Nhà thơ Triệu Từ Truyền
Lịch sử cho thấy con người luôn làm hết sức mình để san bằng bất công, để tạo thế quân bình, kềm chế những thế lực cực đoan.
Từ nguyên thủy con người sinh ra giữa thiên nhiên hoang dã, hoang dã tự nhiên là một trở lực lớn cho con người tồn tại và phát triển, vì vậy con người phải chế ngự thiên nhiên để phục vụ cho con người suốt nhiều triệu năm qua, thế rồi thế kỷ 20 ngộ ra nếu tàn phá thiên nhiên quá đáng, thiên nhiên sẽ đe dọa sinh tồn của sinh vật kể cả con người. Bây giờ con người đang chăm sóc thiên nhiên như chăm sóc em bé, thế nhưng chưa hẳn thiên nhiên chịu hồi sinh, chịu bước ra khỏi phòng săn sóc đặc biệt để cùng tồn tại với sinh vật như 50 triệu năm qua. Thậm chí thiên nhiên còn biến dị, trở thành "ác thần", nổi loạn như thời tiết cực doan để trả đũa loài người.
Có lúc hành tinh phủ toàn thực vật xanh biếc, không có chỗ trống để dựng lều, đi tìm suối nước phải vượt qua gai gốc, nên con người phải phá bỏ những chướng ngại ấy vừa đủ, vì bản năng sống. Tạo tác cân bằng thô sơ giữa con người và tự nhiên bắt đầu như vậy!
Thiên nhiên cũng vui với nhiều thành phố nhỏ, dù bị chặt bỏ ít nhiều cây rừng, san bằng vài ngọn đồi thấp, lấp một ít ao hồ sông rạch... Bộ mặt tự nhiên xinh xắn lên nhờ bàn tay khéo léo, tài hoa của con người, như một phụ nữ tỉa tót trang điểm vừa phải, thiên nhiên và phụ nữ hấp dẫn như nhau, diễm lệ như nhau!
Vài thế kỷ gần đây, con người đua nhau đục khoét, tàn phá hành tinh vì những công trình kỳ vỹ cho quân sự, kinh tế, kể cả phô trương thành phố to tát, tượng đài đầy dục vọng... thu hẹp dần núi rừng và đất sống cho các sinh vật khác. Phải chăng lần này chính thủ phạm là con người phá vỡ cân bằng với tự nhiên?
Con người có trí nhưng khổng hẳn tinh khôn đích thực?!
Lý trí giúp con người khôn ra từ vài ngàn năm trước, để thoát khỏi hoang dã suốt gần năm mươi triệu năm kể từ khi loài người hiện hữu trên hành tinh. Tuy nhiên, lý trí cũng chệch hướng khi duy lý rơi vào lộ trình cực đoan, lúc ấy tư duy cũng phản bội con người, Descartes rất đau buồn vì câu nói nổi tiếng "tôi tư duy là tôi hiện hữu" bị phản tác dụng. Thành tựu tư duy mới nhất, gần nhất của con người là tìm thấy nguyên tử rồi hạ nguyên tử, ngoài những vận dụng phục vụ cho con người, cũng bị vận dụng để hủy diệt con người, như bom nguyên tử; bom kinh khí,..
Phải chăng đe dọa mất cân bằng cho sinh tồn của loài người là do chính con người gây ra?! Đã đến lúc con người phài tự vấn lại phương thức tư duy của chính mình, sau khi đã tự vấn mọi hành vi tệ hại của mình.
Lý tri cho con người khám phá cái cực nhỏ của vật chất và du hành vào vùng cực lớn của vật chất, tuy nhiên cho đến nay, chỉ mới giới hạn ở vài phần trăm (4,9%, còn lại 95,1 % là năng lượng và vật chất tối) * nghĩa là chỉ ở phần sáng, trong khi phần tối đa số tuyệt đối này đang chi phối liên tục vào phần sáng, phải chăng vì vậy con người chỉ tính được xác suất mà thôi, thậm chí tri thức đành bất lực: dẫn đến phương thức tư duy sai lầm!
Như vậy, hạn chế tối đa sai lầm trong tư duy là bước đầu tiên dẫn đến tạo tác cân bằng.
Loài người chứng kiến biết bao học thuyết, biết bao nhận thức sai lầm suốt mấy ngàn năm qua, nhưng không sao nó sẽ được cải chính, được bổ sung, dần dần hoàn thiện giúp ích cho nhân loại. Phải chăng cho đến tận bây giờ, chưa thật sư có một phương thuốc nào chữa tận gốc được các bệnh tật về văn hóa xã hội kinh tế chính trị trên hành tinh này?
Chúng ta biết ơn những nhà tư tưởng, những hiền triết và nhiều triết gia vì động cơ cứu giúp nhân loại thoát khỏi hỗn mang và hoang dã mà xây dựng biết bao học thuyết, đề xuất biết bao định đề, nguyên lý… Họ vắt óc, quên mình vì lý tưởng giải phóng nhân loại. Tuy nhiên, do khoa học chưa đạt những thành tựu như đầu thế kỷ 21, vật lý chưa có thuyết tương đối và thuyết lượng tử, chưa biết có năng lượng tối và vật chất tối, chưa biết có nhiều vũ trụ song song, v.v... nên họ không đủ dữ liệu để phán đoán, chưa hình thành phương thức tư duy thỏa đáng để xây dựng phạm trù và quy luật cũa nhận thức. Ngay cả họ tạo được phương thức tư duy hoàn hảo nhất thì cũng chỉ đáp ứng được nhận thức của 5% thuộc về phần sáng của vật chất. Muốn nhận thức được chút ít gì của 95% phần tối của vật chất, cần phải có phương thức tiếp cận khác, không chỉ đơn thuần động não mà thôi.
Cho đến nay, con người biết được hai khả năng tiếp nhận thực tại, tiếp nhận bằng trí tuệ và tiếp nhận bằng trực cảm tâm linh. Cả hai phương thức bổ sung cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau, giống hai chân người bước di, ấy là bước đi của nhận thức, càng ngày càng đi xa hơn trên đường tiệm cận thực tại. Rất tiếc, hàng ngàn năm qua loài người thường đi một chân thôi, ở phương Đông chỉ dùng chân trực cảm, ngược lại phương Tây chỉ dùng chân lý trí. Vì vậy chúng ta tiến lên rất chậm, thậm chí dẫm chân tại chỗ. Gần đây, (có thể bắt đầu từ thế kỷ 18 phải không?) những thức giả của cả hai phương trời mới nhận ra sai lầm này.
Tiếp nhận bằng lý trí, dùng tri giác và cao hơn là khoa học thực nghiệm chỉ tiếp cận được phần vật chất sáng, nghĩa là đạt tối đa tri thức chỉ vỏn vẹn 5% thực tại. Nhận thức qua trực cảm có thể nhìn thấy được phần vật chất tối, nghĩa là từng lúc từng nơi thấy được một hoặc nhiều mặt nào đó của 95% thực tại. Tuy nhiên tiép nhận qua trực cảm tâm linh rất ít người có đủ năng lượng để làm rõ nét thực tại, nên nhận thức trong mơ hồ. Do vậy cần công cụ của lý trí sáng tạo như toán học và vật lý lượng tử… soi sáng rõ nét hơn.
Không chỉ những nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn, những nghệ sĩ sáng tác cần cân bằng trong tư duy và thể hiện, mà ngay cả mỗi công dân luôn ý thức cân bằng trong tư duy và hành động, trước hết là những công dân có trách nhiệm chỉ huy, lãnh đạo.
Đạ B’lao Am, mùa thu 2017
T.T.T
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét