Sáng
chủ nhật, tự cho mình một ngày rảnh rỗi sau một tuần bù đầu với giáo án và lớp
chủ nhiệm. Lo
bữa ăn sáng cho gia đình đâu vào đấy, tôi xuống chợ mua
đồ. Từ nhà tôi xuống chợ hơn một cây số. Dừng lại gửi xe, tôi nghe bên tai có tiếng của ai đó rất quen:
-
Cô mua giùm con một tờ đi cô! Chú mua giùm con một tờ đi chú!
Là
em, cậu học trò lớp A1 có tiếng. Mọi người đặt cho em cái tên Long quậy. Một thời
gian dài..., tôi không nghĩ mình lại gặp em trong hoàn cảnh này. Vẫn khuôn mặt ấy, đôi mắt sáng lanh
lợi, mái tóc cắt ngắn củn phía sau nhưng lại để mái trước, hai má mụn mọc sít
sát, đỏ lên từng mảng do di chứng của việc nhiều lần miết, nặn, nhưng nụ cười
vẫn luôn nở trên môi mỗi lần đứng trước ai đó mời chào. Dáng người cao,
gầy, chiếc áo phông trắng cũ kĩ, ngả màu xám xịt, chiếc quần
kaki đen, chân xắn chân để, tôi ngỡ như chúng đã theo em đi khắp đó đây trên
các quán, chợ của khu phố này. Ai có thể tin được một cậu học sinh có
tiếng quậy
phá, thủ lĩnh của những trò quái đản: rủ rê các bạn trong lớp bỏ tiết, trốn học
đi tắm đập, chơi game,... khiến thầy cô, bạn bè phải lắc đầu, và cha mẹ em phải lên gặp ban
giám hiệu như cơm bữa, nay lại...
Nhớ
lại trong một giờ dạy Văn của tôi, không như mọi hôm, tôi phải giật cánh cửa phòng thật
mạnh mới có thể bước vào. Tất cả các cánh cửa đều được sập kín như bưng. Một
mùi nằng nặng của lá
rau mơ hay người ta còn gọi nó với cái tên “thúi địt” khiến cả lớp, đứa nào đứa
nấy lấy tay, lấy áo bịt mũi, gục đầu xuống bàn nhưng vẫn nhe răng cười khúc khích. Sau tiếng nạt nộ của tôi,
tên cầm đầu mới đứng lên nhận lỗi, và không ai khác lại là em. Mấy tên khác
lo đứng dậy mở tung cửa sổ, thu nhặt những nắm lá được chúng rải khắp các gầm
bàn, đem bỏ vào một túi ni lông, vứt vào sọt rác. Phải mất thời gian khoảng 10 phút xử trí
tình huống, tôi mới có
thể bắt đầu vào tiết dạy.
- Các em mở sách ra, trang...
chúng ta vào bài tiếng Việt... Mời Long, em hãy đọc kiến thức phần I. Viết xong
tiêu đề lên bảng cũng vừa dứt câu nói, tôi quay xuống, đứa nào cũng tủm tỉm,
nhìn nhau rồi có vẻ sờ sợ, và không thấy Long đâu.
-
Lớp trưởng đứng dậy cho cô biết, bạn đi đâu rồi? Ấp úng như gà mắc tóc khi trả lời
tôi, em thưa:
-
Dạ... thưa cô... bạn Long trốn ra ngoài rồi ạ! Tôi tiếp tục bài giảng của
mình và dành chuyện này trong giờ ra chơi, sẽ báo lại với giáo viên chủ nhiệm.
Vì không đủ bài kiểm tra, vắng học quá nhiều, quậy phá trong lớp,... sau nhiều
lần mời gia đình, em bị đình chỉ học. Thế rồi em nghỉ luôn. Trường bớt đi một
học sinh cá biệt, lớp bớt đi một thành viên quậy phá, giáo viên chúng tôi bớt
đi thời gian xử lí tình huống mỗi lần lên lớp. Nhưng, hình như không ai biết hoặc
quan tâm đến hoàn cảnh của em sau đó, kể cả đám bạn thân của em.
Cho đến
lúc này, tôi gặp em. Không còn biệt danh Long quậy người ta đặt cho em nữa,
không còn là nỗi sợ hãi của thầy cô, bạn bè một thời, thay vào đó là nụ cười
hiền như đất. Em không nhận ra tôi như những học sinh cùng lớp, vì mỗi lần đi ngoài đường,
dù bịt khẩu trang, tất tay tất chân kín mịt, nhưng hễ có đám học trò nào đi
qua, tôi đều nghe tiếng “Em chào
cô” đồng thanh của
chúng. Em thì khác. Tôi chẳng trách em. Tôi cũng không cố gọi giật em lại để hỏi
chuyện mà lặng lẽ nhìn theo. Bóng em khuất dần rồi lẫn vào những bóng người lớn
hơn trong quán cà phê bên kia đường. Trong đầu tôi lúc này có biết bao dấu chấm hỏi chờ được giải đáp.
Chị giữ xe thấy tôi
cứ nhìn dõi theo bóng em đi, liền hỏi:
- Cô biết thằng bé ấy à?
Tôi nhìn
chị gật đầu:
- Dạ, cậu
ấy là học trò cũ của em cách đây hai năm.
Chị
tiếp lời:
- Thằng bé tội nghiệp lắm. Sau
khi cả ba và mẹ bị tai nạn giao thông, nằm liệt giường, nó phải đi bán vé số
phụ giúp anh chị mình hơn
một năm nay rồi.
Tôi dần
hiểu vì sao em thay đổi.
Mãi nhìn theo bóng em biến mất trong dòng người đông kịt của phiên chợ huyện,
lòng tôi lại miên
man, tôi thầm cầu mong
em được bình
an.
X.N
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét