Kỳ 11:
Đ
I N H H Ù N G
Đinh
Hùng là tên thật. Ông sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại
làng Phượng Dực, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội, là
con út của cụ Hàn Phụng (tên Phụng, giữ chức Hàn lâm
thị độc). Ông học tiểu học tại trường Sinh Từ và
trung học tại trường Bưởi, Hà Nội. Năm 1931, vừa qua
10 tuổi, ông phải chịu đựng sự mất mát quá lớn khi
ba người thân lần lượt qua đời. Chị thứ ba của ông
là Tuyết Hồng vì tình nhảy xuống hồ Trúc Bạch tự
tử. Sau đó cha ông lâm bệnh qua đời khi chưa được 50
tuổi. Ba năm sau, người chị cả của ông cũng từ trần
khi còn quá trẻ.
Đinh Hùng mê thơ từ
thời trung học và theo đuổi nghiệp văn thơ cho đến
cuối đời. Nhất là khi người tình đầu tên Liên qua
đời, ông bỏ cả học hành vùi mình thơ văn, rượu chè,
đàn ca và hút xách. Năm 1943, ông sống với người chị
là Thục Oanh, cho xuất bản tập văn Đám ma tôi.
Lúc nầy, ông có thơ in trên Hà Nội tân văn, Đời
nay… Bài thơ Kỳ nữ của ông được bạn đọc
ngưỡng mộ và tạo nên tên tuổi ông trên văn đàn.
Năm 1944, nhà thơ Vũ
Hoàng Chương cưới chị Thục Oanh và về sống ở Nam
Định. Đinh Hùng ở lại Hà Nội, cùng một nhóm bạn
thực hiện giai phẩm Dạ Đài. Sau đó ông tản cư
theo báo Cứu Quốc, rồi cưới vợ là bà Nguyễn Thị
Thanh và đưa vợ về Thái Bình dạy học kiếm sống. Ông
gặp lại vợ chồng Vũ Hoàng Chương tại đây.
Năm 1949, ông cùng vợ
trở về Hà Nội. Năm 1952 ông thực hiện giai phẩm Kinh
Đô Văn nghệ và năm 1954 xuất bản tập thơ đầu tay
Mê hồn ca. Cũng trong năm 1954, ông và vợ con vào
Sài Gòn, làm tờ nhật báo Tự do được ít lâu thì
bị đình bản. Năm sau ông cọng tác với Đài phát thanh
Sài Gòn thực hiện chương trình thơ Tao đàn cho đến
ngày qua đời.
Thời gian ở Sài
Gòn, ông hoạt động văn nghệ, báo chí khá mạnh. Ông
còn làm thơ trào phúng đăng trên báo Tự do, Ngôn
luận với bút hiệu Thần Đăng, xuất bản nhiều tiểu
thuyết với tên Hoài Điệp Thứ Lang. Tập thơ Đường
vào tình sử của ông xuất bản năm 1961 và được
giải thưởng thi ca năm 1962. Ông là một người đa tài,
ngoài thơ văn ông còn chơi đàn, vẽ tranh, viết thư pháp,
diễn kịch…
Tâm huyết với thơ,
ngoài chương trình thi ca Tao đàn trên sóng phát
thanh, ông còn tổ chức thực hiện và xuất bản tuần
báo Tao Đàn thi nhân, tiếc rằng mới ra được hai
số thì ông lâm bệnh nặng và qua đời tại Sài Gòn vào
rạng sáng ngày 24 tháng 8 năm 1967.
Sau khi ông qua đời,
nhà xuất bản Giao Điểm xuất bản tập thơ Ngày đó
có em để tưởng niệm ông. Đinh Hùng còn một số
tác phẩm chua xuất bản như: Tiếng ca bộ lạc
(thơ), Tiếng ca đầu súng (hồi ký), Dạ lan hương
(văn xuôi), Sử giả (tùy bút), Vần điệu giao
tình (cảo luận) và các vở kịch thơ: Lạc lối
trần gian, Phan Thanh Giản, Cánh tay hào
kiệt.
Khuynh
hướng thơ Đinh Hùng mang hơi hướng ảo diệu, liêu trai,
đôi lúc thực mộng, âm dương hòa lẫn trong những vần
điệu rợn người. Tập thơ đầu tay Mê hồn ca đậm
chất siêu thực, giàu hình tượng, đầy cô đơn và khát
vọng: Ta lảo đảo vùng đứng lên
cười ngất. Ghì chặt nàng cho chết giữa mê ly. Rồi dày
xéo lên sông núi đô kỳ. Bên thành quách ta ra tay tàn
phá. Giữa hoang loạn của lâu đài, đình tạ.
Ta thản nhiên, đi trở lại núi
rừng. Một
mặt trời đẫm máu xuống sau lưng (Bài
ca man rợ). Sang tập Đường
vào tình sử, thơ ông nhẹ
nhàng lãng mạn hơn. Với những vần thơ hàm xúc, truyền
cảm, liên tưởng rất đẹp đã làm rung động hồn
người. Tôi xin trích giới thiệu một trong những bài thơ
tình nổi tiếng của ông trong Đường
vào tình sử: Tự
tình dưới hoa, được nhạc
sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc với tên Mộng
dưới hoa.
TRỊNH
BỬU HOÀI
TỰ
TÌNH DƯỚI HOA
Chưa gặp em,
tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu
nữ đẹp như trăng.
Mắt xanh lả
bóng dừa hoang dại,
Thăm thẳm
nhìn tôi, không nói năng.
Bài thơ hạnh
ngộ đã trao tay,
Ôi mộng nào
hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em
thơm mùa hạ cũ,
Nửa như hoài
vọng, nửa như say.
Em đến như
mây, chẳng đợi kỳ,
Hương ngàn
gió núi động hàng mi.
Tâm tư khép
mở đôi tà áo,
Hò hẹn lâu
rồi - Em nói đi!
Em muốn đôi
ta mộng chốn nào?
Ước nguyền
đã có gác trăng sao.
Truyện tâm
tình dưới hoa thiên lý,
Còn lối bâng
khuâng: Ngõ trúc đào.
Em chẳng tìm
đâu cũng sẵn thơ.
Nắng trong
hoa, với gió bên hồ,
Dành riêng em
đấy. Khi tình tự,
Ta sẽ đi về
những cảnh xưa.
Rồi buổi ưu
sầu em với tôi
Nhìn nhau cũng
đủ lãng quên đời.
Vai kề một
mái thơ phong nguyệt,
Hạnh phúc xa
xa mỉm miệng cười.
ĐINH HÙNG
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét