Nhà thơ Huy Cận
Kỳ 10:
H
U Y C Ậ N
Huy
Cận tên thật Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại
xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; dưới chân
núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (đầu nguồn sông
La). Đó là ngày sinh trong giấy tờ, tuổi thật của ông
sinh ngày 29 tháng chạp năm Bính Thìn, nhằm ngày 22 tháng
1 năm 1917. Huy Cận lớn lên trong một gia đình trung nông
vừa theo Nho học vừa học Tây học, cha đỗ tam trường
lại được học hết cấp tiểu học, làm hương sư, rồi
dạy chữ Hán, rất yêu thích văn chương. Mẹ người làng
lụa Hạ, xã Tùng Anh, huyện Đức Thọ, mê và thuộc
truyện Kiều.
Thuở nhỏ, Huy Cận
học chữ quốc ngữ với người anh bà con, rồi học lớp
năm trường làng vào năm 1926. Sau theo người cậu vô Huế
học trung học và đỗ tú tài toàn phần năm 1939.
Nhà thơ Huy Cận thời trẻ
Thời trung học, Huy
Cận đã có thơ và một số bài bình luận văn học đăng
trên báo Tràng An, Sông Hương… với bút hiệu
Hàn Quỳ. Năm 1936, Huy Cận vào trường Quốc học Huế,
tại đây ông gặp và quen Xuân Diệu, học trên mình hai
lớp. Từ đó hai người kết thân và trở thành đôi bạn
tâm giao đến suốt cuộc đời. Thời kỳ nầy Huy Cận có
nhiều bạn văn nghệ, trực tiếp đàm đạo hoặc qua thư
từ như Chế Lan Viên, Xuân Sanh, Gia Ninh, Tế Hanh…
Đầu năm 1938, Huy
Cận có thơ in trên báo Ngày Nay xuân Mậu Dần, dịp
nầy ông ra Hà Nội chơi với Xuân Diệu, lần đầu đặt
chân đến thủ đô. Năm sau, lấy xong bằng tú tài, Huy
Cận ra Hà Nội học trường cao đẳng Nông Lâm, sống với
Xuân Diệu ở căn gác nhà số 40 Hàng Than. Xuân Diệu lúc
đó đang học trường Luật và dạy thêm ở trường Thăng
Long. Hai người dành dụm tiền bạc lập Nhà xuất bản
Huy Xuân và tái bản tập Thơ thơ của Xuân Diệu.
Năm 1940, tập thơ đầu tay của Huy Cận ra đời mang tên
Lửa thiêng do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành với
lời tựa của Xuân Diệu, trình bày mỹ thuật của Tô
Ngọc Vân. Đầu năm 1942, Huy Cận tham gia cách mạng. Năm
sau, Xuân Diệu cũng cùng Huy Cận gia nhập lực lượng
Việt Minh.
Hai người lúc nầy
sáng rất đều đặn, riêng Huy Cận hoàn thành thêm các
tập: Kinh cầu tự (Nhà xuất bản Mới 1942), Vũ
trụ ca (thơ), Mang nặng đẻ đau (hồi ký tuổi
thơ), Tâm sự gái già (truyện), Tao phùng (ký)…
Con đường chính trị
của Huy Cận tiếp tục thăng tiến. Năm 1947 ông làm Thứ
trưởng Bộ Canh nông, rồi Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Tổng
thư ký Hội đồng chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa,
Bộ trưởng đặc trách công tác Văn hóa thông tin, Chủ
tịch Ủy ban trung ương liên hiệp các Hội văn học nghệ
thuật…
Trong sự nghiệp văn
học, Huy Cận đã xuất bản gần 20 tập thơ và khoảng
10 tập văn xuôi với nhiều thể loại. Ông mất tại Hà
Nội ngày 19 tháng 2 năm 2005.
Huy Cận kết hôn lần
đầu với bà Ngô Xuân Như, em nhà thơ Xuân Diệu, là bác
sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam, mất năm 2009. Vợ
thứ là bà Trần Lệ Thu, giảng dạy Nga văn ở Hà Nội.
Huy Cận là một
trong những nhà thơ tiên phong của phong trào thơ mới
Việt Nam. Ông và Xuân Diệu là hai nhà thơ tình nổi tiếng
thời tiền chiến và có nhiều bài thơ được giới trẻ
ngưỡng mộ. Với Huy Cận, bài Ngậm ngùi được
nhiều người biết và thuộc cả thơ lẫn nhạc (do nhạc
sĩ Phạm Duy phổ từ thơ).
Thơ Huy Cận có ý
tưởng và cách diễn đạt mới, dễ hiểu dễ cảm, làm
rung động người đọc: Ngủ đi em mộng bình thường.
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ… (Ngậm ngùi).
Những vần thơ của Huy Cận nói lên được nỗi lòng,
tâm trạng của lứa tuổi đang yêu với một nỗi buồn
thi vị, một sự thấm thía tình đời. Bài Tràng giang
bàng bạc với sự liên tưởng giữa cảnh và tình đã
trở thành âm điệu khắc khoải của tâm hồn: Thuyền
về nước lại, sầu trăm ngả. Củi một cành khô lạc
mấy dòng… Lòng quê dợn dợn vời con nước. Không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà…
TRỊNH BỬU
HOÀI
Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài và nhà thơ Huy Cận (Hà Nội, năm 2000)
TRÀNG GIANG
tặng
Trần Khánh Giư
Sóng gợn tràng giang buồn
điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền
về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc
mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu
tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên
sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo
giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một
chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân
mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp
mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều
sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng
hôn cũng nhớ nhà.
HUY CẬN
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét