Nhà thơ Kiên Giang
Kỳ 8:
K
I Ê N G I A N G
Kiên
Giang tên thật Trương Khương Trinh, sinh ngày 17 tháng 2 năm
1927 tại Đông Thái, An Biên, Kiên Giang. Ông là con thứ
trong một gia đình nông dân có năm anh em. Ông sinh ra lớn
lên ở vùng U Minh Thượng, nên tính cách chân chất của
người vùng quê sông nước đã thấm đẫm trong tâm hồn,
và ông đã lấy tên quê hương mình làm bút hiệu.
Năm 1943 ông lên Sài
Gòn học trường trung học tư thục Lê Bá Cang, năm sau
quay về Cần Thơ học ở trường tư Nam Hưng. Tại ngôi
trường nầy ông nảy sinh mối duyên tình với cô bạn
học, từ đó bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím
ra đời.
Năm 1955 ông trở lên
Sài Gòn làm báo, viết kịch trường, sáng tác bài ca cổ,
tuồng cải lương với bút hiệu Hà Huy Hà. Nhiều vở
tuồng của ông được dàn dựng và nổi tiếng trên các
sân khấu lớn như Thanh Minh Thanh Nga với vở Người vợ
không bao giờ cưới, Người đẹp bán tơ, Lưu Bình Dương
Lễ, Áo cưới trước cổng chùa…
Sau năm 1975 ông làm
Phó đoàn cải lương Thanh Nga, Ủy viên Ban chấp hành Hội
Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh. Ông qua đời tại thành
phố Hồ Chí Minh vào rạng sáng này 31 tháng 10 năm 2014 và
an táng tại nghĩa trang Bến Cát, Bình Dương; gần với mộ
người bạn đồng hương Sơn Nam.
Ngoài người bạn
chí thân Sơn Nam, Kiên Giang còn kết thân với nhà thơ
Nguyễn Bính khi Nguyễn Bính lưu lạc đến Rạch Giá.
Người
ta gọi Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê và nói rằng Kiên
Giang ít nhiều ảnh hưởng. Nhưng theo tôi, Kiên Giang là
một nhà thơ đồng quê và chính ông là người khai sáng
dòng thơ Nam bộ nầy. Hình bóng quê nhà với mái tranh sợi
khói, từ chiếc xe bò cho đến con cua con còng… đều
được ông đưa vào thơ một cách chân thật, giản dị
nhưng hết gợi cảm, gợi nhớ, gợi một tình yêu quê
hương da diết. Bướm vàng đậu nhánh mù u, Lấy chồng
càng sớm tiếng ru càng buồn… những dòng thơ
hết sức mộc mạc nhưng vô cùng thấm thía trong tâm hồn
người đọc và đi vào lòng người đến đổi người ta
lầm tưởng là ca dao.
Trong
thập niên 60 của thế kỉ 20, Kiên Giang viết rất sung
sức và phụ trách chương trình thơ Mây Tần trên
Đài phát thanh Sài Gòn. Lúc đó, ông đã nổi tiếng với
bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím và là người
chủ xướng của dòng thơ chân phương, giản dị nhưng
đầy ắp hình ảnh và tình cảm của đồng bằng Nam bộ.
Kế tục dòng thơ nầy, một số cây bút trẻ ở miền
Tây Nam bộ cũng để lại nhiều ấn tượng trong lòng
người đọc và thành danh trên văn đàn… Đây là một
khuynh hướng thơ có tính ưu việt là khắc hoạ tinh tế
những sắc thái đặc thù của vùng đồng bằng mênh mông
sông nước với hình ảnh cây cầu khỉ, chiếc xuồng
con, cô gái quê, khói bếp cơm chiều, hàng cau thơ mộng,
bông ô môi đỏ thắm… rất gần gũi với tâm hồn chân
chất của người Nam bộ. Tất cả được đưa vào thơ
một cách gợi cảm và ban cho nó một linh hồn làm rung
động lòng người.
Bài
thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím của Kiên Giang
được nhiều người biết đến và nhạc sĩ Huỳnh Anh đã
phổ nhạc. Tôi xin giới thiệu một bài thơ khác của ông
cũng được nhạc sĩ Lý Dũng Liêm phổ nhạc với những
giai điệu rất truyền cảm bởi bài thơ của ông vốn đã
dễ cảm, dễ nhớ và cũng dễ… ngậm ngùi: Người
ta giấy bạc đầy nhà. Cho nên mới được gọi là chồng
em. Bây giờ những buổi chiều êm. Anh gom lá đốt, khói
lên tận trời…
TRỊNH BỬU HOÀI
Nhà thơ Kiên Giang thời trẻ
T
I Ề N V À L Á
Ngày
thơ, hớt tóc “miểng rùa”
Ngày thơ, mẹ bắt đeo
bùa “cầu ông”
Đôi ta cùng học vở lòng,
Dắt
tay qua những cánh đồng lúa xanh
Đôi nhà cùng một sắc
tranh,
Chia nhau từ một trái chanh, trái đào
Đêm
vàng soi bóng trăng cao,
Ngồi bên bờ giếng đếm sao
trên trời
Anh moi đất nặn “tượng người”
Em
thơ thẩn nhặt lá rơi… làm tiền
Mỗi ngày họp chợ
mười phiên,
Anh đem “người đất” đổi “tiền lá
rơi”
Nào
ngờ mai mỉa cho tôi,
Lớn lên em đã bị người ta mua
Kiếp tôi là kiếp làm thơ
Vốn riêng chỉ có muôn
mùa lá rơi
Tiền không là lá em ơi
Tiền là giấy
bạc của đời in ra
Người ta giấy bạc đầy nhà
Cho
nên mới được gọi là chồng em
Bây giờ những
buổi chiều êm
Anh gom lá đốt, khói lên tận
trời
Người mua đã bị mua rồi
Chợ đời họp
một mình tôi… vui gì!
Bến
Kiên Giang 1956
KIÊN
GIANG
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét