Nguyễn Thị Mây
Vô
danh. Hai chữ được điền vào chỗ ghi tên cha tôi trong
tờ khai sinh.
Vô
danh! Nghĩa là không tên. Trên đời, có thứ gì không tên,
không nguồn cội? Từ đồ vật, con vật cho đến con
người. Một cái bát sinh ra từ… đất. Một con chó
cũng còn có chó bố kia mà. Còn tôi, sao không cha?
Thật
ra, tôi cũng có một người cha. Nhưng ông không chấp nhận
tôi. Ông từ chối cái bào thai mà ông đã góp phần tạo
nên. Chỉ vì nó được tượng hình ở một thời điểm
đáng ngờ. Khi ba bị đi tù về tội chính trị. Địch
tình nghi ba tôi là “Việt cộng”. Sau nầy, ông thường
nuối tiếc vì không đủ tài năng, đức độ để trở
một người Cách mạng mà lại sống một cuộc đời tầm
thường hơn những người tầm thường khác.
Cuộc
đời ba tôi là sự kết nối những nỗi đau, hoài nghi,
lạc hướng, thất vọng.
Lúc
ấy, ba tôi chỉ là dân buôn chuyến theo tàu Sài Gòn –
Huế. Ông bị mật thám của địch bắt nhầm vì có khuôn
mặt giống hệt một cán bộ cao cấp nằm vùng. Ông cũng
được nếm đủ mùi tra tấn mà một người tù yêu nước
phải chịu. Nhưng ba tôi bảo không đau bằng khi được
thả về thấy vợ đẻ. Khuôn mặt đỏ hỏn của tôi
nhìn dễ ghét còn hơn bộ mặt hung tợn của lũ cai tù.
Ba
bỏ đi sau khi làm xong khai sinh cho tôi. Tôi được mang họ
mẹ. Phần ghi tên cha vỏn vẹn hai chữ VÔ DANH!
Ba
năm sau, ba về. Mẹ bảo ông không sao chịu được khuôn
mặt, giọng nói, tiếng cười của tôi. Mặc những lời
giải thích của mẹ rằng đã có thai từ trước khi ba bị
bắt. Tôi là con của ba. Hạnh phúc gia đình phục hồi
khi mẹ sinh thằng Út. Nhưng ba lại đòi gởi tôi vào viện
mồ côi. Ông hứa sẽ đóng nhiều tiền để tôi được
chăm sóc chu đáo. Mẹ tôi không trả lời. Bà lặng lẽ
gom quần áo của ba tôi ném ra sân.
Ba
trở lại cùng những chuyến đò đưa khách dọc đường
sông. Ba ghé lại bao nhiêu là bến. Nhưng suốt một thời
gian dài chẳng một lần ghé lại bến xưa. Thỉnh thoảng,
ba gởi tiền về. Mẹ không tiêu một đồng. Bà tảo tần
nuôi chúng tôi ăn học. Những tờ giấy bạc ấy được
xếp đầy trong một chiếc hộp gỗ nâu bóng. Lâu lâu, mẹ
tôi lấy tiền ra săm soi, ve vuốt. Như một cô phụ tìm
lại chút hương thừa ủ trong những bức tình thư cũ.
Thời
gian lặng lẽ trôi. Ba tôi vẫn biền biệt nơi nào!
Năm
tôi mười hai tuổi, ba bỗng gửi về một thùng quà to.
Gồm rất nhiều gấm, lụa cho mẹ, rất nhiều quần áo
may sẵn cho thằng Út và một đôi hài thêu màu đỏ cho
tôi. Nhìn bàn chân tôi nằm vừa khít trong đôi giày xinh
xắn, mẹ bật khóc: "Ba vẫn yêu thương con, vậy mà…”
Rồi
ba về. Ông như mưa xuân mang sức sống tưới lên mảnh
đát quê nghèo. Mẹ tôi như đóa hoa tàn chợt hồi sinh,
phô sắc. Bà lau bụi bám trên chiếc gương soi từ lâu đã
bị lãng quên và thay một chiếc lược mới.
Đây
là khoảng đời đẹp nhất của tuổi thơ tôi. Ba che một
tấm liếp nhỏ bên hiên để làm chỗ sửa chữa máy tàu.
Suốt ngày, ông cặm cụi tháo ráp, gõ, hàn… Mặt mày lem
luốc, tay ám khói lửa lò. Ngoài giờ học, tôi không rời
ba nửa buớc. Tôi như chiếc bóng lặng thầm bên ba. Ông
ít chịu hé môi nhưng tôi vẫn cảm thấy ấm áp. Tôi
kiên nhẫn chờ đợi ba sai bảo để được vâng lời.
Nhưng ông quên sự có mặt của tôi.
Hôm
ấy, ngày ba tháng năm, ngày sinh của tôi. Ba không dọn
hàng mà dẫn chúng tôi đi dạo. Ba cha con vào tiệm nước
Hớn Hồ. Ba gọi hai cốc sữa. Một ly cho ba, ly kia ba sớt
phân nửa ra cái đĩa lót ly rồi bảo: "Phần của mầy
đó, uống đi!”. Tôi
tủi thân vô cùng khi nhìn vào mắt ba đang ánh lên tia
lửa căm giận. Trái tim trẻ thơ của tôi thầm thì: "Hãy uống đi dòng sữa đầu đời của ba ban cho” Và tôi
đã cuối xuống thè lưỡi liếm sạch đĩa sữa như một
con chó.
Ngẩng lên, tôi bắt gặp nước mắt ba đoanh tròng. Ông
ôm tôi vào lòng, nghẹn ngào: "Tội nghiệp con tôi!” Đó
là khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời tôi, khởi đầu
cho những ngày tháng đẹp đẽ khác.
Từ
ấy, buổi chiều ba thường dắt tôi và thằng Út đi dạo,
ngồi nghỉ ở một Tha la vắng lặng. Lá vàng úa lót đầy
lối đi. Ngôi chùa Khmer trầm tư, mái ngói rêu phong xám
xịt thấp thoáng sau những hàng cây xếp hàng thẳng tắp.
Ba bảo nơi nầy gợi nhớ quê nội xa xôi. Vùng đất
hoang dã nghèo nàn . Mùa nước lũ về, ba chìm trong nỗi
kinh hãi triền miên. Dòng nước như một nấm mồ to sẵn
sàng vùi lấp bao cuộc sống, ước mơ, hy vọng. Ba đã bỏ
làng đi biệt xứ sau trận lũ lớn. Cả nhà nội tôi
không còn ai sống sót, trừ ba. Và, ba đã gặp mẹ. Nơi
nầy là quê hương thứ hai của ba.
Nhưng
rồi ba cũng lại ra đi. Ông trở lại cùng những con tàu
bập bềnh trên sóng nước. Những kiện hàng, những tờ
giấy bạc đã lôi cuốn ba tôi vào quĩ đạo khát vọng
làm giàu. Ông muốn vợ con sung sướng. Thế là xa cách!
Thật
lâu, ba về. Ông già đi nhưng túi đầy tiền. Ba bảo mẹ
thu xếp lên Sài Gòn sống. Thấy mẹ dùng dằng, ba nói
như đinh đóng cột: "Hãy chọn đi. Theo tôi hoặc là ở
lại một mình, mãi mãi…”
Chúng
tôi sống trong ngôi nhà ấy đúng một tuần. Bảy ngảy
là bảy sự lặp lại rập khuôn buồn tẻ. Sáng thức
dậy, cả nhà ăn điểm tâm. Xong, ba đi làm. Ở nhà, mẹ
nấu nướng, dọn dẹp xong ba mẹ con tựa cửa nhìn xe cộ
chạy qua chạy lại. Người người tất bật ngược xuôi.
Chiều, ba về, cả nhà dùng cơm rồi đi xem chiếu bóng
và… ngủ.
Sướng
thật! Nhưng cả ba mẹ con đều cảm thấy nhớ Trà Vinh.
Mẹ nhớ đôi quang gánh. Nhớ con đường mòn xanh ngắt
những hàng cây. Nhớ dòng sông quê ngầu đục phù sa nhấp
nhô con sóng nhỏ và nhớ mái lá núp dưới bóng cây sầu
đông yên tĩnh… Tôi nhớ mái trường có ngôi miếu cổ
huyền bí nằm giữa sân. Những bông dầu xoay tít. Bóng cò
trắng chao lượn ngang khung trời hẹp nhìn ra từ ô cửa
lớp học. Tôi nhớ từng viên sỏi lót đường cho đến
những bóng mây trôi ngang ngõ sau nhà bếp. Còn thằng Út,
nó nhớ con diều giấy lượn lờ trên cánh đồng hăng
hăng mùi bùn. Nhớ chiếc bánh tằm chan nước cốt dừa.
Nhớ thằng Lì, con Lượm cùng xóm. Nhớ đến ngã bệnh,
lên cơn sốt.
Sang
ngày thứ tám, mặt trời chưa kịp thức, mẹ đã giật
chúng tôi dậy để về quê. Ba đưa chúng tôi ra xe. Xe rời
bến, ba vẫy tay, gào to: "Vĩnh biệt!” Tôi òa khóc. Mẹ
ôm thằng Út vào lòng, nước mắt đầm đìa rơi.
Ít
lâu sau, chúng tôi được tin ba lấy vợ khác. Một người
đàn bà có hai con riêng. Chẳng biết ba có hạnh phúc
không? Nhưng sau trận hỏa hoạn xảy ra, ngôi nhà của ba
bị thiêu rụi. Ba mất trắng. Họ đã bỏ ba mà đi. Không
nhà, ba sống lang thang. Lúc có tiền, ba thuê phòng ngủ.
Khi thắt ngặt, ba trải chiếu bên hè phòng ngủ dỗ giấc
qua đêm.
Biết
được, mẹ lên Sài Gòn tìm ba. Ông bỏ trốn. Hai người
lớn cứ mãi chơi trò cút bắt. Chúng tôi đành phải thất
lạc một người cha.
Bây
giờ, chẳng biết ba tôi sống thác thế nào? Người bảo
ba tôi về quê cũ. Người lại báo tin ba tôi bệnh chết
ở một tỉnh lẻ thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Người
hảo tâm xứ này đã chôn cất ba tại một vùng đất
hoang chi chít mộ.
Tôi
và thằng Út theo mẹ tìm đến đó. Bàng hoàng. Đau đớn,
tuyệt vọng khi trông thấy mộ bia ghi hai chữ: VÔ DANH.
N.T.M (Trà Vinh)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét