Quang Dũng thời trẻ
Q
U A N G D Ũ N G
Quang Dũng tên
thật Bùi Đình Diệm, tên gọi ở nhà là Dậu, sinh năm
1921 tại làng Phượng Trì, tổng Đại Phùng, huyện Đan
Phượng, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội. Cha ông là một
chức dịch, mẹ vừa làm ruộng vừa buôn bán nhỏ. Nhà
khá giả nên ông được cho ra Hà Nội học trung học ở
trường Thăng Long; ngoài ra ông còn thích học võ, học
văn, học đàn, học vẽ… Tuy sau nầy ông theo nghiệp
binh nhưng năng khiếu bộc lộ tài hoa nhất là văn học.
Ông đã từng vẽ tranh, viết nhạc, viết văn; nhưng thơ
ông sớm đi vào lòng người đọc, để lại một phong
cách ấn tượng trong dòng thơ tiền chiến.
Tốt nghiệp trung
học, ông về Sơn Tây dạy học tư, rồi ngao du đây đó
cho thỏa chí tang bồng. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, ông vào quân đội, làm ở phòng Công vụ Bắc Bộ,
rồi phóng viên tiền phương của báo Chiến Đấu ở khu
II. Năm 1947, ông gia nhập đoàn quân Tây Tiến, làm tới
Đại đội trưởng, có lúc kiêm Phó đoàn tuyên truyền
Lào-Việt. Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây tiến, ông
làm Trưởng tiểu ban Tuyên huấn của Trung đoàn 52, sau đó
làm Trưởng đoàn Văn nghệ liên khu III. Năm 1951, ông xuất
ngũ. Năm 1954 ông làm Biên tập viên báo Văn Nghệ, rồi
Nhà xuất bản Văn Học. Sau vụ Nhân Văn giai phẩm, ông
lui về ở ẩn trong hoàn cảnh túng thiếu và bệnh tật.
Ông mất tại Hà Nội
ngày 14 tháng 10 năm 1988. Từ năm 1956 đến ngày mất ông
xuất bản hàng chục tác phẩm với nhiều thể loại:
thơ, truyện ngắn, bút ký.
Quang Dũng làm thơ
rất sớm, từ năm 1937 với bài Chiêu Quân, lúc đó
ông mới 16 tuổi. Tiếp theo là những bài rất nặng tình:
tình người, tình cảnh và tình cảm. Người đi người
đi đường quạnh quạnh. Ngày tháng thương vay kẻ đợi
chờ (Cố quận, 1940).
Khi về dự Đại hội
toàn quân Liên khu III năm 1948 ở làng Phù Lưu Chanh, Hà
Nam; Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây tiến. Ông viết
rất nhanh, làm xong đọc ngay trong Đại hội và được
mọi người tán thưởng. Tây tiến sau đó được
in trên báo Văn Nghệ. Bài thơ đầy hào khí và lãng mạn,
được viết rất thực từ cảm xúc của ông trải qua
tháng ngày hành quân trong chiến dịch Tây tiến: Dốc
lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây súng ngửi
trời… Tây tiến đoàn binh không mọc tóc. Quân xanh màu
lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm
mơ Hà Nội dáng kiều thơm… Tây tiến là
bài thơ hay và nổi tiếng của Quang Dũng, rất nhiều
người thuộc. Lần này, tôi muốn giới thiệu một bài
thơ khác, hay và lãng mạn không kém. Bài thơ đầy chất
trữ tình, đau đáu tình người, rung rức tình quê: Tôi
nhớ xứ Đoài mây trắng lắm. Em có bao giờ em nhớ
thương…
TRỊNH BỬU
HOÀI
Tranh bột màu Quang Dũng
ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi
từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê
Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vừng
trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn
Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em
có bao giờ em nhớ thương
Từ độ thu về
hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu
tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có
bao giờ lệ chứa chan
Mẹ tôi em có gặp đâu
không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi
cũng có thằng con bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ
trôi sông
Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn
chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Tôi
gởi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày
trở lại quê hương
Khúc hoan ca rớm lệ
Bao
giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn
ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ
Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao
giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc
nở hoa
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn
có bao giờ em nhớ ta?
QUANG DŨNG
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét