Nhà thơ Thâm Tâm
Kỳ 15:
T
H Â M T Â M
Thâm Tâm tên
thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917
tại Hải Dương. Lớn lên trong một gia đình nề nếp,
cha là nhà giáo Nguyễn Tuấn Thịnh, láng giềng thường
gọi là Giáo Thịnh. Ông có hai chị gái, hai em trai và hai
em gái. Em trai út là Nguyễn Tuấn San cũng viết văn với
bút danh Hoài Niệm, Bắc Thôn.
Thâm Tâm theo gia đình
lên Hà Nội và học tiểu học tại đây. Sau đó phải
kiếm sống bằng nhiều nghề như vẽ tranh, viết báo, làm
đồ gốm… Ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện,
kịch… thường đăng trên các báo: Tiểu thuyết thứ
bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm…
Vẽ và viết cho tủ sách trẻ em Truyền bá của nhà
xuất bản Tân Dân.
Nhưng ông thành công
nhất là thơ, tuy không viết nhiều, để lại chưa quá 20
bài, nhưng thơ ông đã tạo ấn tượng sâu sắc trên văn
đàn.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia hoạt động ở Hội Văn hóa cứu
quốc, làm biên tập viên báo Tiền phong. Sau đó
nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân.
Nhà thơ Thâm Tâm (giữa) và đồng đội
Ông lấy vợ là bà
Phạm Thị An, sinh năm 1920, mất năm 2005, và có người
con trai duy nhất là Nguyễn Tuấn Khoa, sinh năm 1946, từng
giữ chức Viện trưởng Viện thông tin Y học Bộ y tế,
là tác giả truyện ngắn Hoa thạch trúc báo bình
yên. Con dâu là Nguyễn Ngọc Mỹ, nguyên Chủ nhiệm
bộ môn ngoại ngữ đại học Dược Hà Nội. Ông có hai
cháu nội là Nguyễn Tuấn Huy và Nguyễn Mỹ Trang.
Sau một cơn bạo
bệnh, Thâm Tâm qua đời đột ngột ngày 18 tháng 8 năm
1950 trên đường đi chiến dịch biên giới, được đồng
đội và người dân địa phương an táng tại bản Pò
Noa, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Sinh thời, Thâm Tâm
chưa xuất bản tập thơ riêng nào, nhưng bài thơ Tống
biệt hành mà tôi giới thiệu sau đây đã đi vào
lòng người đọc: Đưa người ta không đưa qua sông.
Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm
không vàng vọt. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Những
liên tưởng sâu xa và thi vị đầy khí phách của một
lãng tử đã thể hiện phong cách ngang tàng, phóng khoáng,
khác hẳn với con người trầm lặng, nhỏ nhẹ của ông.
Đến
năm 1988, ông mới được người đời sau sưu tập và
xuất bản tập Thơ Thâm Tâm (Nhà xuất bản
Văn học).
Thâm
Tâm còn có những bài thơ tình rất truyền cảm gởi
T.T.KH, một thi sĩ bí ẩn xuất hiện vào năm 1937-1938. Có
người cho rằng T.T.KH chính là Thâm Tâm, hoặc người
tình của Thâm Tâm, cô Trần Thị Khánh, ghép bút hiệu
của ông vào tên mình. Theo một số bạn bè thân thiết
của Thâm Tâm kể lại, sau khi cô Khánh bị gia đình buộc
đi lấy chồng, Thâm Tâm đã thay cô viết lên nỗi lòng
bi thiết qua những bài thơ với bút hiệu T.T.KH. Cô Khánh
đọc được và viết thư phản ứng ông gay gắt nên
T.T.KH viết Bài thơ cuối cùng và vỏn vẹn
chỉ có bốn bài thì chấm dứt. Câu chuyện tình thú vị
nầy đã làm tốn hao biết bao giấy mực trên văn đàn,
nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào để khẳng
định các nghi vấn trên là đúng hoặc sai, bởi Thâm Tâm
qua đời đã lâu và đột ngột nên mang theo cả bí mật
nầy xuống tuyền đài.
Ngoài
thơ, Thâm Tâm còn để lại tiểu thuyết Thuốc mê,
một số vở kịch và tiểu luận.
Bút tích và chữ ký Thâm Tâm
TỐNG BIỆT HÀNH
Đưa người ta không đưa qua
sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều
không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt
trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một
giã gia đình, một dửng dưng…
Ly khách! Ly khách!
Con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay
không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba
năm mẹ già cũng đừng mong.
Ta biết ngươi buồn
chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Môt
chị, hai chị cùng như sen
Khuyên nốt em trai dòng
lệ sót
Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay
Trời
chưa mùa thu, tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi
mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
Người
đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá
bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi
như hơi rượu say.
Mây thu đầu núi gió lên trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng
thầm
Ly khách ven trời nghe muốn
khóc
Tiếng đời xô động, tiếng
hờn câm.
THÂM TÂM
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét