Nhà thơ Hữu Loan
Kỳ 14:
H
Ữ U L O A N
Hữu
Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2 tháng 4 năm
1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa. Mặc dầu sinh ra trong một gia đình nông dân
nghèo nhưng Hữu Loan là người ham học, học giỏi và may
mắn được cha mẹ quyết chí cho ăn học. Ông lên Thanh
Hóa học ở college Đào Duy Từ và đỗ bằng thành chung.
Năm 1938 ông ra Hà Nội thi và lấy bằng tú tài. Sau đó
trở về Thanh Hóa dạy học và tham gia mặt trận Việt
Minh.
Năm 1943, ông về quê
Nga Sơn gây dựng phong trào và khi Cách mạng tháng Tám
bùng nổ, ông làm Phó chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của
huyện. Ít lâu sau, ông được điều lên tỉnh giữ chức
Ủy viên văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời của
Thanh Hóa, phụ trách bốn Ty: Giáo dục, Thông tin, Thương
chính và Công chính. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp
lần thứ hai, ông gia nhập quân đội và công tác ở Sư
đoàn 304.
Tháng 2 âm lịch năm
1948, ông thành hôn với bà Lê Đỗ Thị Ninh, con gái của
ông Lê Đỗ Kỳ, Tổng thanh tra nông lâm Đông Dương, từng
đắc cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên; và bà
Đái Thị Ngọc Chất, chủ hiệu sách Hòa Yên, một trong
hai hiệu sách lớn nổi tiếng ở Thanh Hóa thời bấy giờ.
Lễ cưới nầy được sắp xếp bởi nhà vợ và tổ chức
đơn giản tại ấp Thị Long, huyện Nông Cống, nơi gia
đình bà Ninh sinh sống. Hữu Loan từng làm gia sư cho bà
Ninh và ba người anh trai của bà: Lê Hữu Khôi, hi sinh
trong kháng chiến chống Pháp năm 1954; Lê Đỗ Nguyên, sau
nầy là trung tướng Phạm Hồng Cư, Phó chủ nhiệm Tổng
cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Lê Đỗ An,
sau nầy là Nguyễn Tiên Phong, từng làm Bí thư Trung ương
Đoàn. Còn cô em gái chưa biết nói trong bài thơ Màu
tím hoa sim là Lê Thị Như Ý, sau làm giáo viên. Sau khi
thành hôn được hơn ba tháng, cuối tháng 5 âm lịch, bà
Ninh qua đời do chết đuối khi còn quá trẻ, mới 17 tuổi.
Bà nhỏ hơn Hữu Loan tới 16 tuổi. Bài thơ Màu tím hoa
sim là nỗi đau tột cùng của Hữu Loan, được ông
viết một mạch trong hai tiếng đồng hồ khi đang dự đợt
chỉnh huấn ở Nghệ An vào năm 1949. Ông kết hôn lần
hai với bà Phạm Thị Nhu, một nông dân chân chất ở
cùng huyện và cũng là nạn nhân trong một vụ đấu tố,
bà được tha tội chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà
trong cảnh mồ côi tay trắng. Hữu Loan lấy bà vì lòng
thương cảm, và bà sinh cho ông 10 người con, 6 trai 4 gái.
Hữu Loan sáng tác từ
trước 1945, có bài in trên một số tập san văn học xuất
bản ở Hà Nội. Năm 1947, ông làm chủ bút báo Chiến
sĩ, trong ban biên tập có nhà thơ Vũ Cao, nhà văn
Nguyễn Đình Tiên, là cậu họ của bà Ninh. Sau 1954 ông
công tác tại báo Văn nghệ. Từ năm 1956 đến 1957 ông
tham gia nhóm Nhân Văn giai phẩm. Cuối đời, ông về sống
tại quê hương Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Trong cuộc đời sáng
tác, Hữu Loan viết không nhiều lắm, khoảng 60 bài thơ,
trong đó bài Màu tím hoa sim viết lên bằng cảm xúc
và tâm sự của chính mình nên có sức lan tỏa mạnh mẽ
trong lòng người đọc đồng cảm. Bài thơ nổi tiếng và
được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như: Dzũng Chinh, Phạm
Duy, Anh Bằng. Các bài hát nầy cũng được người hâm mộ
đón nhận nồng nhiệt.
Hữu Loan mất lúc 19
giờ ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95
tuổi.
Dù Hữu Loan có
một số bài được người yêu thơ thường nhắc đến
như Đèo Cả, Hoa lúa, Yên Mô… nhưng
tôi vẫn muốn giới thiệu lại bài thơ tuyệt tác của
ông đã đi vào lòng người đọc: Màu tím hoa sim.
Vẫn là thể thơ tự do giàu âm điệu, hình ảnh và cảm
xúc, sở trường của ông: Tôi ở đơn vị về. Cưới
nhau xong là đi. Từ chiến khu xa. Nhớ về ái ngại. Lấy
chồng thời chiến binh. Mấy người đi trở lại. Nhỡ
khi mình không về. Thì thương. Người vợ chờ. Bé bỏng
chiều quê… Lời thơ chân thành, mộc mạc nhưng gieo
vào lòng người đọc một nỗi niềm khôn khuây…
TRỊNH BỬU
HOÀI
Nhà thơ Hữu Loan (bên trái), và nhà thơ Trịnh Bửu Hoài năm 2007
MÀU TÍM HOA SIM
Nàng có ba người anh đi bộ
đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc
nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu
nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi
may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết
bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng
độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là
đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng
thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi
mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng
chiều quê…
Nhưng không chết
người
trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu
phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên
mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành
bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn
chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được
nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày
xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày
xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng
tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba
người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em
gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về
rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ
ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng
chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa
sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong
chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền
biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh
sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa
khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang
tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu
da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo
anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa
khâu…
Màu tím hoa sim, tím tình
trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và
sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo
bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm
chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với
vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
(1949,
khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
HỮU
LOAN
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét