Thi sĩ Xuân Diệu
Kỳ 3:
X
U Â N D I Ệ U
Xuân
Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm
1916. Ông còn có bút danh Trảo Nha bởi là người quê gốc
làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh
Hà Tĩnh); mặc dù sinh ra ở Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã
Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là
Ngô Xuân Thọ, mẹ là Nguyễn Thị Hiệp.
Tuổi thơ Xuân Diệu
gắn liền với vùng đất Qui Nhơn. Thuở nhỏ ông học
chữ Nho, chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp với cha. Năm 1927,
ông vào Qui Nhơn học và đỗ bằng thành chung năm 1934.
Sau đó ra Hà Nội học và thi tú tài phần nhất, trở vào
Huế học và thi tú tài toàn phần. Từ năm 1937, dưới
mái trường trung học Khải Định (Huế), Xuân Diệu đã
quen bạn thơ Huy Cận và trở thành anh em kết nghĩa.
Xuân Diệu làm thơ
từ năm 1934, đến cuối năm 1938, ông xuất bản tập thơ
đầu tay Thơ thơ với lời tựa của Thế Lữ và
Lương Xuân Nhị trình bày mỹ thuật. Cũng trong thời gian
nầy, ông cùng Huy Cận ra sống ở Hà Nội, tại căn gác
số 40 Hàng Than. Xuân Diệu đi dạy học ở trường tư
thục Thăng Long, Huy Cận vẫn còn đi học ở trường cao
đẳng Nông lâm. Năm 1939, ông cho xuất bản tập truyện
ngắn Phấn thông vàng gồm những bài đã đăng
trên báo Ngày nay. Năm 1940, ông thi đậu Tham tá
Thương chính và vào Nam làm việc ở Mỹ Tho. Đến năm
1943, Huy Cận tốt nghiệp kỹ sư Canh nông, Xuân Diệu xin
nghỉ việc trở ra Hà Nội sống cùng Huy Cận. Lúc nầy
ông làm văn nghệ, làm báo và gia nhập nhóm Tự Lực văn
đoàn. Năm 1945, Xuân Diệu tiếp tục xuất bản tập thơ
văn xuôi Trường ca và tập thơ Gửi hương cho
gió do nhà xuất bản Thời Đại ấn hành.
Từ năm 1943, Xuân
Diệu và Huy Cận đã bí mật tham gia Mặt trận Việt
Minh. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Xuân Diệu tiếp tục
hoạt động Cách mạng với nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Trong thời gian nầy ông xuất bản nhiều tác phẩm với
nhiều thể loại: thơ, bút ký, tiểu luận phê bình, dịch
thuật… Nhưng sở trường của ông vẫn là thơ tình,
không hổ danh là ông Hoàng thơ tình thời tiền chiến.
Ông một lần lập
gia đình với nữ đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Bạch
Diệp nhưng do giới tính, không hạnh phúc và ly dị sau
nửa năm chung sống ngắn ngủi. Ông có cuộc sống thân
mật tình cảm với nhà thơ Huy Cận, và vợ của Huy Cận
là em gái Xuân Diệu, bà Ngô Thị Xuân Như. Con của Huy
Cận là Cù Huy Hà Vũ gọi Xuân Diệu bằng cậu, làm con
nuôi Xuân Diệu. Xuân Diệu mất ngày 18 tháng 12 năm 1985
tại Hà Nội.
Xuân Diệu là một
trong những nhà thơ đi tiên phong trong phong trào thơ mới.
Mặc dù có một số ý ảnh hưởng thơ Pháp, nhưng thơ
tình ông có nhiều câu bất hủ như: Yêu là chết trong
lòng một ít, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
(Yêu). Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn
hơn buồn le lói suốt trăm năm (Giục giã)…
Cái chất lãng mạn,
mượt mà và nhạy cảm trong tình yêu của Xuân Diệu đã
giúp ông viết nên nhiều bài thơ hay, trong đó có bài
Tương tư chiều tôi giới thiệu kỳ nầy: Anh một
mình, nghe tất cả buổi chiều; Vào chầm chậm ở
trong hồn hiu quạnh. Thật là sâu xa, thấm đẫm và
thi vị…
TƯƠNG TƯ CHIỀU
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ
sớm;
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
Không
gì buồn bằng những buổi chiều êm.
Mà ánh sáng
đều hoà cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo
mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong
cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng
đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám
tưởng sắp tan thành lệ.
Thôi hết rồi! Còn
chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng
thềm.
Với sương lá rụng trên đầu gần
gũi,
Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi.
(Được
giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!)
Anh một
mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chậm chậm ở
trong hồn hiu quạnh.
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ
hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em
ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
Nhớ
đôi môi đang cười ở phương trời.
Nhớ đôi
mắt đang nhìn anh đăm đắm!
Gió bao lần, từng
trận nhớ thương đi,
- Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi
ta chi...
XUÂN DIỆU
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét