Nguyễn Thị Mây
Nhà bà Tư
Chuối và nhà tôi cách nhau một cái đường mương nhỏ.
Nước thải của hai nhà đều trút xuống đó. Nhờ nó,
hai khoảng sân luôn khô ráo, sạch sẽ. Nhưng cũng vì nó
mà hai nhà trở nên thù nghịch, thường xuyên đấu khẩu.
Bên nhà tôi kêu ca nhà bà Tư Chuối giả bộ đào mương
để lấn đất, chứ tốt lành gì. Bên kia mắng lại nhà
tôi chẳng biết nhớ ơn người đào mương cho đổ nước
thối, còn gieo tiếng ác. Cái mương trở thành nạn nhân
để hai bên trút cơn thịnh nộ. Họ tuôn ra hàng loạt
những câu nhiếc móc đầy sức thuyết phục lũ con nít
ngưng ngay những cuộc vui đùa, chạy tới hiện trường,
tròn mắt, há hốc mồm lắng nghe. Thỉnh thoảng chúng cổ
vũ bằng những trận cười hí hố khoái trá. Vài câu
chửi của hai bên đã trở thành lời thoại của bọn trẻ
khi chơi cất nhà chòi. Bọn trẻ hai nhà cũng bị phân làm
hai phe, bị cấm ngặt không được chơi chung với nhau. Họ
đâu biết những lệnh cấm thường có sức quyến rũ
trẻ con vi phạm. Chúng tôi vẫn lén lút nhảy qua “cái
đường mương ô nhục” để chơi đùa với nhau.
Một
hôm, từ phía bên kia, bỗng phát ra một âm thanh nửa êm
đềm nửa ngắc ngứ. “Tưng tưng… tưng từng… tưng
tứng…” Lấy làm lạ, tôi xếp sách vở chạy ra ngóng
nhìn. Trong chòi chứa hàng chục cái lu dùng để ươm
chuối của bà Tư có một thằng nhóc lạ hoắc lạ huơ.
Tóc như rễ tre bùm xùm. Mặt lấm tấm tàn hương giống
như cái bánh tiêu rắc mè. Mũi hếch, mắt lờ đờ cá
ươn. Thoạt nhìn tưởng nó đang ngủ gật. Nó mặc một
cái áo thun cũ xì và một cái quần cụt xanh bạc phếch,
phơi bày cặp giò lỗ chỗ sẹo. Thằng nhóc gan thiệt. Nó
đang ngồi trên nắp lu để đánh đàn. Đúng là điếc
không biết sợ súng. Bà Tư Chuối mà thấy được sẽ đổ
thừa bán chuối ế là tại cái mông của nó. Chẳng những
điếc mà nó còn đui nữa. Tôi đứng sờ sờ đó nãy giờ
mà không thấy. Cứ gầm đầu khều từng nốt nhạc nghe
phát bực. Tôi nhặt một hòn sỏi ném… xuống đường
mương đánh chủm. Nước thối văng tứ tung, vài giọt
bám vào người “nhạc sĩ.” Lập tức có tác dụng.
Nhạc sĩ buông cây đàn, nhảy nhỏng:
-
Đứa nào chơi dơ quá vậy?
Thấy
tôi ngoác miệng cười, nó đỏ mặt trỏ tay:
-
Còn cười nữa hả?
Tôi
vênh mặt:
-
Ừ đó. Có sao không?
Giơ
nắm đấm lên dứ dứ về phía tôi, nó trợn mắt:
-
Coi chừng tui đập vỡ trán đó!
-
Dám không? Thử coi!
Nào
ngờ nhạc sĩ nhảy qua mương, định tóm lấy tôi. Hoảng
hồn, tôi vừa chạy vừa la chói lói:
-
Ngoại ơi, nó đánh con, cứu con với!
Bà
tôi tất tả đi ra :
-
Cái gì… cái gì…?
Tôi
chỉ tay vào thằng nhóc đang đứng tiu nghỉu”
-
Nó đánh con.
Nhạc
sĩ trợn mắt:
-
Có đánh được cái nào đâu mà méc.
Tôi
níu tay bà ngoại:
-
Một tiếng hăm bằng… năm cái đánh!
Ngoại
bênh tôi liền:
-
Ừ, đúng! Mầy là thằng nào, ở đâu tới đây làm trời
vậy hả?
-
Con có làm trời gì đâu. Tại nó phá con.
Bà
nhìn tôi. Tôi liền chối:
Nhạc
sĩ đỏ mặt cãi:
-
Cá, cá… con khỉ đột! Nước đen xì thúi hoắc làm gì
có cá mà chọi.
Bà
thắc mắc:
-
Không lẽ khi khổng khi không nó chọi mầy? Phải có lý
do chứ.
-
Con có chọc ghẹo gì nó đâu?
Tôi
chỉ vào lỗ tai:
-
Có nè! Đàn um sùm, người ta học bài không được.
-
Lãng òm chưa! Ai học cứ học, ai đàn cứ đàn, mắc mớ
gì…
-
Nhưng mi đàn dở ẹc! Nghe như chọt vào tai, khó chịu
thấy mồ.
Bà
chêm thêm một câu:
-
Vậy ra nảy giờ là tiếng đàn đó sao? Tao cứ tưởng ai
…đập thùng thiếc.
Giận
đỏ mặt, nó thét lên:
-
Bênh bậy mà cũng bênh. Thấy người ta có một mình ăn
hiếp!
Nhảy
qua bên kia mương, nó xách cây đàn te tái vào nhà đóng
sầm cửa. Bà ngượng ngùng quay sang tôi ra lệnh:
-
Vô học bài!
Đó
là lần đầu tiên tôi thắng thế mà cảm thấy không
vui. Tôi nghĩ thầm mình vô duyên quá! Qua nhỏ Vy, cháu
ngoại của bà Tư Chuối tôi được biết nhạc sĩ ấy
tên Dư. Nó là con riêng của mợ năm Hùng, mà cũng là cái
gai đâm vào mắt bà Tư Chuối, đau thấu tim. Bà Tư Chuối
có bốn người con ba gái một trai. Khác tính các chị,
cậu năm Hùng học giỏi, rộng lượng và lãng mạn. Ra
trường, cậu tình nguyện về dạy học ở vùng nông
thôn. Ở đó, cậu gặp mẹ Dư, một y tá bị chồng bỏ
rơi. Cậu năm Hùng đem lòng yêu thương người đàn bà
bạc phận, dắt về ra mắt mẹ và các chị. Tất cả đều
phản đối quyết liệt nhưng không nhằm nhò gì. Cậu Năm
Hùng tuyên bố “Thà chết chứ không bỏ người tình”
và thông báo một tin xanh rờn là mợ năm đã có thai. Họ
đành nhắm mắt cho cậu yêu. Nhờ khéo chiều chuộng, mua
chuộc, mợ năm dần dần chiếm được cảm tình của bên
chồng. Mợ cho Dư về ở với bà Tư Chuối để chăm sóc
bà nội…ngang hông, vừa tiện việc học hành. Dư được
chấp nhận một cách miễn cưỡng, lạnh lùng. Nó như
khúc ruột thừa, đợi ngày viêm tấy. Từ ngày có Dư,
cái đường mương đỡ khổ hơn. Hầu hết những cơn
giận dữ của bà Tư chuối đều trút lên đầu Dư. Dư
cô đơn, chỉ biết làm bạn với cây đàn. Tiếc là tay
đàn còn kém, nghe càng buồn bực hơn. Chúng tôi đã trở
thành bạn thân. Tôi hay cho Dư mượn sách báo, truyện cổ
tích, chia đôi gói bánh, quả mận. Bù lại, Dư giải toán
giúp tôi, bẻ trộm vài trái chuối cho tôi ăn và xách cặp
giùm tôi khi hai đứa đến trường. Hôm nào Dư về quê
thăm mẹ, tôi buồn đứt ruột. Cứ ra vào, vào ra chẳng
biết làm gì. Cảm thấy thiếu một cái gì quí lắm. Có
bánh tôi ăn một mình lại thấy không ngon. Chiều, trong
chòi chứa lu im bặt tiếng đàn đã dần dần dìu dặt,
gợi cảm. Tôi mong Dư chóng trở về . Trong giấc mơ, hình
bóng Dư nhập nhòa trộn lẫn bao điều khó hiểu. Dư cũng
bảo tôi làm Dư muốn quay về ngôi nhà lạnh lùng để
nhìn thấy tôi chạy ùa ra đón, nhoẻn cười rồi huyên
thiên chuyện trên trời, dưới đất hoặc chê bai Dư. Dư
lý sự “Chẳng biết tự bao giờ có một sợi dây vô
hình đã buộc chặt Dư và Mơ”.Tôi gân cổ cãi “Sợi
dây đó chỉ xỏ vào mũi Dư cho Mơ kéo”
Một
chiều, Vy qua nhà rỉ tai tôi:
-
Thằng Dư dặn mầy ngày mai đi học sớm chờ nó chỗ bụi
hoa trâm ổi nha.
-
Xí, khùng hết chỗ nói! Ngày nào cũng cùng đến trường
mà dặn.
-
Ngày mai khác! Nó bảo tụi tao đi học trước, nó muốn
gặp riêng mày.
-
Chuyện gì mà bí mật vậy ta?
Vy
mím môi gằn giọng:
-
Tao nghi nó gửi cho mầy một bức thư tình. Mấy ngày nay
tao thấy nó cứ cắm đầu viết viết xé xé. Tao lượm
được một miếng vụn có chữ “Mơ yêu dấu ơi”
Tôi
cười ngất:
-
Thôi đừng xạo!
-
Thiệt mà.
Tuy
ngoài miệng nói vậy chứ tôi nôn nao, hồi hộp lắm. Hồi
nào tới giờ có ai gửi thư tình cho tôi đâu. Chẳng biết
nó ra làm sao! Chắc là …tình tứ lắm!
Sáng.
Tôi dậy sớm hơn mọi ngày. Tập thể dục xong, tôi đi
tắm, gội đầu. Tôi bắt chước chị hai vò nát mấy
cánh hoa bưởi trong thau nước gội nên tóc thơm ngan ngát.
Khi tôi đi ngang, chị hai thảng thốt kêu lên:
-
Quái! Con nhỏ nầy bữa nay ở sạch quá ta! Bộ cô giáo
kiểm vệ sinh cá nhân hay sao mà mầy bỏ “hồm hố lại
nhà”. Tôi xụ mặt:
-
Ở dơ chị cũng nói mà thơm tho chị cũng nói.
Ngoại
chậm rãi thoa một lớp vôi trắng lên lá trầu vàng, cuộn
nó thành hình cánh phượng rồi đút vô miệng cùng với
một miếng cau. Vừa nhai bà vừa nói:
-
Không biết nó ở sạch được mấy bữa?
Tôi
ức cành hông. Bà ngoại thật không hỗ danh bà già trầu
mà người trong xóm đặt cho. Thời buổi nầy chắc chỉ
còn mình ngoại ăn trầu, xỉa thuốc thôi. Mà tính ngoại
cũng cổ …như trầu.
Chị hai
đế thêm vào:
- Con đoán
nó ở sạch cao lắm ba bữa.
Trong lúc
mọi người ăn sáng, tôi lẽn vào buồng ngủ của chị
hai, lấy thỏi son thoa lên môi. Tôi còn bôi ít phấn hồng
lên má. Xong tôi chụp cái nón đệm lên đầu kéo sát mí
mắt để che khuôn mặt …đẹp rồi phóng như bay ra cửa.
Dư đã đứng cạnh bụi hoa trâm ổi tự bao giờ. Vừa
nhác thấy bóng tôi, nó đi tới. Bỗng dưng tôi hồi hộp
như đang xem múa lân. Trống ngực đập nghe thình thình.
Dư cũng vậy. Nó chợt cà lăm:
- Sao Mơ
…Mơ …Mơ đi học sớm sớm… quá quá vậy ?
Lãng
nhách! Dặn người ta mà còn hỏi? Nhưng tôi lặng yên. Dư
nhìn xuống chân. Tay phải đưa lên vò vò đầu làm rối
bời mái tóc rễ tre. Mấy nốt tàn nhang mờ nhạt trên gò
má ửng đỏ của Dư. Tôi cũng cảm thấy nhồn nhột, mặt
nóng bừng. Đứng uốn éo một hồi. Dư chợt tỉnh nhìn
tôi, ngập ngừng:
- Dư gửi
Mơ …
Bỗng Dư
ngừng bặt khi nhìn thẳng vào mặt tôi. Biết Dư đang
ngắm mình, tôi mắc cỡ, kéo nón che ngang mặt. Dư bật
cười:
Tôi
vênh mặt:
-
Đẹp hơn mọi lần không?
Dư
vẫn còn cười cười:
-
Đẹp nhưng…
-
Nhưng sao?
Dư
nhìn xuống chân, mím môi để giấu nụ cười:
-
Nhưng tèm lem quá trời!
Giận
cành hông. Nếu không vì sự hấp dẫn của bức thư tình
thi tôi đã ngoe nguẩy bỏ đi:
-
Kêu người ta đi sớm đặng chê đó hả?
-
Đâu có chê. Nhưng Mơ không đánh phấn thì…đẹp hơn.
Vì nhìn giống dán hình hai miếng bánh bò lên gò má lắm.
Dư
chìa lá thư ra chưa kịp nói gì tôi đã giật lấy rồi
chạy như bay trên lối mòn dẫn đến trường học. Gần
đến cổng, tôi dừng lại bóc thư ra đọc:
“Mơ ơi! Dư không sao quên được lần gặp gỡ
đầu tiên. Nếu anh không được là… người ấy của em
nữa chắc anh sẽ… đập vỡ cây đàn, giận đời!... anh
thề ở vậy thà làm hạt mưa vỡ trên tượng đá. Anh
nói thiệt đó! ”
Ối
trời! Sao nghe quen quen vầy nè. Giống thơ của Nguyễn Tất
Nhiên trộn lẫn với ca từ. Tôi cười ngất. Chiều nay
gặp Dư tôi nhéo cho bầm mình luôn. Hết chuyện rồi.
Viết thư tình mà cũng đạo thơ, đạo nhạc trộn như
trộn gỏi. Thiệt hết nói nổi!
Nhưng
tôi chưa kịp ngắt nhéo Dư, cũng chưa kịp nói rằng tôi… thích là người ấy của… đằng ấy thì đã xảy ra
sự cố. Chiều hôm đó bà tư Chuối đã… đập vỡ cây
đàn của Dư vì anh dám cãi lại khi bà nói hành nói tỏi
mẹ Dư là thứ đàn bà lừa tình. Không có thai mà nói
có thai để được cậu năm Hùng yêu. Dư đã cãi rằng
mẹ anh bị sẩy thai nằm viện ai cũng biết kia mà. Chính
cậu năm Hùng theo đuổi mẹ anh chứ mẹ anh có… lừa ai
đâu. Bà Tư Chuối nổi trận lôi đình, bà vớ lấy cây
đàn và đập mạnh vào cái lu ươm chuối. Xong, bà gọi
điện cho mẹ Dư bảo lên ngay để dạy cái thằng con…
mất dạy.
Trời
chập choạng tối. Mợ năm Hùng lên tới. Mặc cho bà Tư
Chuối nhiếc móc, chửi bới. Mợ im lặng thu xếp quần
áo, sách vở của con rồi cúi chào bà Tư. Mợ chỉ nói
“Cám ơn bà vì tất cả.” Rồi lặng thầm ra cửa. Anh
lầm lũi theo sau mẹ. Anh không hề hay biết rằng tôi đã
đuổi theo đến khi bóng anh và mẹ khuất dần ở khúc
quanh lối mòn. Từ đó, tôi không còn gặp lại anh lần
nào nữa. Vì mẹ đã dắt anh đi biệt xứ. Mẹ anh chia
tay mối tình cuối. Còn tôi, tôi ngậm ngùi rời xa mối
tình đầu vừa chớm. Đọng lại trong tôi đến giờ
tiếng đàn của anh, giai điệu vụng về, rụt rè buồn
bã như tiếng thở dài trong đêm.
N.T.M (Trà Vinh)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét