(Đọc Bụi bay vào mắt, tập truyện Sơn Trần, NXB Hội nhà văn 2018)
Sau một thời gian dài thai nghén, tác giả Sơn
Trần vừa cho ra mắt tác phẩm đầu tay Bụi
bay vào mắt,
NXB Hội nhà văn tháng
10.2018. Là một
giáo viên dạy
văn, hội viên hội VHNT tỉnh Quảng Ngãi, anh sáng tác
đều đặn và khẳng định sự hiện diện cũng như
tên tuổi của mình trên các ấn phẩm báo chí, văn chương
nghệ thuật.
Trong
tác phẩm được xuất bản lần này, độc giả sẽ nhận thấy sự trau chuốt trong hình thức trình bày, nội dung từng chuyện đến câu chữ, văn phong được nhà văn Sơn
Trần gửi gắm, chuyển tải. Mười lăm truyện ngắn trong hơn
145 trang sách chưa thể hiện hết khả năng cũng như
gia tài sáng tác của
anh, tuy nhiên, khi đắm
chìm vào mỗi
số phận, mỗi nhân vật, trong không gian,
trạng huống có vấn đề được nhà văn đặt ra và giải quyết một cách thấu đáo, chúng ta phần nào nhận biết được bi kịch trong cuộc sống được phơi
bày thực chân phương,
sâu sắc. Xuyên suốt trong các sáng tác
của nhà văn Sơn
Trần là không gian chuyện được miêu tả rất có chiều sâu, và những phận người hiện ra rõ ràng, rành mạch, kèm theo đó là những bức bối xã hội với những nỗi đau thầm kín, những thanh âm xa vắng khiến người đọc không khỏi băn khoăn, suy
nghĩ. Nhà văn Lê Anh Hoài, báo Tiền Phong nhận xét: “Truyện ngắn Bụi
bay vào mắt
lấy làm tựa đề cho tập truyện của nhà văn Sơn
Trần gượng nhẹ như
thể sợ hãi những điều tốt đẹp thầm lặng bay mất. Hoặc giả, anh lo lắng những nhân vật của mình bị kinh động, và họ bị mất tự nhiên? Sự do dự, lưỡng phân của tác giả ở đây lại là một thủ pháp hay: Trước những đổi thay của cuộc sống, thật khó lường được điều lợi hại của dở hay, hãy nghĩ thêm về nó theo hướng của điều thiện”. Trong truyện Sơn
Trần mỗi người đọc có thể có cảm nhận dành cho riêng
mình, vì những
xáo trộn, những nhân vật được hiện ra quá bất ngờ, họ có xuất thân, có gặp gỡ, có chia tay, có yêu
thương,
có cô đơn
& có cả
những giọt nước mắt. Anh viết chuyện buồn quá, hay do cuộc sống luôn tồn tại nhưng
mâu thuẫn, giằng xé giữa hai bờ hư
thực nên tác giả muốn độc giả có những khoảng trống để chiêm nghiệm, hoặc giã có thể đọc lại tác phẩm nhiều lần để tường tận số phận mỗi nhân vật. Như
trong kết thúc câu chuyện Bụi bay vào mắt, anh viết: “Tôi đi dọc con đường bê tông về phía trước chùa. Ngôi mộ cổ, cây bồ đề già không còn dấu vết. Ban đêm, đứng gió, làm gì có bụi mà mắt tôi xon xót. Tôi dừng lại nhìn quanh. Cảnh quê thật êm đềm như
thể chưa
có sự xáo trộn nào đã xảy ra. Chợt có tiếng người xôn xao rồi tan vào gió đêm. Mấy cô, mấy chị trong xóm khăn áo
lên chùa đọc
kinh, lễ Phật. Tôi bước theo họ vào chùa. Sư
trẻ chỉnh tề cung kính chắp tay lạy, mời đoàn Phật tử vào điện thờ sau khi đã thỉnh một hồi chuông dài, ngân
vang”.
Cách
kể chuyện mạnh về tường thuật hơn
hội thoại có lẽ khiến truyện của tác giả không thực sự trôi chảy, tưởng chừng như
khô khốc, không hấp dẫn, nhưng
ẩn sâu dưới lớp vỏ sần sùi ấy là cả một mạch ngầm nhân ái, vị tha, bao dung và cao
thượng. Nhà văn Sơn
Trần nhấn nhá, đưa
đẩy, mê hoặc người đọc bằng cách tạo ra bi kịch ngay từ đầu: Đau lắm
lời
ru, Mắt
mèo, Oan Nghiệp…,
miêu tả không gian khắc nghiệt nhằm tạo sự chú ý như
trong chuyện:
Cầu
tre lắc
lẻo,
Hẻm
cụt,
Cát chảy…
một số câu chuyện dẫu có hậu hay kết thúc mở cũng gợi nhiều cảm xúc nhân văn, nhân
bản, yêu thương: Về
phía mặt
trời
mọc,
Miền
mây trắng
bay, Thương nhớ lục
bình…
Nhà văn Tống
Ngọc Hân nhận xét: “Sơn
Trần là thầy giáo dạy văn cấp ba, cái nghề trồng người khiến ngòi bút của anh tuyệt đối hướng về con người”. Trong tập truyện này, độc giả không thể đọc nhanh, đọc lướt mà phải đọc chậm, đọc kỹ, vì mấy chục con người, mấy chục số phận hiện ra và rồi lẩn khuất đâu đó, bắt buộc chúng ta phải lần dò, giải mã, bao quát, soi rọi. Thực khó để biết đâu là bến, đâu là bờ, đâu là niềm vui và đâu là nước mắt: “Người dân ở xóm chợ, mỗi lần con nước lên, nhìn từng giề lục bình tím biết thường hay nhắc về một người đàn ông vì nghèo mà
bị người yêu phụ bạc, đành chấp nhận cuộc đời thương
hồ trôi nổi. Người đàn ông ấy đã cưu
mang đứa trẻ bị bỏ rơi
và người đàn bà bị mất chồng con trong một trận lũ. Trông họ như
một gia đình, nhưng
thực ra ba con người ấy chỉ là những cánh lục bình lạc loài trên dòng sông
số phận, vô tình gặp nhau tạo thành giề, thành cụm. Cứ thể họ dắt díu nhau trên suốt hành trình cuộc đời đầy sóng gió!”.
P.N
.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét