không nghĩ gì đâu!
- Cảm ơn cậu.
Cả hai người im lặng một lúc bỗng Tiến hỏi:
- Anh Trung, em xin lỗi khi hỏi anh chuyện này!
Trung ngẩng mặt nhìn Tiến rồi đáp:
- Cậu hỏi đi.
Tiến hỏi chuyện rất tế nhị:
- Anh có bệnh gì thế? Em hiểu tâm trạng của
anh, anh có thể nói với em không?
Trung rất căng thẳng vì bỗng dưng Tiến hỏi
chuyện bệnh, và Trung như không kiềm được những búc xúc bị bế tắc trong lòng:
- Cậu hỏi
làm chi? Cậu biết rồi lại giống như mấy người bạn của tôi chứ gì? Lúc bình thường, lúc có những cuộc vui sao
tôi nhiều bạn nhiều bè, nhiều bà con thế? Đến khi tôi mắc cái bệnh quái quỷ này
thì không thấy mặt mũi ai!
Tiến vỗ vai động viên Trung:
- Anh bình tĩnh nào, rồi mọi chuyện sẽ có
cách giải quyết mà.
Vẻ mặt Trung thẫn thờ:
- Hết rồi, hết cách rồi.
Tiến tiếp lời:
- Mà anh bị bệnh gì?
Trung trả lời dồn nhịp:
- Cậu biết rồi cậu sẽ sợ hãi tôi, rồi cậu
cũng đi khỏi nơi đây mà thôi!
Tiến
vẫn cố gắng hỏi:
- Sinh lão bệnh tử’ của con người là một
quy luật mà anh, anh nói ra có thể anh sẽ thấy nhẹ lòng hơn, tuy em không giúp
anh được gì, nhưng em luôn lắng nghe những điều anh chia sẻ!
Trung
đã trả lời Tiến về bệnh của mình:
- Tôi bị HIV, cậu sợ rồi chứ?
Tiến cũng giật nảy mình khi nghe tiếng
Trung trả lời, căn bệnh mà người ta vẫn thường gọi là bệnh Si đa, và Tiến cũng
hiểu về căn bệnh đó là chỉ lây lan qua đường tình dục, đường máu… chứ không phải
là ở gần nhau hay ăn cơm chung bàn là bị lây nhiễm, Trung liếc mắt nói với Tiến:
- Sao? Cậu có sợ bị lây không? Khi hàng
ngày cậu ăn cơm chung với tôi?
Tiến
nhanh nhẹn trả lời:
- Không, không đâu anh, em có đọc sách báo
và hiểu được căn bệnh này mà, căn bệnh này chỉ lây qua đường máu, đường tình dục
hoặc người mẹ bị bệnh này mang thai thì
đứa con trong bụng có thể cũng bị bệnh… chứ không như nhiều người nghĩ đâu anh.
Trung cảm thấy tâm trạng ổn hơn nhưng lại bật
khóc:
- Ngày đi du học tôi đã ngu ngốc và chủ
quan, tôi quen người bạn gái mắc bệnh mà không hay biết, có lúc cảm thấy cuộc sống
trống trải nên tưởng rằng có một bờ vai để chia sẻ, không ngờ mang họa vào
thân, mang tiếng đi du học ngành Y và sau khi trở về sẽ là một bác sĩ chữa bệnh
cho mọi người, nhưng không ngờ bệnh của tôi, tôi còn không có cách.
Tiến nói với Trung:
- Mọi chuyện cũng đã rồi, anh đừng suy
nghĩ quá, bây giờ anh hãy cố gắng trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ bệnh viện
anh ạ!
Trung gật đầu!
***
Mấy ngày hôm sau, những suy nghĩ bế tắc
của Trung có vẻ được giải phóng bớt đi sự
nặng nề, Trung đã tự tin hơn và xin làm việc ở một bệnh viện tư doanh gần nhà,
Trung đã mở rộng được suy nghĩ: “Chẳng lẽ đi học chuyên ngành bao nhiêu năm
mà bây giờ lại ngồi không một chỗ, thì cuộc đời còn có ý nghĩa gì” .
Buổi tối thứ bảy Trung hỏi Tiến:
- Cậu đã đi biển bao giờ chưa?
Tiến đáp lời:
- Em chưa đi anh.
Trung
nói:
- Ngày mai chủ nhật mình đi biển Vũng Tàu
nha!
Chủ
nhật ngày hôm sau Trung và Tiến đã có mặt tại biển Vũng Tàu, Tiến rất thích vì
lần đầu tiên được ra biển, cậu ta chạy nhảy trên mặt cát và trên
những con sóng, Tiến dang hai tay như những cánh chim hải âu. Trung ngồi một
mình nhìn ra mặt biển, đôi mắt Trung nhìn phía Tiến đang nhào lộn với những con
sóng, Tiến gọi Trung:
- Anh Trung ơi, ra đây đi.
Trung đứng lên chạy ra ngoài chỗ Tiến
đang vờn cùng những con sóng, có con sóng cao nhấp nhô xô cả Tiến và Trung xê dịch
vào bãi cát ven bờ, cả hai người nằm trên bãi cát, ngửa mặt lên trời, bỗng
Trung hỏi Tiến:
- Cậu thích biển không?
Tiến trả lời vui vẻ:
- Em thích lắm!
Trung
ngồi dậy, hướng mắt nhìn ra mặt biển vẻ mặt trầm tư, Tiến cũng ngồi dậy nhìn ra
hướng mặt biển Trung đang nhìn rồi nói:
- Ngoài khơi có những con tàu đánh cá… có
lúc gặp những con sóng lớn, sóng dữ thì cũng nguy hiểm anh nhỉ?
Trung
trả lời:
- Tất cả người ta đều phải dùng những khả
năng, những sức mạnh cuối cùng để vượt sóng
lớn, vượt sóng dữ khi gặp phải,
trước mắt là phải tìm cách giữ lấy tính mạng khỏi bị con sóng ấy cuốn đi.
Tiến
tiếp lời:
- Nghị lực tạo ra sức mạnh, có sức mạnh
thì sẽ có được chiến thắng anh nhỉ?
Trung cười tươi rồi nói:
- Cũng có thể như vậy!
Tiến đưa tay vắt vai Trung rồi nói:
- Cố gắng lên anh nhé!
Trung gật đầu trả lời:
- Cảm ơn cậu, cảm ơn vì tôi đã gặp được cậu.
T.B
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét