Nhà thơ Tế Hanh
Kỳ 9:
T
Ế H A N H
Tế
Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20 tháng 6 năm
1921 tại thôn Đông Yên, làng Bình Dương, huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi, trong một gia đình nhà Nho nên ông có
điều kiện tiếp xúc với thi ca từ thuở nhỏ. Cha là
Trần Tất Tố, làm nghề bốc thuốc và dạy học. Tế
Hanh có bốn anh em, em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thiếu thời ông đi
học ở trường làng, rồi trường huyện. Năm 1936, xong
bậc tiểu học ông ra Huế học bậc trung học ở trường
Quốc học. Nơi đây Tế Hanh đã gặp Huy Cận, Xuân Diệu,
tiếp cận với thơ mới và được đọc thơ Pháp, ông
bắt đầu làm thơ từ sự đam mê của mình. Năm 1939 ông
hoàn thành tập thơ đầu tay Nghẹn ngào và năm sau,
tập thơ nầy được giải thưởng của Tự Lực văn
đoàn. Những năm sau đó ông tiếp tục sáng tác và đến
năm 1944, tập Nghẹn ngào được bổ sung những bài
mới thành tập Hoa niên ra mắt bạn đọc. Ông còn
một tập thơ khác, thể hiện với một khuynh hướng khác
được viết từ năm 1942 đến 1944 với nhan đề Những
số kiếp. Tập thơ nầy chưa xuất bản, chỉ đăng
rải rác trên các báo, sau hòa bình mới tìm lại được
bản thảo và ông đổi tựa là Tập thơ tìm lại.
Ông đậu tú tài năm
1943, sau đó ra Hà Nội học trường Luật, nhưng bỏ dở
nửa chừng và trở về Huế dạy học ở trường tư cùng
với Hoài Thanh, Nguyễn Văn Bổng. Cách mạng tháng Tám,
ông tham gia lực lượng khởi nghĩa ở Huế, gặp thêm
nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như Chế Lan Viên, Tố Hữu,
Lưu Trọng Lư… Năm 1946, ông vào Đà Nẵng công tác ở
Ủy ban nhân dân thành phố, phụ trách giáo dục và văn
hóa.
Trong kháng chiến
chống Pháp, ông hoạt động ở Liên khu 5 và Nam Trung bộ,
tham gia thành lập và lãnh đạo Hội Văn nghệ Liên khu 5.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và làm việc ở Hội Văn
nghệ Việt Nam. Năm 1957, Hội Nhà văn Việt Nam được
thành lập và ông là một trong những người lãnh đạo
Hội.
Từ năm 1944 đến
cuối đời, ông xuất bản khoảng 20 tập thơ, trong đó
có 5 tập thơ thiếu nhi. Ông còn xuất bản một số thơ
dịch và tiểu luận. Ông mất tại Hà Nội ngày 16 tháng
7 năm 2009.
Thơ
Tế Hanh với ngôn ngữ chân phương, giản dị nhưng truyền
cảm, thể hiện được những cảm xúc tưởng chừng đơn
giản nhưng rất sâu thẳm của con người, nên thơ ông
được nhiều người yêu mến và thuộc lòng, như bài Vu
vơ (còn có tên Những ngày nghỉ học), thời đi
học không ai không biết bài thơ nầy. Những ngày nghỉ
học tôi hay tới, Đón chuyến tàu đi đến những
ga, Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt, Lòng buồn đau xót
nỗi chia xa… Tôi thấy tôi thương những chiếc
tàu, Ngàn đời không đủ sức đi mau, Có chi vương
víu trong hơi máy, Mấy chiếc toa đầy nặng khổ
đau…(1938). Đúng là những cảm nhận tinh tế, những
liên tưởng rất thú vị. Nhưng tôi muốn giới thiệu với
bạn đọc một bài thơ khác của Tế Hanh, cũng tinh tế
và thú vị không kém: Những ngày buồn nghĩ đến thấy
vui vui, Những ngày vui sao lại thấy ngùi ngùi…
TRỊNH BỬU
HOÀI
BÀI THƠ TÌNH Ở HÀNG CHÂU
Anh xa nước nên yêu thêm nước
Anh xa em càng
nhớ thêm em
Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm
Trời
Hàng Châu bốn bề êm ái
Mùa thu đã đi qua còn
gửi lại
Một ít vàng trong nắng trong cây
Một
ít buồn trong gió trong mây
Một ít vui trên môi
người thiếu nữ...
Anh đã đến những nơi
lịch sử
Đường Tô Đông Pha làm phú
Đường
Bạch Cư Dị đề thơ
Hồn người xưa vương vấn
tự bao giờ
Còn thao thức trên cành đào ngọn
liễu
Phong cảnh đẹp nhưng lòng anh thấy
thiếu
Bức tranh kia anh muốn điểm thêm màu
Có
hai ta cùng tựa bên cầu
Cho mặt nước Tây Hồ
trong sáng nữa
Lá phong đỏ như mối tình đượm
lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa
Làn
nước qua ánh mắt ai đưa
Cơn gió đến bàn tay em
vẫy
Chúng mình đã yêu nhau từ độ ấy
Có
núi sông và có trăng sao
Có giận hờn và có chiêm
bao
Cay đắng ngọt bùi cuộc đời kháng chiến
Nói
sao hết em ơi bao kỷ niệm...
Những ngày buồn
nghĩ đến thấy vui vui
Những ngày vui sao lại thấy
ngùi ngùi
Anh không muốn hỏi nhiều quá khứ
Ngày
đẹp nhất là ngày rồi gặp gỡ
Rời Tây Hồ
trăng xuống Bắc Cao Phong
Chỉ mình anh với im lặng
trong phòng
Anh ngước nhìn bức thêu trên vách:
Hai
bóng người đi một hàng tùng bách
Bàn tay nào đã
dệt nỗi lòng anh?
Tiếng mùa xuân đem sóng vỗ
bên mình
Vơ vẩn tình chăn chập chờn mộng
gối
Anh mơ thấy Hàng Châu thành Hà Nội
Nước
Tây Hồ bỗng hóa nước Hồ Tây
Hai chúng mình
cùng bước dưới hàng cây.
1956
TẾ HANH
cám ơn anh Trịnh Bửu Hoài đã giới thiệu Bài Thơ Tình ở Hàng Châu của nhà thơ Tế Hanh. HHT
Trả lờiXóaCám ơn Anh Trịnh Bửu Hoài đã giới thiệu bài thơ hay - Bài Thơ Tình ở Hàng Châu của nhà thơ Tế Hanh. HHT
Trả lờiXóa