Nhà thơ Thế Lữ
Kỳ 17:
T
H Ế L Ữ
Thế
Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút hiệu của ông là
nói lái từ tên thật. Ông sinh ngày 6 tháng 10 năm Đinh
Mùi 1907 tại Thái Hà, Hà Nội. Mới sinh ra ông được đặt
tên là Nguyễn Đình Lễ, sau đổi là Nguyễn Thứ Lễ vì
là con thứ. Khi được 10 tuổi, anh trai ông qua đời ở
tuổi 11, ông lại được đổi tên thành Nguyễn Đình Lễ.
Ông còn có bút hiệu Lê Ta, “ta” có nghĩa là “ngã”,
tức Lê-ngã-lễ.
Cha ông là sếp ga xe
lửa tuyến đường Lạng Sơn – Thanh Hóa. Mẹ ông người
Công giáo, kết hôn với cha ông nhưng không được bên
nội thừa nhận. Thuở nhỏ, ông sống với bà nội, cha
và người vợ sau cũng là vợ chính thức của cha ở Lạng
Sơn. Ông phải xa mẹ khi mới vài tháng tuổi và thỉnh
thoảng nới được gặp lại bà, nên trong lòng ông luôn
là nỗi niềm nhớ thương mẹ.
Năm lên 8 tuổi ông
học chữ Nho và lên 10 chuyển sang học chữ Quốc ngữ.
Khi anh trai qua đời, ông được về ở với mẹ ruột
tại Hải Phòng. Lúc nầy ông đi học tư, rồi vào lớp
Đồng ấu của trường Pháp-Việt (École communale). Năm
1924 ông đậu sơ học. Mới 17 tuổi ông đã lập gia đình
với bà Nguyễn Thị Khương, lớn hơn ông 2 tuổi.
Thế Lữ (bìa trái) với mẹ và em
Năm 1925 ông học Cao
đẳng tiểu học Bonnal. Năm 1928 ông tham gia Việt Nam thanh
niên Cách mạng đồng chí hội. Năm 1929 ông lên Hà Nội
thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Học
được một năm ông rời trường vì bất mãn. Ông bắt
đầu viết văn, và thời gian ở vùng núi rừng Lạng Sơn
với nhiều câu chuyện ma quái, kinh dị đã trở thành vốn
sống để ông đưa vào tác phẩm. Hai cuốn truyện Một
truyện báo thù ghê gớm và Tiếng hú hồn của mụ
Ké được nhà xuất bản Tân Dân in ấn và phát hành.
Thế Lữ còn tham gia
diễn kịch, sáng tác kịch bản và thành lập nhóm kịch
Thế Lữ tại Hải Phòng vào năm 1935. Năm 1936, ông
cùng một số văn nghệ sĩ như Đoàn Phú Tứ, Nguyễn
Lương Ngọc, Phạm Văn Hanh, Trần Bình Lộc, Vũ Đình
Liên, Nguyễn Đỗ Cung… thành lập ban kịch Tinh Hoa
và báo Tinh Hoa để làm cơ quan ngôn luận. Hoạt
động được một thời gian với nhiều vở diễn thành
công, báo Tinh Hoa đình bản và ban kịch cũng
tan rã. Thế Lữ quá mê kịch nên quay về Hải Phòng thành
lập lại nhóm kịch Thế Lữ. Năm 1938, Thế Lữ kết
hôn với Song Kim, một diễn viên trong nhóm kịch Thế
Lữ.
Sau khi ban kịch Thế
Lữ giải tán, vợ chồng ông về ở tại trại Doi
thuộc làng Set. Thế Lữ tiếp tục viết kịch và cuối
năm 1943, kiến trúc sư Võ Đức Diên và một số bạn bè,
cọng tác viên cũ tìm đến ông ngõ ý muốn thành lập
lại ban kịch. Võ Đức Diên mua lại ban kịch Thế Lữ
và mời ông làm chỉ đạo nghệ thuật. Ban kịch mới
mang tên Anh Vũ hoạt động khá mạnh ở Hà Nội và
lưu diễn các tỉnh lân cận.
Đầu năm 1947, Thế
Lữ và Song Kim lên đường sang Phú Thọ, bắt đầu tham
gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, vợ lớn ông Nguyễn
Thị Khương cùng 3 người con di cư vào Nam, chỉ còn người
con trai cả là Nguyễn Đình Nghi (1928 – 2001) ở lại Hà
Nội và nối nghiệp cha, có vợ là nghệ sĩ ưu tú Mỹ
Dung, diễn viên Nhà hát kịch Việt Nam.
Năm
1957, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam thành lập, ông là
Chủ tịch đầu tiên và đảm nhiệm chức vụ nầy suốt
20 năm. Ông cũng là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt
Nam và sau làm Phó chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ
thuật Việt Nam. Thế Lữ, Song Kim, Nguyễn Đình Nghi đều
được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Thế Lữ nghỉ hưu
năm 1977. Năm 1979 ông vào thành phố Hồ Chí Minh đoàn tụ
với gia đình người vợ lớn và các con. Ông mất tại
đây vào ngày 3 tháng 6 năm 1989.
Thế Lữ là một
nghệ sĩ đa tài, hoạt động trên nhiều lãnh vực văn
học nghệ thuật. Ông là người làm việc nghiêm túc,
trách nhiệm với phong cách năng nổ, khoa học, kỹ lưỡng.
Tháng 3 năm 1934, Tự Lực văn đoàn chính thức thành
lập, ông là một trong sáu thành viên ban đầu của nhóm.
Thế Lữ là tác giả có sách xuất bản nhiều nhất ở
Tự Lực văn đoàn với 12 cuốn trong 10 năm (1934 –
1943), gồm nhiều thể loại thơ, kịch, truyện… Ông để
lại khoảng hơn 50 bài thơ in rải rác trên các báo Phong
hóa, Ngày nay… từ trước năm 1945. Năm 1935 ông
xuất bản tập Mấy vần thơ và sau đó bổ sung in
thành tập Mấy vần thơ, tập mới phát hành năm
1941.
Thế Lữ là một
trong những nhà thơ tiên phong của phong trào thơ mới, và
cũng có thể nói ông là người khai sáng dòng thơ nầy.
Thơ ông tạo được sự đồng cảm và ái mộ của người
yêu thơ lúc bấy giờ: Cái thuở ban đầu lưu luyến
ấy. Ngàn năm chưa dễ đã ai quên… (Lời than
thở của nàng mỹ thuật).
Trong
thời gian làm cho báo Indochinoise (Ý muốn của Đông
dương), Thế Lữ thường đi ngang qua vườn Bách thảo Hà
Nội và ông đã xúc cảm viết nên bài thơ nổi tiếng
Nhớ rừng: Gặm một khối căm hờn trong cũi
sắt. Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua… Bài
thơ được nhiều người biết đến vì trước năm 1975
được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Việt văn ở
miền Nam. Tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ ấn
tượng nầy…
TRỊNH BỬU
HOÀI
Bìa tập thơ Thế Lữ xuất bản năm 1935 do họa sĩ Trần Bình Lộc vẽ
N H Ớ R Ừ N G
(Lời con Hổ ở vườn Bách
thú)
. Tặng Nguyễn Tường Tam
Gặm một khối căm hờn trong
cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần
qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn
ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay
sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ
mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu
dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta
sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung
hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn
lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn,
với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc
trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc,
đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp
nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong
hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi
vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn
loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên
bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng
tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương
ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu
những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca
giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh
láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời
gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí
mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay
ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh
không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang,
tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối
phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối,
chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp
kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm
Cũng
học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn
năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non
hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi
thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn
được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những
ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to
lớn
Để hồn ta phảng phất được gần
ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta
ơi!
1936
THẾ LỮ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét