
Nhà thơ Chế Lan Viên
Kỳ 13:
C
H Ế L A N V I Ê N
Chế
Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10
năm 1920, nhằm ngày mùng chín tháng chín năm Canh Thân, tại
xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, nhưng thời niên
thiếu ông gắn bó với vùng đất Bình Định nhiều hơn.

Thủ bút nhà thơ Chế Lan Viên
Ông lớn lên và đi
học ở Qui Nhơn, đậu bằng thành chung (trung học đệ
nhất cấp). Sau đó nghỉ học và sinh sống bằng nghề
dạy tư. Bình Định như là quê hương thứ hai, tạo nhiều
ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn cũng như cuộc đời
văn chương của ông. Bút hiệu Chế Lan Viên mang họ của
dân tộc Chăm đã nói lên tình cảm đặc biệt của ông
và tập thơ Điêu tàn ngồn ngộn cảm xúc, hoài
niệm, như viết bằng dòng máu, trái tim của dân tộc và
vùng đất nầy.
Chế Lan Viên làm thơ
rất sớm, từ những năm 12, 13 tuổi. Đến năm 17 tuổi,
khi còn là học sinh của trường trung học Qui Nhơn, ông
xuất bản tập thơ đầu tay Điêu tàn gồm 36
bài với tâm trạng áo não, đau buồn, ghê rợn về dân
tộc nơi ông đang sống, lúc đó có người gọi là thơ
kinh dị. Chính tập thơ nầy đã tạo nên một Chế Lan
Viên với dòng thơ nội tâm mới, lạ, mang tính đột phá,
nổi loạn, vượt qua khuôn sáo mà ông và Hàn Mặc Tử tự
xưng là Trường thơ loạn và giúp ông nổi tiếng
khi còn rất trẻ. Ông và các bạn thơ Hàn Mặc Tử, Yến
Lan, Quách Tấn nổi danh là Bàn thành tứ hữu
của đất Bình Định.
Năm 1939, Chế Lan
Viên ra Hà Nội tiếp tục sự học, sau đó vào Sài Gòn
làm báo, lại trở ra Thanh Hóa rồi về Huế làm nghề dạy
học. Năm 1942 ông xuất bản tập văn xuôi Vàng sao
và hoàn thành bản thảo tập truyện ngắn Gai lửa
cùng với tập thơ mang tựa đề Tập thơ không tên.

Gia đình nhà thơ Chế Lan Viên
Cách mạng tháng Tám
nổ ra, Chế Lan Viên gia nhập Việt Minh tại Qui Nhơn, rồi
ra Huế công tác, làm biên tập cho một số tờ báo như:
Quyết thắng, Cứu quốc…
Năm
1954, ông tập kết ra Bắc, làm việc ở báo Văn học
(tiền thân của báo Văn nghệ hiện nay). Hai năm
sau, ông chuyển về công tác tại Phòng Văn nghệ, Ban
Tuyên huấn trung ương cho đến năm 1958 ông trở lại làm
biên tập cho tuần báo Văn học. Thời kỳ nầy ông
sáng tác khá đều đặn, xuất bản các tập thơ Gửi
các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960)… Ông còn
viết bài với bút hiệu Chàng Văn, Thạch Hãn cho một số
chuyên mục của các báo. Từ 1963, ông tham gia Ban lãnh đạo
Hội Nhà văn Việt Nam, đại biểu Quốc hội, hoạt động
đối ngoại trên diễn đàn văn học quốc tế ở một số
nước như: Liên Xô, Pháp, Nam Tư, Ấn Độ, Na Uy, Thụy
Điển…
Sau ngày hòa bình,
ông vào sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh và qua đời
ngày 19 tháng 6 năm 1989, nhằm ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ,
sau một cơn bạo bệnh.
Ông để lại một
sự nghiệp văn học với khoảng 16 tập thơ, 6 tập văn
và 10 tập tiểu luận, phê bình; nhưng tập thơ Điêu
tàn luôn gắn chặt với tên tuổi Chế Lan Viên: Hồn
của ai trú ẩn ở đầu ta? Ý của ai trào lên trong đáy
óc. Để bay đi theo tiếng cười, điệu khóc…
(Ta). Tôi xin giới thiệu một bài thơ cũng trong tập Điêu
tàn, nhưng nhẹ nhàng, man mác hơn: Ai đâu trở lại
mùa thu trước. Nhặt lấy cho tôi những lá vàng…
TRỊNH BỬU
HOÀI
X
U Â N
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn!
CHẾ
LAN VIÊN
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét