HQN: Từ đầu năm 2016, HQN mở thêm chuyên mục "Mỗi tháng một tác giả và một bài thơ hay" do nhà thơ Trịnh Bửu Hoài phụ trách. Tuy nhiên, sau khi thực hiện kỳ đầu tiên về Hàn Mặc Tử, nhiều bạn đọc đã đề nghị HQN nên sắp xếp mỗi tháng 2 lần. Từ ý kiến ấy, HQN đã trao đổi với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, được nhà thơ thống nhất, sắp xếp mỗi tháng 2 kỳ vào ngày 01 và 15 hằng tháng. HQN xin kính báo đến qúy bạn đọc.
Nguyễn
Du sinh năm Ất Dậu (1765) tại phường Bích Câu, thành
Thăng Long (Hà Nội), con quan Tể tướng (Đại tư đồ)
Nguyễn Nghiễm, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,
Hà Tĩnh; mẹ là bà Trần Thị Tấn (có sách ghi là Tần)
quê Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay).
Nguyễn
Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng
Sơn liệp hộ, Nam Hải điếu đồ. Thời niên thiếu ông
sống vương giả ở kinh thành Thăng Long. Đến năm 13
tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, bốn anh em ông còn nhỏ
phải nương nhờ người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn
Khản đang làm quan tại triều với chức Tham tụng. Năm
1873 ông đi thi Hương, đỗ tam trường (tú tài) rồi thôi,
không đi thi nữa. Học vấn chỉ tới đó, nhưng văn tài
của ông thì vượt hẳn mọi người. Bấy giờ thời cuộc
có nhiều biến loạn, cuộc đời ông lận đận cho đến
năm 1802, Gia Long lên ngôi, ông mới được mời ra làm
quan tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (tỉnh
Hưng Yên ngày nay). Sau đó ông được thăng chức tri phủ,
rồi vào Kinh làm Đông các học sĩ, Cần chánh điện học
sĩ. Ông nhiều lần được triều đình cử đi sứ sang
Trung Hoa. Nguyễn Du mất năm Minh Mạng nguyên niên (1820),
gia đình an táng tại làng An Ninh, huyện Hương Trà, doanh
Quảng Đức, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Bốn năm
sau, mộ ông được cải táng về làng Tiên Điền, quê
hương ông.
Tác
phẩm Nguyễn Du gồm có thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Thơ
chữ Hán Nguyễn Du được sưu tập và xuất bản
lần đầu vào năm 1959 với 249 bài, gồm các tập: Thanh
Hiên thi tập (78 bài viết trong những ngày chưa ra làm
quan cho triều Nguyễn), Nam trung tạp ngâm (40 bài
viết trong thời kỳ ra làm quan), Bắc hành tạp lục
(131 bài viết trong các chuyến đi sứ sang Trung Hoa). Thơ
chữ Nôm của ông nổi tiếng nhất là cuốn Đoạn
trường tân thanh viết bằng thể thơ lục bát theo Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung
Quốc, tên gọi phổ biến sau nầy là Truyện Kiều.
Ngoài ra còn có Văn tế thập loại chúng sinh (văn
chiêu hồn gồm 184 câu theo thể song thất lục bát), Thác
lời trai phường nón (48 câu lục bát viết về lời
tỏ tình của con trai phường nón với con gái phường
vải), Sinh tế Trường Lưu nhị nữ (tế sống hai
cô gái phường vải Trường Lưu gồm 98 câu viết theo lối
văn tế).
Trong
các tác phẩm của Nguyễn Du có thể nói Truyện Kiều
với những vần thơ lục bát có sức sống thật kỳ
diệu. Ông viết giản dị, diễn đạt rất bình thường
câu chuyện thương tâm của nàng Kiều, nhưng có nhiều
câu như xoáy vào tâm can người đọc. Thơ ông nhẹ nhàng
như sương khói mà bàng bạc trong hồn ta, như một bức
tranh thổn thức lay động lòng người, như một vết cứa
mỏng manh vào cuộc sống nhưng làm nhói tim bao người.
Đặc sắc nhất là những dòng thơ tả tình tả cảnh của
ông. Trong tình có cảnh và trong cảnh có tình. Cảnh và
tình không thể tách rời tâm trạng của nhân vật. Nỗi
lòng của nhân vật cũng tạo ra cảnh và tình. Cảnh và
tình và nhân vật ấy đã cuốn hút người xem vào một
vòng xoáy cảm xúc đôi khi rất nhẹ nhàng nhưng không thể
thoát ra được. Vẽ được những bức tranh khoắc khoải
của cuộc sống bằng thơ với chất và hồn sinh động,
Nguyễn Du là người thấu được cảnh đời, hiểu được
tình người bằng tấm lòng độ lượng và nỗi cảm
thương sâu sắc:
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường…
Truyện
Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới
và in đi in lại ở Việt Nam không biết bao nhiêu lần. Có
rất nhiều tác giả viết và nhiều sách về Truyện
Kiều được xuất bản. Khi Truyện Kiều nổi
tiếng ở Việt Nam và thế giới thì ở Trung Quốc người
ta mới chú ý tới Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân.
Lục
bát trong Truyện Kiều được viết cách đây hơn
hai trăm năm mà đến nay vẫn mới tinh khôi, ảnh hưởng
đến phong cách sáng tác của nhiều nhà thơ trước đây
và cả sau nầy.
Tôi xin giới thiệu một đoạn đầy cảm xúc, lai láng
hồn thơ nhưng vô cùng lắng đọng trích trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du, xin mạn phép đặt tựa là Buồn
trông…
Mộ Nguyễn Du (Ảnh: Trịnh Bửu Hoài)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời gốc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…
NGUYỄN DU
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét